Phân tích biến động nợ phải trả của ELCOM giai đoạn 2019 – 2021

Một phần của tài liệu Chuyên ngành ngân hàng phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần công nghệ viễn thông elcom (Trang 49 - 53)

(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Chênh lệch 2020 so với 2019 2021 so với 2020 Số tiền % Số tiền % A. NỢ PHẢI TRẢ 539.055 614.967 237.215 75.912 14,08% -377.752 -61,43% I. Nợ ngắn hạn 535.546 611.585 228.241 76.039 14,20% -383.344 -62,68%

1. Phải trả cho người bán 437.358 283.380 129.226 -153.978 -35,21% -154.154 -54,40% 2. Người mua trả tiền trước 45.477 233.294 46.136 187.817 412,99% -187.158 -80,22% 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 6.578 10.083 3.458 3.505 53,28% -6.625 -65,70% 4. Phải trả người lao động 5.339 8.010 7.485 2.671 50,03% -525 -6,55% 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 1.061 5.953 10.308 4.892 461,07% 4.355 73,16% 6. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 577 577 1.275 - 0,00% 698 120,97% 7. Phải trả ngắn hạn khác 3.663 20.086 12.590 16.423 448,35% -7.496 -37,32% 8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 30.655 46.562 6.328 15.907 51,89% -40.234 -86,41% 9. Dự phòng phải trả ngắn hạn 614 798 7.497 184 29,97% 6.699 839,47% 10. Quỹ khen thưởng phúc lợi 4.225 2.842 3.937 -1.383 -32,73% 1.095 38,53%

II. Nợ dài hạn 3.509 3.382 8.974 -127 -3,62% 5.592 165,35%

1. Phải trả dài hạn khác 1.529 1.604 2.592 75 4,91% 988 61,60% 2. Dự phòng phải trả dài hạn 1.980 1.778 6.382 -202 -10,20% 4.604 258,94%

48

Biểu đồ 2.7. Nợ phải trả của ELCOM giai đoạn 2019 - 2021

Tại thời điểm cuối năm 2020, nợ phải trả của doanh nghiệp đạt 614,97 tỷ đồng, tăng 75,91 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 14,08% so với năm 2019. Đến năm 2021, chỉ tiêu này giảm xuống còn 237,22 tỷ đồng, tương đương giảm 61,43% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù có nhiều biến động trong giai đoạn 2019 - 2021 nhưng nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả. Cụ thể, tỷ trọng nợ ngắn hạn đạt 99,35% vào năm 2019, 99,45% vào năm 2020 và 96,22% vào năm 2021. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang cần những nguồn vốn ngắn hạn để quay vòng vốn nhanh, phục vụ cho nhu cầu sản xuất ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn năm 2020 của doanh nghiệp là 611,59 tỷ đồng, tăng 76,04 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 14,2%. Đến năm 2021, chỉ tiêu này đạt 228,24 tỷ đồng, giảm 383,34 tỷ đồng tương đương giảm 62,68% so với năm trước đó. Có sự thay đổi trên chủ yếu là do sự biến động mạnh mẽ của các chỉ tiêu như phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn...

Chỉ tiêu phải trả cho người bán giảm xuống liên tục trong giai đoạn 2019 - 2021. Vào năm 2020, chỉ tiêu này giảm từ 437,36 tỷ đồng xuống còn 283,38 tỷ đồng, tương đương giảm 153,98 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 35,21%. Đến năm 2021, chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống còn 129,23 tỷ đồng, giảm 54,4% ứng với 154,15 tỷ đồng. Có sự giảm xuống này là do trong năm doanh nghiệp đã chi trả toàn bộ tiền mua hàng bằng tài sản của doanh nghiệp, đồng thời thanh toán một số khoản nợ đến hạn cho Công ty Cổ phần uy tín Tồn Cầu và Hudson Capital Holding. Sự suy giảm này giúp giảm bớt áp lực

535,546 611,585 228,241 3,509 3,382 8,974 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2019 2020 2021 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn

49

thanh toán cho doanh nghiệp tuy nhiên cũng khiến doanh nghiệp bõ lỡ cơ hội chiếm dụng vốn của nhà cung cấp để mở rộng kinh doanh.

Chỉ tiêu người mua trả tiền trước có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2019 - 2021. Năm 2020, chỉ tiêu này tăng 187,72 tỷ đồng, đạt 233,29 tỷ đồng. Trong năm, doanh nghiệp đã được Cơng an tỉnh Thanh Hóa và Cục B05 - Bộ Cơng an thanh tốn trước một số dự án khiến chỉ tiêu người mua trả tiền trước tăng 412,99% so với năm 2019. Năm 2021, chỉ tiêu này của doanh nghiệp 46,14 tỷ đồng, giảm 187,16 tỷ đồng tương đương giảm 80,22% so với năm trước đó. Nguyên nhân của sự suy giảm trên là do trong năm doanh nghiệp đã hoàn thành và bàn giao một số dự án cho Công an tỉnh Thanh Hóa và Cục B05 - Bộ Công an.

Chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của doanh nghiệp cũng có nhiều biến động trong giai đoạn 2019 - 2021. Số thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm cuối năm 2020 là 10,08 tỷ đồng, tăng 3,51 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 53,28% so với năm 2019. Đến năm 2021, chỉ tiêu này của doanh nghiệp là 3,46 tỷ đồng, giảm 6,63 tỷ đồng, tương đương giảm 65,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2021 là 55,85 tỷ đồng, tuy nhiên trong năm doanh nghiệp đã thực hiện nộp 52,39 tỷ đồng. Do đó, số thuế doanh nghiệp cịn phải nộp tại thời điểm cuối năm là 3,46 tỷ đồng.

Năm 2020, chỉ tiêu phải trả ngắn hạn khác của doanh nghiệp đạt 20,09 tỷ đồng, tăng 448,35% ứng với 16,42 tỷ đồng. Chỉ tiêu này bao gồm kinh phí cơng đồn, phải trả cổ tức cho cổ đông, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, phải trả hợp tác kinh doanh... Chỉ tiêu này của doanh nghiệp tăng nhanh trong năm 2020 chủ yếu do khoản lợi nhuận trước thuế phải trả tạm tính cho Cơng ty Cổ phần N.D.C theo hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai công ty. Theo đó, hai bên cùng hợp tác cung cấp sản phẩm dịch vụ viễn thông của hãng Ciena cho Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel với tỷ lệ lợi nhuận được hưởng là 40/60. Đến năm 2021, chỉ tiêu phải trả ngắn hạn khác của doanh nghiệp giảm xuống còn 12,59 tỷ đồng, tức giảm 7,5 tỷ đồng hay giảm 37,32% so với năm 2020.

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2020 đạt 46,56 tỷ đồng, tăng 15,91 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 51,89%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do trong năm doanh nghiệp đã thực hiện vay vốn của Ngân hàng TMCP Quân

50

đội và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam để tài trợ cho hoạt động cung cấp thiết bị, phần mềm cùng các dịch vụ đi kèm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tiến hành vay vốn của Công ty Cổ phần VTS Hải Phòng với lãi suất 6,9%/năm nhằm bổ sung vốn lưu động. Sang đến năm 2021, chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn 6,33 tỷ đồng, tức giảm 40,23 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tại thời điểm cuối năm, doanh nghiệp chỉ cịn các khoản vay với Cơng ty Cổ phần VTS Hải Phòng theo hai hợp đồng vay vốn với mức lãi suất 6%/năm.

Trong giai đoạn 2019 - 2021, nợ dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nợ phải trả. Năm 2020, nợ ngắn hạn chỉ chiếm 3,38 tỷ đồng, tương đương 0,65% tỷ trọng. Tuy nhiên, đến năm 2021, trong khi nợ ngắn hạn suy giảm thì ngược lại, nợ dài hạn lại có chiều hướng tăng lên và đạt 8,97 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chỉ tiêu phải trả dài hạn khác tăng 61,6% tương ứng với 988 triệu đồng. Chỉ tiêu này gồm các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược. Ngoài ra, dự phòng phải trả dài hạn cũng tăng 4,6 tỷ đồng so với năm 2020. Đây là khoản dự phòng bảo hành cho các sản

51

Một phần của tài liệu Chuyên ngành ngân hàng phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần công nghệ viễn thông elcom (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)