Cộng hai phân số cùng mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tính toán cho học sinh bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học số học lớp 6 (Trang 74)

Ở đây, ưu điểm của Kahoot! là ứng dụng nền tảng công nghệ số 4.0. Và giáo viên chỉ cần sử dụng tư liệu trong ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đưa vào khai thác sử dụng. Với những âm thanh hấp dẫn, với tính năng thú vị cùa trò chơi; Kahoot! thực sự mang lại hứng thú cho HS trong giờ học.

Sử dụng Kahoot! để mở đầu một tiết học; vừa để kiểm tra bài cũ, vừa củng cố và ôn luyện chẳng phại một ứng dụng mà các GV nên đưa vào áp dụng rộng rãi.

Điểm hạn chế của Kahoot! là khi sử dụng, cần môi trường công nghệ, nghĩa là giờ dạy cần thực hiện trong phịng máy tính hoặc sử dụng các thiết bị di động, ipad, iWatch…

2.4. Đổi mới kiểm tra đánh giá Số học 6 bằng một số phần mềm

Kiểm tra đánh giá là q trình vơ cùng quan trọng. Đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng tiếp cận năng lực ta cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo các tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay có thể hiểu việc đánh giá năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong những hồn cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có

Đối với Số học lớp 6 ở THCS, việc kiểm tra đánh giá thường xuyên còn giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với các mục tiêu đã đề ra hay yêu cầu của chương trình học. Qua đó HS tìm được ngun nhân sai sót, có những hành vi tự điều chỉnh động cơ và thái độ học tập; phát triển kĩ năng tự đánh giá vì đây là đầu cấp học, có nhiều thay đổi về phương pháp cũng như môi trường học tập so với Tiểu học. Kiểm tra đánh giá còn giúp Phụ huynh biết được tình hình học tập của con mình. Giúp các cán bộ quản lí giáo dục nắm được những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học để có sự điều chỉnh kịp thời, đúng hướng.

Về phía các em HS đặc biệt áp lực trước các bài kiểm tra, thi cử. Kiểm tra còn thiên về thuộc lòng, tái hiện kiến thức, nhẹ kĩ năng. Vì vậy, việc đổi mới kiểm tra đánh giá là hết sức thiết thực.

Trong biện pháp này tác giả xin đề xuất việc khai thác hai phầm mềm trong kiểm tra đánh giá:

- Sử dụng bộ công cụ Violet trong phần mềm PowerPoint để thiết kế bài kiểm tra tổng hợp

- Sử dụng phần mềm Thanhedu thiết kế bài kiểm tra củng cố kiến

thức sau mỗi tiết học.

a) Sử dụng bộ công cụ Violet trong phần mềm PowerPoint để thiết kế bài kiểm tra tổng hợp

Violet là phần mềm công cụ rất hữu ích với các tính năng tạo ra bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác,…Một trong những tính năng mà GV quan tâm nhiều nhất đó là việc tạo ra các bài kiểm tra tổng hợp, làm thế nào để nó thật sinh động và hấp dẫn. Với hệ thống bài kiểm tra tổng hợp ta có thể tạo ra một bài kiểm tra tổng hợp với bộ câu hỏi, tính được điểm tổng kết và hiển thị các kết quả là đạt hay không đạt sau mỗi bài kiểm tra. Các câu hỏi trong bài kiểm tra có thể bao gồm Đúng/Sai, Đa lựa chọn, Sắp xếp thứ tự, Ghép cặp kiểu nối dây,…Giao diện có thể là Giao diện tĩnh

(vườn bách thú, hoa cỏ mùa xuân, bảng xanh,…) và giao diện trò chơi (vượt chướng ngại vật, rùa và thỏ, nén ống bơ, thạch sanh bắn đại bàng,…) giúp GV linh hoạt trong tiết dạy để gây hứng thú với người học

Ví dụ: Để thiết kế bài kiểm tra tổng hợp cho chủ đề nhân hai số nguyên ta có thể làm như sau:

Đầu tiên khởi động chương trình PowerPoint, sau đó chọn bộ cơng cụ Violet trên thanh menu, tiếp đến chọn Bài tập tổng hợp.

Hình 2.39. Bộ cơng cụ Violet

Một hộp thoại như sau sẽ xuất hiện

Ở đây ta có thể điền tiêu đề (tên bài thi), chọn giao diện, hình ảnh, thời gian, điểm chuẩn,…

Hình 2.41. Bài kiểm tra 15 phút

Khi HS làm bài kiểm tra, nhấn Bắt đầu, câu hỏi hiện ra, HS chọn đáp án nếu chọn sai sẽ hiện dòng chữ: Rất tiếc bạn đã sai rồi! Nếu làm đúng sẽ hiện dịng chữ: Hoan hơ, bạn đã trả lời đúng. Để làm tiếp HS chọn “Câu tiếp”, cứ làm tiếp tục đến hết. Khi làm xong phần mềm sẽ trả luôn kết quả và điểm số.

Khi làm bài kiểm tra, GV đã cài đặt sẵn thời gian làm bài nên HS sẽ phải tính tốn và làm thật nhanh, chính xác. Áp lực về thời gian trong bài kiểm tra sẽ giúp HS cố gắng tính tốn, qua đó giúp hình thành và phát triển năng lực tính tốn của mình.

b) Sử dụng trang web Thanhedu.com thiết kế bài kiểm tra củng cố kiến thức sau mỗi tiết học

Việc giảng dạy và kiểm tra trực tuyến đang ngày càng ứng dụng rộng rãi. Với phần mềm Thanhedu, GV có thể đưa bài giảng (đã có trên youtube hoặc có sẵn trên OLM), GV có thể thiết kế dạng bài kiểm tra trắc nghiệm, HS có thể ngồi ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu có máy tính, điện thoại, thiết bị thông minh (kết nối internet) là có thể sử dụng được. Để làm bài kiểm tra trên phần mềm này, HS vào Google Chorm, sau đó vào trang https://thanhedu.com/ sẽ được GV đưa vào khóa học và HS sẽ đăng nhập, sau đó chọn lớp học, chọn bài kiểm tra. Các bài kiểm tra được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm một đáp án đúng. HS làm bài với thời gian cho phép.

Ví dụ: Sau khi học bài mở rộng khái niệm phân số, GV đưa bài kiểm tra lên trang Thanhedu, HS sẽ vào làm bài, chọn đáp án đúng.

Sau khi làm xong sẽ nộp bài và có thể xem ln đáp án, xem mình sai ở đâu và biết được điểm số. GV có thể thống kê được người truy cập, người nộp bài để chấm điểm, cộng điểm, khích lệ tinh thần học tập của HS. Sử dụng phần mềm này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, HS chủ động giờ làm bài hơn. Và với tinh thần ôn bài sau mỗi buổi học để được cộng điểm HS sẽ có động lực học tập hơn, qua đó phát triển năng lực tính tốn cho HS.

Tiểu kết chương 2

Trong Chương 2, tác giả đã đưa ra 4 biện pháp phát triển năng lực tính tốn trong dạy học Số học lớp 6 bằng cách ứng dụng CNTT như sau:

Biện pháp 1: Tạo hứng thú học tập chủ đề tính tốn cho học sinh bằng

cách ứng dụng công nghệ thông tin trong trong dạy học Số học 6.

Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng tính tốn cho học sinh bằng cách ứng

dụng một số phần mềm

Biện pháp 3: Thiết kế một số bài giảng có chủ đề tính tốn bằng một số

phần mềm.

Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra đánh giá Số học 6 bằng một số phần

mềm.

Trong chương này, tác giả đã khai thác các phần mềm PowerPoint, Violet và ứng dụng các trang web Kahoot!, Thanhedu nhằm dạy học luyện tập, củng cố, kiểm tra đánh giá. Mỗi ví dụ, tình huống đưa ra đều chỉ rõ quy trình hỗ trợ của các phần mềm và trang web này. HS sẽ được học tập, trải nghiệm, hình dung ra hướng giải của bài toán nhờ kết quả trên phần mềm và trang web. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp tiết kiệm thời gian, HS có thể chủ động học tập hơn, phát triển các năng lực toán học của mình.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của HS và năng lực của HS thông qua một số biện pháp phát triển năng lực tính tốn trong dạy học Số học lớp 6 bằng cách ứng dụng CNTT, qua đó kiểm chứng tính hợp lý, đúng đắn của các giả thuyết được nêu ra trong đề tài.

- Qua thực nghiệm còn cung cấp những thơng tin, dữ liệu về định tính và định lượng, thơng qua phân tích dữ liệu sẽ có cơ sở cho cho việc đánh giá mức độ đạt được về khả năng tự học, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, từ đó đánh giá được tính khả thi của đề tài. Đồng thời, từ kết quả thực nghiệm tác giả có thể điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện, hoặc tiếp tục nghiên cứu, mở rộng phạm vi áp dụng của đề tài.

3.2. Nội dung thực nghiệm

- Khảo sát, và lựa chọn các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chuẩn bị các thông tin và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác thực nghiệm sư phạm.

- Liên hệ, trao đổi để thống nhất phương án thực nghiệm với GV tham gia thực nghiệm.

- Chuẩn bị tài liệu, đề kiểm tra, các phương tiện cần thiết để thực hiện. Hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung tiến trình kiểm tra đã soạn thảo.

- Đưa ra các phương pháp dạy học tích cực. Tổ chức dạy học theo phương pháp truyền thống và tích cực của lớp TN và dạy học ĐC.

- Phân tích các kết quả thực nghiệm.

3.3. Phương pháp thực nghiệm

3.3.1. Chọn lớp thực nghiệm

Căn cứ vào kết quả Tổng hợp thông tin của HS Trường THCS Chu Văn An - Hà Nội, căn cứ vào đặc điểm các biện pháp phát triển năng lực tính tốn trong dạy học Số học lớp 6 bằng cách ứng dụng CNTT tác giả tiến hành TN trên đối tượng là 72 HS ở hai lớp 6A9 và 6C1.

3.3.2. Bố trí lớp thực nghiệm

Lớp TN do chính tác giả giảng dạy, sử dụng tài liệu dạy học theo nội dung Số học 6, được đánh giá bởi cùng một hệ thống khái niệm ở các giai đoạn của TN.

3.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu và đo lường

Nội dung đo Công cụ đo Tham số thống kê/ phép kiểm chứng

1. Hiệu quả việc lĩnh hội tri thức của HS

3 bài kiểm tra

Điểm trung bình, phép kiểm chứng T-test, độ lệch chuẩn

2. Sự tiến bộ về năng lực của HS

Bảng hỏi, các phiếu phỏng vấn, các phiếu đánh giá vào các giai đoạn đầu, giữa và cuối thực nghiệm

Tỷ lệ % các mức độ tiến bộ ở các giai đoạn.

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Kết quả định lượng

Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh phản ánh hiệu quả quá trình thực nghiệm sư phạm sau khi áp dụng các biện pháp phát triển năng lực tính tốn trong dạy học Số học lớp 6 bằng cách ứng dụng CNTT.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đánh giá hiệu quả lĩnh hội tri thức của HS ở các lớp TN qua 3 bài kiểm tra.

Cách tiến hành

- Thực nghiệm kiểm tra hiệu quả lĩnh hội kiến thức của HS thông qua 3 bài kiểm tra:

+ Bài kiểm tra số 1: Kiểm tra vào lần TN thứ nhất (Giai đoạn đầu của TN). + Bài kiểm tra số 2: Kiểm tra vào lần TN thứ hai (Giai đoạn giữa của TN). + Bài kiểm tra số 3: Kiểm tra vào lần TN thứ ba (Giai đoạn cuối TN). - Các kết quả thu được của các bài kiểm tra được so sánh về điểm trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm định bằng cách sử dụng phép kiểm chứng T-test theo cặp (Paired-Samples T-test trong SPSS).

Kết quả

+ Kiểm định dạng phân phối của điểm các bài kiểm tra

Nguyên tắc để có thể tính toán và so sánh điểm trung bình, độ lệch chuẩn...và các phép kiểm định trong thống kê có ý nghĩa thì cần điều kiện là phân phối điểm của các bài kiểm tra trên mẫu nghiên cứu phải có dạng phân phối chuẩn. Vì vậy, chúng tơi tiến hành tính độ nhọn và độ lệch của phân phối, kiểm tra biểu đồ tần suất phân phối điểm của 3 bài kiểm tra, thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Độ lệch và độ nhọn của phân phối điểm các bài kiểm tra

Bài kiểm tra Bài kiểm tra số 1

Bài kiểm tra số 2

Bài kiểm tra số 3 Độ nhọn

(Kurtosis) - 0.195 - 0.812 - 0.806

Độ lệch

Biểu đồ 3.1. Tần suất phân phối điểm của các bài kiểm tra (có gắn đường cong chuẩn)

Bài kiểm tra thứ nhất Bài kiểm tra thứ hai

Bài kiểm tra thứ 3

Kết quả bảng 3.1 cho thấy thấy độ nhọn và độ lệch của phân phối điểm các bài kiểm tra đều dao động quanh trị số ±1. Chứng tỏ đường cong phân phối điểm của các bài kiểm tra gần với đường cong phân phối chuẩn (biểu đồ 3.1). Như vậy, có thể dùng các phương pháp thống kê như tính điểm trung bình, trung vị, mode, độ lệch chuẩn...và các phép kiểm định.

Sau tiến hành kiểm tra NL nhận thức của học sinh qua 3 lần kiểm tra lần lượt qua các giai đoạn đầu, giữa và cuối thực nghiệm; sử dụng phần mềm Excel và SPSS 16.0 để thống kê kết quả đạt được các mức độ của các tiêu chí và kiểm định độ tin cậy của dữ liệu. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp điểm qua 3 lần kiểm tra của HS lớp thực nghiệm

Lần KT Tổng bài KT Số bài HS đạt điểm Xi 0-2 3 4 5 6 7 8 9 10 3 1 72 0 3 5 26 16 13 9 0 0 3 2 72 0 1 1 14 23 19 11 3 0 1 3 72 0 0 0 1 13 28 18 9 3 0

Bảng 3.3. Phân phối tần suất điểm các lần kiểm tra lớp thực nghiệm

Lần KT Tổng bài KT Tỉ lệ % HS đạt điểm Xi 0 - 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 72 4.17 6.94 36.11 22.22 18.06 12.50 0.00 0.00 4.17 2 72 1.39 1.39 19.44 31.94 26.39 15.28 4.17 0.00 1.39 3 71 0.00 0.00 1.39 18.06 38.89 25.00 12.50 4.17 0.00

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp điểm của 03 bài kiểm tra

Bài thứ

nhất Bài thứ hai Bài thứ 3

Số HS đạt điểm Xi 0 0 0 0 1 0 0 0 2 0 0 0 3 3 1 0 4 5 1 0 5 26 14 1 6 16 23 13 7 13 19 28 8 9 11 18 9 0 3 9 10 0 0 3 Tổng số 72 72 72 Các tham số thống kê Mode 5 6 7 Trung vị 6 7 7,5 Trung bình 5.81 6.43 7.42 Độ lệch chuẩn 1.30 1.29 1.12

Biểu đồ 3.2. Phân phối tần suất điểm của các bài kiểm tra

Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất điểm và điểm trung bình của các bài kiểm tra số 1, số 2 và số 3 có sự thay đổi đáng kể trong quá trình thực

nghiệm. Tỉ lệ bài kiểm tra yếu, trung bình giảm xuống, tỉ lệ bài kiểm tra khá, giỏi tăng lên rõ rệt. Tần suất (mode) xuất hiện nhiều nhất của kết quả ở bài số 1, bài số 2 và bài số 3 lần lượt là 5: 6: 7. Trung vị của các bài kiểm tra có sự chênh lệch: bài số 1 là 5; bài số 2 là 7 và bài số 3 là 7,5. Điểm trung bình tăng dần qua các bài kiểm tra, lần lượt là 5.81 ở bài số 1; 6,43 ở bài số 2 và 7,42 ở bài số 3. Độ lệch chuẩn cũng giảm dần từ 1,30 ở bài số 1; 1,29 ở bài số 2 và 1,12 ở bài số 3 chứng tỏ độ phân tán điểm quanh giá trị trung bình càng nhỏ và càng tin cậy.

3.4.2. Kết quả định tính

Sau q trình trực tiếp thực nghiệm sư phạm, chúng tơi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức, thái độ và hành động của HS sau khi áp dụng các biện pháp phát triển năng lực tính tốn trong dạy học Số học lớp 6 bằng cách ứng dụng CNTT. Cụ thể:

- Nếu như đầu TN, HS còn rất lúng túng, lạ lẫm, thiếu tập trung trong việc đọc kênh chữ và tìm ý chính thì ở những lần sau HS đã chăm chú hơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tính toán cho học sinh bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học số học lớp 6 (Trang 74)