Tên bài dạy đã soạn giáo án sử dụng phương pháp BĐKN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm tích hợp đa phương tiện trong dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 67 - 68)

STT Tên bài dạy Số tiết

1 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất 1

2 Bài 14: Enzim và vai trị của enzim trong q trình chuyển hóa

vật chất

1

3.2.2. Đề kiểm tra thực nghiệm

Chúng tôi đã soạn 3 đề kiểm tra và đáp án để kiếm tra chất lượng học tập của HS trước và sau TN. Sau mỗi bài, chúng tôi tiến hành KT chất lượng lĩnh hội và khả năng vận dụng kiến thức của HS ở cả 2 nhóm lớp ĐC và lớp TN với cùng thời gian, cùng đề và cùng biểu điểm.

3.3. Phương pháp thực nghiệm

3.3.1. Chọn trường thực nghiệm

TN được tiến hành trong năm học 2013-2014, học kì I tiến hành ở lớp 10. Chúng tôi chọn 1 trường để tiến hành TN là THPT Hoài Đức B (Hoài Đức - Hà Nội), chọn 4 lớp: 02 lớp ĐC và 02 lớp TN

3.3.2. Chọn học sinh thực nghiệm

Qua điều tra cơ bản, chúng tôi chọn 4 lớp, 2 lớp TN và 2 lớp ĐC. Số lượng, trình độ và chất lượng học tập của các lớp này là gần tương đương nhau (dựa vào kết quả điểm học tập bộ môn và phân loại HS theo đánh giá của GV bộ môn và GV chủ nhiệm).

3.3.3. Chọn giáo viên thực nghiệm

GV tham gia TN là những GV có thâm niên và trình độ giảng dạy tương đối đồng đều và đã khá thành thạo việc sử dụng CNTT trong giảng dạy.

Chúng tôi tiến hành thỏa luận và thống nhất ý tưởng về phương pháp và tiến trình thực hiện PPGD với GV dạy thực nghiệm có rút kinh nghiệm trước khi dạy thực nghiệm chính thức.

3.3.4. Phương án thực nghiệm

Phương án TN song song cứ một lớp ĐC một lớp TN trong cùng một trường, chỉ khác nhau ở chỗ lớp ĐC, GV dạy theo giáo án do chính GV tự thiết kế một cách bình thường, cịn lớp TN, GV dạy theo giáo án có sử dụng BĐKN tích hợp đa phương tiện do chúng tôi biên soạn.

3.4. Xử lý số liệu và kết quả thực nghiệm

3.4.1. Phân tích định lượng

Bảng phân phối thực nghiệm là kết quả của sự chọn lọc các số liệu ban đầu và được sắp xếp theo một quy luật nhất định. Kết quả TN được phân tích để rút ra các kết luận khoa học mang tính khách quan. Phân tích số liệu thu được từ TN bằng phần mềm Microsoft excel. Lập bảng phân phối TN; Tính giá trị trung bình và phương sai của mỗi mẫu. So sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai để khẳng định nguồn ảnh hưởng đến kết quả học tập ở lớp TN và lớp ĐC.

3.4.1.1. Lập bảng phân phối thực nghiệm và vẽ đồ thị

* Lập bảng phân phối thực nghiệm theo tần số

Bảng này cịn có thể gọi là bảng tần số, bảng mô tả sự phân bố của điểm trong dãy số thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm tích hợp đa phương tiện trong dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)