Nhóm chỉ tiêu sinh lợi của ELCOM giai đoạn 2019 2021

Một phần của tài liệu Chuyên ngành ngân hàng phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần công nghệ viễn thông elcom (Trang 62)

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Chênh lệch

2020 so với 2019 2021 so với 2020

1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) 2,16% 2,28% 2,06% 0,12% -0,21% 2. Tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE) 3,11% 3,84% 3,09% 0,73% -0,75% 3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 1,85% 2,19% 2,43% 0,34% 0,23%

61

Biểu đồ 2.11. Nhóm chỉ tiêu sinh lợi của ELCOM giai đoạn 2019 - 2021

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) biến động không đều trong giai đoạn 2019 - 2021. Năm 2020, tỷ suất này là 2,28%, tăng 0,12% so với năm 2019, tức cứ 100 đồng tài sản đầu tư thì doanh nghiệp tạo ra được 2,28 đồng LNST. Đến năm 2021, do tốc độ giảm 18,22% của LNST lớn hơn tốc độ giảm 9,76% của tổng tài sản bình quân nên ROA giảm 0,21% xuống còn 2,06%. Tỷ suất này trong cả giai đoạn đều không cao hơn nữa còn suy giảm vào năm 2021 cho thấy việc quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cần đưa những giải pháp giảm chi phí nhằm khắc phục tình trạng này trong tương lai.

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh một cách tổng hợp năng lực hoạch định và thực thi chính sách tài chính của doanh nghiệp. Quả bảng 2.10, ta thấy ROE tăng 0,73% vào năm 2020 tuy nhiên lại giảm 0,75% vào năm 2021. Năm 2020, 100 đồng vốn chủ sẽ tạo ra 3,84 đồng LNST, tăng 0,73 đồng so với năm 2019. Tuy nhiên đến năm 2021, 100 đồng vốn chủ chỉ tạo ra 3,09 đồng LNST. Tương tự như ROA, trong năm 2021, cả hai chỉ tiêu LNST và vốn chủ sở hữu bình quân đều giảm, nhưng do tốc độ giảm của LNST lớn hơn tốc độ giảm của vốn chủ nên hệ số ROE bị suy giảm. Doanh nghiệp nên kiểm sốt chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ để tạo sức hút với các nhà đầu tư.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của doanh nghiệp đã được cải thiện trong giai đoạn 2019 - 2021. Nếu như 100 đồng doanh thu chỉ tạo 1,85 đồng LNST trong năm 2019 thì sau đó 100 đồng doanh thu đã tạo ra 2,19 đồng lợi nhuận vào năm 2020 và 2,43 đồng lợi nhuận vào năm 2020. Mặc dù trong cả hai năm, ROS chỉ tăng nhẹ

2.16% 3.11% 1.85% 2.28% 3.84% 2.19% 2.06% 3.09% 2.43% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50%

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

62

0,34% và 0,23% nhưng cũng đã cho thấy doanh nghiệp đang nỗ lực cải thiện cơng tác quản lý chi phí. Để tăng cao hơn nữa hệ số ROS, doanh nghiệp cần tiếp tục giảm thiểu chi phí hoạt động sản xuất, đặc biệt là chi phí bán hàng.

63

Bảng 2.19. Tỷ suất sinh lợi trung bình của ngành Viễn thơng năm 2021 Chỉ tiêu Trung bình ngành

ROA 3,32%

ROE 8,61%

ROS 5,43%

(Nguồn: Trang thông tin kinh tế tài chính Việt Nam CafeF)

Tỷ suất sinh lợi của ELCOM so với các doanh nghiệp cùng ngành niêm yết trên sàn chứng khoán được đánh giá là tương đối thấp. Trong năm 2021, ngồi ROS có sự tăng trưởng thì ROA và ROE đều suy giảm. Điều này thể hiện doanh nghiệp đang quản trị tài sản và nguồn vốn không đạt hiệu quả, chưa vượt trội so với trung bình ngành cũng như so với những năm trước đây.

2.3. Đánh giá thực trạng tài chính Cơng ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thông ELCOM ELCOM

2.3.1. Ưu điểm

Trong giai đoạn 2019 - 2021, tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Cơng nghệ - Viễn thơng ELCOM đạt được những mặt tích cực sau:

- Về mức độ độc lập tài chính: Thơng qua bảng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, ta thấy vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm. Điều này thể hiện khả năng tự tài trợ cũng như mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp.

- Về khả năng thanh toán: Thơng qua số liệu phân tích, ta thấy các hệ số thanh tốn đạt mức ổn định và có xu hướng tăng lên trong năm 2021. Điều này thể hiện doanh nghiệp hồn tồn có khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn bằng năng lực tài chính của mình. Đây là cơ sở để các đối tác lựa chọn tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp.

- Về khả năng thu hồi nợ: Các khoản phải thu khách hàng tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn nhưng đã có sự suy giảm trong năm 2021. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có những biện pháp tích cực trong hoạt động thu hồi nợ nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho doanh nghiệp, tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

64

- Về hàng tồn kho: Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Điều này giúp cho doanh nghiệp giảm bớt các khoản chi phí tồn kho đồng thời rút ngắn thời gian thu hồi vốn.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thơng ELCOM vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế như:

- Về hiệu suất sử dụng tài sản: Qua số liệu phân tích, ta thấy việc quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp còn chưa hiệu quả, chưa đạt mức tối ưu, gây lãng phí. Doanh nghiệp cần kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên.

- Về cơ cấu vốn: Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Điều này thể hiện mức độ an tồn tài chính của doanh nghiệp, đồng thời giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ vay thấp cũng cho thấy doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính chưa hiệu quả, làm mất cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ và giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu. Do đó, doanh nghiệp cần thiếp lập một cơ cấu vốn tối ưu, cân bằng giữa nguồn tài trợ nội bộ và nợ bên ngoài nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

- Về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có chiều hướng suy giảm thể hiện cơng tác quản lý chi phí của doanh nghiệp cịn nhiều hạn chế và chưa hiệu quả.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Sở dĩ tình hình tài chính của doanh nghiệp cịn tồn tại các hạn chế trên là do một số nguyên nhân sau:

- Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến tình trạng làm chậm tiến độ triển khai và thực hiện các dự án. Nhiều công nhân viên mắc Covid-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn.

65

- Doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu làm nguồn tài trợ chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa chú trọng việc mở rộng nguồn vốn vay làm gia tăng đòn bẩy tài chính.

- Doanh nghiệp vẫn cịn một số khoản đầu tư, góp vốn khơng hiệu quả.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ - VIỄN THÔNG ELCOM

3.1. Định hướng chiến lược của Công ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thông ELCOM trong giai đoạn 2022 - 2025 trong giai đoạn 2022 - 2025

Sau giai đoạn khó khăn do thị trường viễn thơng bị bão hịa, ELCOM bắt đầu thay đổi chiến lược phát triển theo mơ hình Tập đồn với bốn trụ cột chính bao gồm mảng B1 gồm những hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện hữu, mảng B2 cung cấp các sản phẩm, giải pháp công nghệ (SaaS, PaaS) cho khách hàng doanh nghiệp, mảng B3 cung cấp các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục (Colearn), y tế (Vital Sign), sức khỏe (1SK) cho khách hàng cá nhân và mảng B4 đầu tư và phát triển bất động sản. Với sự thay đổi về cấu trúc này, có thể thấy ELCOM đang dần đa dạng hóa danh mục khách hàng cũng như dần dịch chuyển các dịch vụ công nghệ theo hướng phát sinh - định kỳ hơn, nhằm giảm độ biến động trong kết quả kinh doanh. Điều này cũng sẽ đòi hỏi ELCOM sự đầu tư lớn vào việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ lõi nhằm bổ trợ những lĩnh vực kinh doanh mới này.

66

(Nguồn: Công ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thông ELCOM (2021), Báo cáo thường niên)

3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính

3.2.1. Tăng cường nghiên cứu và mở rộng thị trường mảng dịch vụ

Chuyển đổi số hiện đang là xu thế tất yếu của toàn thế giới trong cuộc cách mạng 4.0. Đặc biệt, tác động của đại dịch Covid-19 với các lệnh giãn cách đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mang tới nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ. Hiện nay, ELCOM đang tập trung phát triển các mảng thị trường như viễn thơng, giao thơng thơng minh và an ninh quốc phịng. Đây là các mảng thị trường cạnh tranh hết sức gay gắt nên doanh thu đem lại có phần hạn chế. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp cần tích cực mở rộng thị trường các mảng dịch vụ như y tế thông minh, sản xuất thông minh, giáo dục thông minh, du lịch thông minh… bằng cách thực hiện nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm chiến lược mới nhằm thu hút khách hàng ở những mảng thị trường mới.

3.2.2. Mở rộng khả năng sử dụng địn bẩy tài chính

Qua phân tích ta thấy, nợ phải trả đặc biệt là nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Điều này làm giảm tỷ suất sinh lời của vốn chủ dẫn đến giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư. Để cải thiện tình trạng trên, doanh nghiệp cần thực hiện tái cấu trúc nguồn vốn, từ đó đưa ra một cơ cấu vốn tối ưu. Cơ cấu vốn tối ưu thể hiện qua tỷ lệ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay sao cho giá trị của doanh nghiệp đạt mức tối đa. Một trong những biện pháp doanh nghiệp có thể sử dụng để tái cấu trúc nguồn vốn là đa dạng hóa các hình thức huy động vốn thơng qua:

- Huy động vốn tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng ln là nguồn tài trợ quan trọng đối với các doanh nghiệp. Ưu điểm của nguồn tài trợ này là linh hoạt về thời gian cũng như phương thức cho vay. Tín dụng ngân hàng sẽ phù hợp với những nhu cầu vốn có giá trị lớn và dài hạn của doanh nghiệp.

- Huy động vốn tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là quan hệ mua bán chịu hàng hóa giữa các doanh nghiệp. Trong điều kiện các nguồn vốn khác gặp khó khăn với việc tiếp cận, khai thác triệt để tín dụng thương mại sẽ giúp doanh nghiệp có

67

thêm một khoản tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn. Phương thức tài trợ này thường sẽ khơng mất chi phí sử dụng vốn.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Qua việc phân tích các chỉ tiêu tài sản cũng như tỷ suất sinh lợi trên tài sản, ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ELCOM chưa thật sự hiệu quả. Do đó, để tăng hiệu quả sử dụng tài sản, doanh nghiệp cần đưa ra giải nhằm tăng sức sinh lợi cũng như giảm sức hao phí của tài sản. Một trong những giải pháp có thể thực hiện là tăng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; nâng cao năng lực quản trị để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngồi nước; tìm kiếm mở rộng thị trường bằng cách nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Đội ngũ lao động là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành công nghệ viễn thơng. Để phát huy vai trị và năng lực của đội ngũ này, doanh nghiệp cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng đầu vào. Đồng thời đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ hiện có thơng qua việc mở các lớp đào tạo chuyên môn tại doanh nghiệp hoặc tại một số trung tâm uy tín. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến chính sách trả lương theo hiệu quả của người lao động. Chính sách này sẽ đảm bảo tính cơng bằng, cạnh tranh và minh bạch, tạo động lực thúc đẩy người lao động không ngừng nâng cao và phát triển.

3.2.5. Cải thiện cơng tác quản lý chi phí

Để nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý chi phí, doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp kiểm sốt chi phí phù hợp, từ đó tiết kiệm tối đa chi phí trong sản xuất kinh doanh làm gia tăng lợi nhuận hoạt động. Một trong những biện pháp tối ưu trong việc kiểm sốt chi phí là lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó kiểm tra tình hình sử dụng chi phí nhằm phát hiện khả năng tiết kiệm chi phí.

68

3.3. Đề xuất kiến nghị đối với công ty

- Tổ chức bộ máy kế toán khoa học và hợp lý, đồng thời thực hiện việc kiểm tra và đối chiếu số liệu sổ sách thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện những sai sót để đưa ra những hướng giải quyết phù hợp, từ đó thơng tin đưa ra được chính xác hơn.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có và nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm, dịch vụ mới linh hoạt theo nhu cầu thị trường nhằm mở rộng quy mơ sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện cơng tác phân tích tài chính. Nhân viên phân tích tài chính doanh nghiệp khơng chỉ cần nắm vững những kỹ năng nghiệp vụ chun mơn mà cịn cần có kiến thức về tình hình kinh tế trong và ngoài nước để kịp thời đưa ra những phương hướng chính xác cho sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thuê các chuyên gia phân tích để có thể đánh giá khách quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Thực hiện ổn định sản xuất và phát triển hoạt động kinh doanh theo định hướng chiến lược mà doanh nghiệp đề ra trong giai đoạn 2022 - 2025.

69

KẾT LUẬN

Phân tích tình hình tài chính là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và ELCOM nói riêng trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Thông qua các chỉ tiêu phân tích, các nhóm đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp có thể nắm bắt được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp.

Sau khi hồn thành, đề tài “Phân tích báo cáo tài chính Cơng ty Cổ phần Cơng nghệ - Viễn thông ELCOM” đã đạt được một số kết quả như sau:

Một là, hệ thống hóa những cơ sở lý luận liên quan đến phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng tài chính của Cơng ty Cổ phần Cơng nghệ - Viễn thơng ELCOM. Qua đó nêu rõ những thành tựu, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân gây nên những hạn chế đó. Ba là, đưa ra một số đề xuất kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thông ELCOM.

Do thời gian có hạn cũng như khả năng tiếp cận vấn đề còn hạn chế nên trong khóa luận khơng tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và những lời nhận xét của thầy, cơ giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo, TS. Nguyễn Thạc Hoát, người

Một phần của tài liệu Chuyên ngành ngân hàng phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần công nghệ viễn thông elcom (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)