Bảng điều tra thực trạng DHKN môn Sinh học 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm tích hợp đa phương tiện trong dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 31 - 33)

STT Mức độ (%) Nội dung Thường xuyên Không thường xuyên Thỉnh thoảng

1 Chuẩn bị bài lên lớp, để hình thành, phát triển KN mới

- Xác định mục tiêu DH và KN trọng tâm 82 5 13

- Chính xác hóa KN cần dạy 65 22 13

- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các KN qua từng bài, từng chương và từng cấp học

32 46 22

- Phân tích các dấu hiệu đã được hình thành và các dấu hiệu cần phải hình thành khi DH KN

25 20 55

Xây dựng các PTDH dùng để hình thành

và phát triển các KN 23 42 35

- Lựa chọn PPDH phù hợp căn cứ vào

mục tiêu, nội dung, người học... 52 25 23

2 Tổ chức bài lên lớp để hình thành, phát triển KN mới

2.1 Con đường quy nạp

- Xác định nhiệm vụ nhận thức 51 26 29

- Quan sát vật thật, vật tượng hình (trực

quan cụ thể) 20 38 42

- Phân tích dấu hiệu chung và bản chất. Định nghĩa KN (khái qt hóa cảm tính, trừu tượng hóa kinh nghiệm)

22 39 39

- Đưa KN mới vào hệ thống KN đã học 25 40 35

2.2 Con đường diễn dịch

-Xác định nhiệm vụ nhận thức 55 25 20

- Dựa vào hiện tượng, KN đã biết để đến KN mới. Phân tích dấu hiệu bản chất. Định nghĩa KN (khái quát hóa khoa học, trừu tượng hóa lý thuyết)

57 21 22

- Cụ thể hóa KN bằng các ví dụ (trực quan tượng trưng)

62 26 12

- Đưa KN mới vào hệ thống KN đã học 33 39 28

- Luyện tập và vận dụng KN 27 48 25

Theo kết quả trong bảng trên, chúng ta có thể thấy thực trạng DH mơn Sinh học nói chung và DH KN Sinh học nói riêng có những vấn đề sau:

Về vấn đền chuẩn bị bài lên lớp của GV, chúng tơi nhận thấy có tới 82 % GV Xây dựng mục tiêu DH, xác định kiến thức và KN trọng tâm. Như vậy có thể nói hầu hết các GV đều có sự nghiên cứu trước bài mới và xác định mục tiêu của bài học cũng như kiến thức trọng tâm khi chuẩn bị giáo án. Chỉ có 32% GV tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các KN qua từng bài, từng chương và từng cấp học. Họ có thói quen dạy lần lượt theo cấu trúc bài học trong SGK, ngoài ra khơng có sự cấu trúc lại hay phát triển thêm các nội dung kiến thức. Chính vì vậy khi tiến hành trên lớp, mục tiêu và trọng tâm bài học đã xác định lại không được thực hiện đầy đủ, kết quả là giờ học không đạt yêu cầu đã đặt ra trong giáo án. Chỉ có 52% Gv lựa chọn PPDH phù hợp căn cứ vào mục tiêu, nội dung người học.

Từ nhận thức chưa đúng về vai trị của KN nên quy trình tổ chức DH một KN trên lớp cũng chưa được thực hiện đúng. Với con đường quy nạp, đã có 51% GV xác định rõ nhiệm vụ nhận thức, nhưng chỉ có 20% Gv cho HS quan sát vật thật, vật tượng hình (trực quan cụ thể) để DH. Có 39% GV thỉnh thoảng phân tích dấu hiệu chung và bản chất, định nghĩa KN để HS hiểu rõ mà chỉ rút ra KN ln từ ví dụ cụ thể. Trong khi đó, với con đường diễn dịch, có 55% GV xác định rõ nhiệm vụ nhận thức. 57% GV đã biết dựa vào hiện tượng, KN đã biết để đến KN mới. Phân tích

dấu hiệu bản chất, Định nghĩa KN khái quát hóa khoa học, trừu tượng hóa lý thuyết và 62% cụ thể hóa bằng các ví dụ đặc trưng để giúp học sinh dễ hiểu bài hơn. Nhưng với con đường quy nạp có 45% GV biết vận dụng KN trong khi với con đường diễn dịch chỉ có 27% chứng tỏ HS tiếp thu bài dễ hơn khi được quan sát trực quan cụ thể.

1.4.2. Thực trạng về thái độ, phương pháp và kết quả học tập môn Sinh học 10 của HS ở trường THPT của HS ở trường THPT

Mục tiêu khảo sát: Đánh giá thái độ, phương pháp học tập và mức độ nắm vững các KN Sinh học của HS.

Đối tượng khảo sát: HS tất cả các lớp khối 10 của trường THPT Hoài Đức B - Hoài Đức - Hà Nội(480 HS)

Nội dung khảo sát: Theo phiếu điều tra (phụ lục 3) Phương pháp tiến hành: Phát phiếu điều tra cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm tích hợp đa phương tiện trong dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)