Kết quả điều tra khảo sát trên học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm tích hợp đa phương tiện trong dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 33 - 51)

STT Nội dung khảo sát Kết quả

(%)

1 Thái độ với môn học: 100%

- Hứng thú với môn học 23

- Chỉ coi môn học là một nhiệm vụ bắt buộc 55

- Không hứng thú với môn học 22

2 Phương pháp học tập các KN Sinh học của HS

2.1 Học bài cũ và làm bài tập về nhà, em thường: 100%

- Học bài cũ, trả lời những câu hỏi và bài tập giao về nhà. 39

- Học bài cũ nhưng chỉ học thuộc lịng. 31

- Khơng học bài cũ vì khơng hiểu bài. 9

- Khơng học bài cũ vì khơng thích học mơn Sinh học 21

2.2. Học trước bài mới ở nhà, em thường: 100%

- Nghiên cứu trước bài học theo hướng dẫn của GV. 24

- Tự tìm hiểu các KN trong bài học và hỏi GV những điều chưa hiểu trong giờ học trên lớp.

16

- Tìm đọc thêm các tài liệu có liên quan ngồi SGK để nắm vững hơn các KN.

- Xem nội dung trả lời các câu hỏi/bài tập ở các tài liệu khác để khi GV hỏi có thể trả lời được.

6

- Không học trước bài mới 44

2.3 Khi GV kiểm tra bài cũ, em thường: 100%

- Suy nghĩ để trả lời câu hỏi GV đặt ra. 23

- Nghe bạn trả lời để nhận xét và đánh giá. 21

- Chuẩn bị câu trả lời của mình để bổ sung ý kiến cho bạn. 2

- Khơng suy nghĩ gì vì dự đốn khơng bị gọi lên bảng. 18

- Xem lại bài để đối phó nếu bị GV gọi lên bảng. 38

2.4 Trong giờ học, khi GV đưa ra câu hỏi/bài tập em

thường:

100%

- Suy nghĩ cách trả lời câu hỏi / bài tập và hăng hái tham gia phát biểu

28

- Suy nghĩ câu trả lời nhưng không dám phát biểu vì sợ khơng đúng

33

- Chờ bạn khác hoặc GV trả lời, giải bài tập 39

3 Kết quả học tập năm học trước và mức độ nắm vững

KN Sinh học:

3.1 Kết quả học tập năm học trước: 100%

- Loại tốt 17

- Loại khá 25

- Loại trung bình 45

- Loại yếu, kém 13

3.2 Mức độ nắm vững KN Sinh học: 100%

- Luôn chỉ ra được các dấu hiệu chung và dấu hiệu bản chất của KN

9

- Luôn nắm vững và vận dụng được các KN Sinh học trong bài học

12

- Hiểu nhưng không vận dụng được các KN 35

- Học thuộc lịng nhưng khơng hiểu bản chất KN 26

Về mức độ yêu thích của HS đối với mơn Sinh học, chúng tơi nhận thấy chủ yếu HS chỉ coi môn học là một nhiệm vụ phải hồn thành với 55%, có 23% u thích mơn học và 22% HS thừa nhận khơng thích hoặc rất ghét học Sinh học.

Về phương pháp học tập, đa số HS chỉ làm bài tập ở nhà là trả lời các câu hỏi và bài tập GV đã giao cho (39%), 31% HS học bài cũ theo kiểu học vẹt, đọc thuộc lịng mà nhiều khi khơng hiểu gì cả và có tới 21% HS khơng bao giờ học bài cũ. Chỉ có một số ít tự tìm thêm tài liệu có liên quan ngồi SGK (8%) và tự tìm hiểu lại các KN chưa hiểu trong giờ học trên lớp (16%). Và vẫn cịn có tới 44% HS khơng học bài trước khi đến lớp.

Trong giờ học, khi GV kiểm tra kiến thức cũ, có 18% HS thường có thái độ khơng chú ý, thậm chí khơng biết GV đang hỏi gì. Chỉ có một số ít HS chú ý lắng nghe, suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời bổ sung cho bạn (2%). Khi GV đặt câu hỏi phát vấn hầu hết HS đều chú ý trả lời câu hỏi, tuy nhiên vẫn có tới 38% HS có thái độ đối phó nếu bị GV gọi lên bảng.

Về mức độ nắm vững KN Sinh học thì có tới 35% HS hiểu các KN Sinh học một cách máy móc theo cách học thuộc lịng nhưng khơng nắm được bản chất KN, do vậy không thể sử dụng KN đã học để tư duy hay tiếp thu một KN mới. 26% HS chỉ học thuộc lòng KN một cách đơn thuần nhưng không cần hiểu bản chất KN. Và vẫn còn 18% HS thậm chí khơng hề nhớ hầu hết các KN sinh học đã học trong chương trình vì khơng hiểu và cũng khơng học thuộc lòng các KN.

Từ những thực trạng đó, chúng tơi đã tìm hiểu kết quả học tập của HS thơng qua sổ điểm chính của nhà trường. Trong năm học 2012-2013, chỉ có 17% HS đạt loại giỏi môn Sinh học, số HS khá là 25%, HS trung bình 45% và lượng HS yếu kém là 13%.

Như vậy thông qua việc điều tra và phân tích các kết quả trên chúng tơi thấy rằng việc dạy và học KN Sinh học trong nhà trường còn nhiều bất cập. Việc đổi mới PPDH dường như vẫn chỉ là khẩu hiệu nên hiệu quả thực sự chưa cao. Thể hiện ở chính năng lực nhận thức và sáng tạo của các em. Theo chúng tơi điều đó xuất phát từ nhiều ngun nhân như từ phía GV, HS, chương trình đào tạo…

1.4.3. Phân tích ngun nhân của thực trạng

Trước hết, xuất phát từ thực trạng chung của nền giáo dục nước ta. Nhìn chung nền giáo dục cịn mang nặng tính thụ động, chỉ biết tiếp thu mà không biết suy nghĩ phê phán. Mặc dù SGK mới đã được sửa đổi, cập nhật nhiều nội dung mới và hiện đại nhưng khối lượng kiến thức lại tăng lên, nhiều kiến thức mới và khó. Trong SGK mới, hệ thống KN Sinh học được thiết kế theo hướng phát triển đồng tâm, xoáy trơn ốc, các KN hình thành ở lớp dưới sẽ tiếp tục được phát triển ở lớp trên. Tuy nhiên, khơng có nhiều GV phổ thơng nắm vững được q trình hình thành và phát triển của các KN Sinh học, các tài liệu chuyên ngành, tham khảo không nhiều, hoặc có thì khơng phân tích sâu sắc, điều này gây nhiều khó khăn cho việc giảng dạy của GV. Khối lượng kiến thức lớn, cộng với áp lực thi cử đè nặng lên tâm lý đã chi phối cách dạy và học của cả thầy và trị. Tuy đã có những chỉnh sửa và gần đây nhất là việc thực hiện theo chương trình chuẩn của bộ nhưng việc thực hiện chưa được đồng đều và vẫn chưa thực sự khoa học vẫn chưa sát với việc KT đánh giá nên cũng gây nhiều khó khăn cho việc giảng dạy của GV.

Về phía nhà trường, trừ một số trường chuyên có đủ các lớp chuyên của từng mơn thì mơn Sinh học mới được chú trọng và có lịch ơn tập phù hợp. Cịn lại hầu hết các trường phổ thông không chuyên chỉ quan tâm bồi dưỡng tới các mơn chính như tốn, lý, hóa, văn, anh. Thậm chí có trường chỉ tổ chức phân làm hai ban là ban A và ban D để định hướng học sinh, nên ngay từ đầu lớp 10, HS cũng không được tư vấn định hướng học mơn Sinh học.

Về phía GV, Rất nhiều GV xác định được rằng các phương pháp DH mới thực sự lôi cuốn HS, giúp HS chủ động nắm vững kiến thức nhưng do hạn chế về trình độ và lịng u nghề, sự cống hiến cho cơng việc nên kết quả giảng dạy của họ chưa đạt yêu cầu. Vẫn còn GV dạy theo kiểu truyền thống, thầy đọc, trị chép, thuyết trình giảng giải xen lẫn với các ví dụ thực tế. Cũng có GV vận dụng các phương pháp tích cực nhưng số này khơng nhiều, chủ yếu là trong giờ thao giảng, các tiết dạy thi GV giỏi. Sự hình thành và phát triển của một KN cụ thể là một cơng việc địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức khi phải sử dụng nhiều cuốn SGK để tra cứu và cũng chính vì vậy, các GV ít chú ý đến việc hình thành và phát triển các KN Sinh học cho HS. Phần đông trong số họ dạy theo kinh nghiệm vốn có của bản thân, ít

tìm tịi sáng tạo những kiến thức mới và không xâu chuỗi được các kiến thức KN với nhau và điều này giải thích một phần những giờ dạy của các GV trẻ chưa có kinh nghiệm chưa đạt hiệu quả, họ chỉ cố gắng truyền tải hết nội dung SGK. Cịn đối các giáo viên đã có kinh nghiệm thì họ chỉ dạy theo những lối mịn nhất định mà ít chịu học hỏi những điều hay, điều mới từ các GV trẻ, ngại áp dụng các PPDH mới vào giảng dạy. Hơn nữa, việc KT đánh giá còn nặng về việc tái hiện kiến thức nên cũng ảnh hưởng tới cách dạy của GV. Chỉ với những cách dạy nhồi nhét kiến thức truyền thống mới có thể đáp ứng được các kì thi. Chính vì vậy việc dạy và học nặng về lý thuyết, các phòng thực hành ít khi được sử dụng, dụng cụ và hóa chất để lâu cũng ảnh hưởng tới chất lượng và độ chính xác.

Về phía HS, mơn Sinh học vẫn thường được coi là khó học, thậm chí nhiều HS có tư tưởng học để thi cử vẫn coi môn Sinh học và các môn học không thuộc khối thi của các em là mơn phụ, vì vậy các em thường coi đó là mơn học bắt buộc phải hồn thành, dẫn tới cách học để lấy điểm, đối phó với sự kiểm tra của GV dẫn tới nếp học thụ động, kiến thức thu nhận được ít có khả năng ứng dụng thực tế hay sử dụng để giải quyết vấn đề. Chỉ có một số ít HS thi đại học mơn Sinh thì mới sự đầu tư cho mơn học còn đại đa số là bị hổng kiến thức từ các lớp dưới do phương pháp học chưa đúng hoặc không quan tâm tới môn học nên càng lên lớp trên các em lại càng ngại học và khiến cho việc hợp tác giữa thầy và trò gặp nhiều khó khăn.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản về thực trạng việc dạy và học mơn Sinh học nói chung và việc DHKN Sinh học nói riêng. Ngồi ra cịn có nhiều nguyên nhân khách quan khác, như sự thiếu thốn về điều kiện vật chất của các trường (thiếu phòng ốc, thiếu thiết bị DH, chưa có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin…), việc tập huấn, bồi dưỡng chun mơn cịn chưa thực sự chất lượng, chế độ lương, thưởng chưa xứng đáng, kịp thời, không đủ đảm bảo cuộc sống.

Kết luận chương 1

Chương này trình bày Lý thuyết về KN và BĐKN tích hợp đa phương tiện làm cơ sở lý luận của đề tài và thực trạng DH các KN Sinh học 10 ở trường THPT hiện nay; qua việc phân tích ngun nhân nói lên tính cấp bách của đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TÍCH HỢP ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

2.1. Phân tích lơgic cấu trúc nội dung phần SHTB, sinh học 10 THPT theo tiếp cận hệ thống

Vật chất sống được tổ chức thành nhiều cấp, mỗi cấp là một hệ thống sống phức tạp, có những mối quan hệ tương tác trong nội bộ hệ thống và tương tác giữa các hệ thống khác ở các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao: Phân tử -> Tế bào/Cơ thể đơn bào -> Cơ thể đa bào -> Quần thể ->Loài -> Quần xã/Hệ sinh thái -> Sinh thái quyển.

Chương trình và SGK SH THPT được xây dựng theo tiếp cận hệ thống các cấp độ tổ chức sống. Nội dung kiến thức chủ yếu bao gồm các KN Sinh học đại cương, phản ánh những đặc trựng sống cơ bản nhất của sự sống ở mọi CĐTCS: Sinh học Tế bào (lớp 10), Sinh học cơ thể (lớp 11), Sinh học các CĐTCS trên cơ thể và Di truyền học, Tiến hóa (lớp 12) khơng phân biệt từng nhóm đối tượng. Các kiến thức KN Sinh học đại cương, phản ánh những đặc trựng sống được trình bày trong từng CĐTCS (tế bào/cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào, quần thể/loài, quần xã/hệ sinh thái, sinh thái quyển) theo mạch kiến thức và theo kiểu đồng tâm, mở rộng qua mỗi lớp học, cấp học. Tồn bộ chương trình THPT được xây dựng trên cơ sở phát triển những kiến thức KN chuyên khoa đã được hình thành ở bậc THCS với nội dung được nâng cao lên cả chiều sâu và bề rộng.

Hình 2.1. Cấu trúc chương trình sinh học trung học phổ thơng

Ở cấp độ tổ chức sống tế bào, chương trình sinh học 10 đề cập tới sự phân chia sinh giới theo chiều rộng và chiều sâu. Thế giới sinh vật được phân chia thành 5 giới (theo chiều ngang) và thành các cấp tổ chức sống khác nhau (theo chiều dọc). Việc phân chia thế giới sống thành các nhóm riêng biệt như vậy tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và lĩnh hội các KN sinh học trong chương trình sinh học THPT. Sinh học 10 cũng đề cập tới cấp độ tổ chức sống tế bào và cơ thể đơn bào. Hai nhóm này này có nhiều đặc điểm tương đồng như trao đổi vật chất năng lượng, sinh trưởng…. tuy nhiên cơ thể đơn bào có một số điểm riêng như chúng có khả năng sống độc lập trong môi trường, thực hiện các chức năng như một cơ thể hoàn chỉnh về cấu trúc - chức năng. Những kiến thức KN trong chương trình sinh học 10 được phát triển dựa trên cơ sở nội dung kiến thức của sinh học bậc THCS. Cuối chương trình, những đặc điểm của cơ thể đơn bào được hình thành và phát triển thơng qua tìm hiểu về các hoạt động sống của các vi sinh vật: trao đổi chất, sinh trưởng phát triển, sinh sản, tính liên tục và biến đổi. Đây là cách tiếp cận để hình thành và phát triển các KN về các đặc trưng sống cơ bản nhất cho mọi CĐTCS được sử dụng trong tồn bộ chương trình bậc THPT.

Ở cấp độ cơ thể (đa bào) thì tế bào là đơn vị cấu trúc – chức năng có vai trị là hệ nhỏ trong hệ lớn. Vì vậy, khi nghiên cứu các đặc trưng sống ở cấp độ cơ thể thì

cơ chế của từng đặc trưng sống diễn ra ở cấp độ tế bào có mối quan hệ qua lại nhân – quả với nhau là mối quan hệ giữa hệ lớn với hệ nhỏ thành phần.

Bất kì cấp độ tổ chức sống nào cũng đều có các đặc trưng sống như: trao đổi chất, năng lượng; sinh trưởng, phát triển: cảm ứng, vận động; sinh sản, tự điều chỉnh có quan hệ chặt chẽ với nhau và với mơi trường của nó. Tuy nhiên, cơ chế thực hiện các q trình đó khơng hồn tồn giống nhau. Ngay trong cùng cấp độ cơ thể thì hình thái, cấu tạo, giải phẫu, sinh lí, tập tính... của các sinh vật cũng khơng giống nhau do sự tiến hóa thích nghi theo các chiều hướng khác nhau.

Ở Sinh học 10, KN Chuyển hóa vật chất và năng lượng được nghiên cứu ở mức độ khái quát và sâu hơn, với vai trò là một trong những dấu hiệu đặc trưng của vật chất sống ở cấp độ tế bào. Chuyển hóa vật chất gồm 2 q trình đồng hóa và dị hóa có quan hệ gắn bó chặt chẽ và diễn ra đồng thời. HS hiểu được cơ chế phân tử, bản chất hóa học của q trình chuyển hóa vật chất và nhận thấy sự liên quan mật thiết giữa chuyển hóa vật chất và chuyển hóa năng lượng. Trong đó, HS cũng được tìm hiểu sâu hơn về enzim với vai trò rất quan trọng là xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.

Như vậy qua nội dung phần SHTB, chúng tôi nhận thấy kiến thức KN Sinh học được hình thành và phát triển xuyên suốt, liền mạch qua các lớp, các bậc học. Từ những dấu hiệu chung rời rạc ban đầu, dần dần KN được hình thành rõ nét hơn, từ những dấu hiệu cơ bản dễ nhận biết ở các lớp dưới, cho tới những dấu hiệu bản chất, đặc trưng ở các lớp cao. Với cách xây dựng như vậy, các KN sinh học được phát triển chặt chẽ, vững chắc với nhiều tầng lớp kiến thức khác nhau phù hợp với khả năng của HS ở mỗi lứa tuổi, chuẩn bị tốt kiến thức để học tập ở các bậc học cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm tích hợp đa phương tiện trong dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 33 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)