0
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Quy mô tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÉP PHÚC TIẾN (Trang 69 -69 )

Đơn vị tính: triệu đồng

NỘI DUNG 2007 2008 2009 2010 2011

I- TÀI SẢN NGẮN HẠN 192.429 94.763 430.202 527.829 421.119

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền 47.432 14.974 6.411 26.789 15.797

2. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 0 0 0 1.748 640

3. Các khoản phải thu ngắn hạn 50.697 15.031 153.987 81.726 97.486

4. Hàng tồn kho 93.849 64.336 262.173 400.983 293.411

5. Tài sản ngắn hạn khác 451 420 7.630 16.582 13.786

II – TÀI SẢN DÀI HẠN 35.225 80.510 90.715 119.153 152.883

1. Tài sản cố định 32.106 70.875 74.705 104.177 138.449

2. Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn 0 6.000 10.485 0 0

3. Tài sản dài hạn khác 3.119 3.635 5.525 14.975 14.434

TÔNG CỘNG 227.654 175.273 520.917 646.982 574.002

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011)

Bảng 4.5 trên cho thấy: - Về nợ phải thu

Nợ phải thu qua các năm 2007 – 2010 có xu hướng tăng lên với tỷ trọng tương đối là 25,39 %. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm nguồn tiền lưu chuyển, ứ đọng nguồn vốn kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Các khoản nợ phải thu tăng làm giảm tốc độ quay vòng của vốn. Để đáp ứng cho các nhu cầu về vốn thì Cơng ty phải đi vay, phải trả lãi suất. Đây là điều cịn hạn chế trong sử dụng vốn của Cơng ty, địi hỏi Cơng ty cần xem xét để đưa ra phương án tốt nhất cho việc sử dụng vốn của mình.

- Về hàng hóa tồn kho

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và có diễn biến tăng qua các năm, nợ phải thu tương đối lớn, vốn bằng tiền giảm. Điều này cho thấy Công ty bán

hàng chậm, hàng tồn kho ứ đọng nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy vốn lưu động của Công ty phần lớn đọng ở giá trị hàng tồn kho và cơng nợ phải thu.

Hàng hóa tồn kho nhiều, ứ đọng lâu sẽ dẫn đến kém phầm chất, khi bán giá phải giảm, doanh thu giảm, lợi nhuận giảm. Như vậy khả năng sinh lời thấp ảnh hưởng đến tài chính của Cơng ty.

- Về tài sản cố định

TSCĐ của Công ty tăng dần theo năm, tăng khoảng 4 lần. Điều này cho thấy tài sản của Công ty đã và đang được đầu tư mới, máy móc thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến.

- Về cơ cấu tài sản

Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn của Công ty tương đối ổn định và tăng dần qua các năm 2007 - 2011. Đặc biệt, năm 2008 tổng tài sản giảm là do hàng tồn kho của năm giảm, hàng tồn kho chiếm 50,25%, tài sản cố định chiếm 14,1% trên tổng tài sản dài hạn. Như vậy, giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này cho thấy trong những năm 2007 - 2011 Công ty đầu tư tài chính vào cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị của Cơng ty cịn thấp, nguồn vốn còn hạn chế.

Cơ cấu tài sản của Công ty biến động tăng giảm qua các năm 2007 – 2011 được minh hoạ ở Biểu đồ 4.1

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu tài sản của Công ty

Như vậy trong thời gian qua Công ty đã quan tâm chú trọng vào việc đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ nhưng tốc độ vẫn chậm chưa đáp ứng với tốc độ tăng của tài sản lưu động và tốc độ tăng trưởng của Công ty. Điều này cho thấy Công ty đang tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm, giai đoạn này 2007 - 2011 công ty chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thương mại.

4.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn tại Công ty

Một cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự an tồn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của địn bẩy tài chính trong kinh doanh, tạo dựng được tính thanh khoản cao trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6: Quy mơ nguồn vốn Cơng ty Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Nội dung I - NỢ PHẢI TRẢ 165.413 53.125 351.151 314.277 259.712 1. Nợ ngắn hạn 165.328 52.956 350.948 314.066 259.489 2. Nợ dài hạn 84 168 202 211 222 II-VỐN CHỦ SỞ HỮU 62.241 122.148 169.767 322.134 303.813 1. Vốn chủ sở hữu 62.326 119.792 167.577 322.134 303.813

1.1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 42.000 110.000 110.000 200.000 200.000

1.2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 78.067 78.067

1.3. Cổ phiếu quỹ 0 0 0 -12.111 -22.910

1.4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 373 2.879 -371

1.5. Quỹ đầu tư phát triển 0 0 0 17.009 17.009

1.6. Quỹ dự phịng tài chính 0 9.792 9.792 14.578 14.578

1.7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 20.326 0 47.412 21.711 17.440

2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 0 2.356 2.189 0 0

2.1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 84 2.356 2.189 0 0

III- LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 0 0 0 10.478 10.478

TỔNG CỘNG 277.654 175.273 520.917 646.982 574.002

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011)

Nhận xét:

Vốn của Cơng ty được hình thành từ ba nguồn chủ yếu: vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, lợi ích cổ đơng thiểu số, trong đó vốn chủ sở hữu và nợ phải trả là hai nguồn chính. Vốn vay ngắn hạn ngân hàng tăng dần qua các năm 2007 – 2010 tỷ lệ thuận với vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn năm 2011 giảm so với năm 2010, nguyên nhân chính là do vay ngắn hạn ngân hàng giảm. Vốn vay ngắn hạn ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đương vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy Cơng ty có một đồng vốn thì đồng nghĩa với việc vay ngắn hạn ngân hàng một đồng nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể:

- Về nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng dần, năm 2007 vốn chủ sở hữu là 62.326 triệu đồng, đến năm 2011 vốn chủ sở hữu tăng lên là 303.813 triệu

đồng. Vốn chủ sở hữu tăng lên là do lợi nhuận chưa phân phối tăng, các quỹ khen thưởng, quỹ đầu tư phát triển tăng. Đặc biệt, năm 2010 – 2011 nguồn vốn tăng lên là có phần tăng thêm lợi ích của cổ đơng tối thiểu. Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của Cơng ty. Một doanh nghiệp có mức vốn chủ sở hữu cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, khơng bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngồi. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu của Cơng ty ổn định chứng tỏ Cơng ty có khả năng tự chủ về tài chính của mình.

- Về nợ phải trả

Nợ phải trả cũng tăng dần theo năm, tổng số nợ phải trả năm 2007 là 165.413 triệu đồng, đến năm 2011 con số này tăng lên là 259.712 triệu đồng bằng 1,57 lần và tăng 2,66 lần nợ phải thu. Khoản nợ phải trả này Cơng ty phải mất chi phí cho việc sử dụng nó là lãi suất trong khi đó các khoản phải thu thì Cơng ty lại khơng được hưởng lợi. Đây là điều không hợp lý trong sử dụng vốn của Công ty. Các khoản phải trả tăng lên phần lớn là do sự tăng lên do các khoản phải thu, hàng tồn kho ứ đọng nhiều. Cũng từ bảng 4.6 cho thấy, các khoản phải trả, bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác đều có xu hướng tăng. Điều này cho thấy Công ty đã và đang chú trọng đầu tư vào mua sắm tài sản cố định. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty được minh hoạ ở Biểu đồ 4.2:

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Như vậy, qua phân tích về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn của Công

ty cổ phần sản xuất và thương mại thép Phúc Tiến giai đoạn 2007 – 2011 ta thấy:

Tổng tài sản của Công ty tăng.

Các loại tài sản khác đều có xu hướng tăng lên riêng vốn bằng tiền có xu hướng giảm.

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng tăng dần.

Trên đây là cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2007 – 2011. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty, ta phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.

4.2.2.3 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp

Để đánh giá được chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty, ngồi ra các số liệu đã phân tích ở trên ta có thể xem xét các chỉ tiêu sau đây. Số liệu tính tốn thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng tổng vốn giai đoạn năm 2007 - 2011

ST

T Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

1 Doanh thu thuần (tr.đ)

411.02 5 652.724 888.32 4 1.550.81 6 1.447.84 3 2 Lợi nhuận sau thuế (tr.đ) 44.523 53.657 47.864 42.184 25.487

3 Hiệu suất sử dụng tổng TS (đ) 1,81 3,72 1,71 2,40 2,52

4 Hệ số nợ tổng tài sản (đ) 0,73 0,30 0,67 0,49 0,45

5 Hệ số nợ vốn chủ sở hữu (đ) 2,66 0,43 2,07 0,98 0,85

6

Khả năng thanh toán ngắn hạn

(đ) 1,16 1,79 1,23 1,68 1,62

7 Khả năng thanh toán nhanh (đ) 0,59 0,57 0,06 0,09 0,06

8 Hệ số sinh lời của vốn (đ) 0,20 0,31 0,09 0,07 0,04

9

Hệ số sinh lời doanh thu thuần

(đ) 0,11 0,08 0,05 0,03 0,02

10 Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (đ) 0,72 0,44 0,28 0,13 0,08

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011)

Nhận xét:

Kết quả kinh doanh có chiều hướng phát triển khá tốt, tình hình kinh doanh khả quan. Song, tốc độ tăng trưởng cịn rất chậm, thất thường, sự ổn định chưa cao. Cụ thể:

- Về hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản trong năm 2007, 2008 có xu hướng tăng lên điều đó cho thấy khả năng tiêu thụ của Công ty tốt, thị trường được mở rộng. Tổng tài sản của Công ty tăng lên không ngừng qua các năm mà hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng, như vậy doanh thu của Cơng ty có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng vốn. Đến năm 2011 thì chỉ tiêu này có xu hướng giảm, cho thấy tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ giảm xuống so với tốc độ tăng của tổng vốn, khả năng tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty có chiều hướng thấp dần.

Nhìn chung hiệu suất sử dụng tổng tài sản còn thấp, trung bình các năm khoảng 1,71 lần tức là cứ một đồng vốn thì một năm sinh ra 1,71 đồng doanh thu. So với các doanh nghiệp khác thì chỉ tiêu này của Cơng ty cịn thấp. Cơng ty cần có các biện pháp để tăng cường khả năng tiêu thụ, mở rộng thị trường, mới có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

- Về hệ số nợ

Hệ số nợ trên tổng tài sản của Cơng ty rất cao trung bình các năm khoảng 61%, cao nhất năm 2007 và thấp dần ở năm 2011. Xu hướng hệ số nợ ngày càng tăng từ năm 2008 đến năm 2011 và đã giảm chút ít vào năm 2010. Hệ số nợ cao sẽ mang lại cho Cơng ty những thuận lợi và đồng thời cũng khơng ít rủi ro. Khi hệ số nợ cao sẽ tạo ra địn bẩy tài chính trong trường hợp hệ số sinh lời tổng vốn đầu tư cao hơn so với lãi suất vay nợ. Ngược lại sẽ tạo ra rủi ro tài chính nếu hệ số sinh lời vốn đầu tư thấp hơn lãi suất tiền vay, rủi ro này càng lớn nếu hệ số sinh lời trên vốn đầu tư càng thấp.

- Về khả năng thanh toán

Qua số liệu ở trên cho thấy vốn chủ sở hữu khơng đủ để thanh tốn nợ ngắn hạn đã chỉ ra một viễn cảnh xấu về vấn đề này, thêm vào đó hệ số thanh tốn ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh đều rất thấp. Hệ số thanh tốn ngắn hạn trung bình hàng năm khoảng 1,34. Hệ số thanh tốn nhanh khoảng 0,54. Như vậy Cơng ty chưa đảm bảo khả năng thanh tốn nhanh, hay nói cách khác cán cân thanh tốn của Cơng ty chưa cao.

- Về khả năng sinh lời

Đối với Công ty cổ phần sản xuất và thương mại thép Phúc Tiến thì hệ

số sinh lời trên vốn đầu tư và hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu đều thấp, hệ số sinh lời trên vốn đầu tư trung bình khoảng 0,09, thấp nhất là 0,04 năm 2011 và không ổn định. Bảng 4.7 cho thấy, Công ty bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì thu được 0,31 đồng lợi nhuận (năm 2008), đến năm 2011 chỉ tiêu này giảm xuống một đồng vốn kinh doanh chỉ thu được 0,04 đồng lợi nhuận.

Đây là một nguy cơ cho Cơng ty nếu tình hình kinh doanh khơng có xu hướng khả quan hơn. Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty được thể hiện ở Đồ thị 4.1:

Đồ thị 4.1: Hiệu quả sử dụng tổng vốn của Công ty

Kết luận, giai đoạn năm 2007 – 2011 kết quả kinh doanh của Công ty đều thu được lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận không cao và giảm theo năm là do yếu tố khách quan ngồi Cơng ty như thị trường sắt thép giảm xuống, nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng. Mặc dù doanh thu cao, có lợi nhuận, nhưng hiệu quả không cao. Đặc biệt, hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty cịn nhiều bất cập và hạn chế do nhiều nguyên nhân như: cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản chưa hợp lý, công tác quản lý sử dụng vốn chưa tốt, trình độ tay nghề của cơng nhân viên cịn hạn chế chưa có tinh thần trách nhiệm cao. Để đánh giá chi tiết hiệu quả sử dụng vốn của cơng ty ta phân tích tình hình sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, từ đó giúp ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại thép Phúc Tiến.

4.2.3 Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại thép Phúc Tiến

Vốn cố định là một phần của vốn kinh doanh để tạo nên nguồn vốn của Công ty. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh, nó cho phép giảm tỷ suất chi phí lưu thơng và tăng doanh lợi kinh doanh của Cơng ty. Qua phân tích cơ cấu, ta thấy vốn cố định của Công ty chiểm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, nhưng để đánh giá chính xác được hiệu quả sử dụng vốn cố định của Cơng ty tốt hay khơng tốt, trước tiên ta tìm hiểu cơ cấu vốn cố định của Công ty.

4.2.3.1 Cơ cấu vốn cố định của Công ty

Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn cố định của Cơng ty ta sử dụng bảng 4.8 .

Bảng 4.8: Quy mô vốn cố định năm 2007 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

1 Tài sản cố định hữu hình 23.198 28.430 52.514 58.385 76.365

Nguyên giá 33.687 42.490 71.834 84.310 109.746

Giá trị hao mòn luỹ kế -10.489 -14.060 -19.320 -25.925 -33.381 2 Tài sản cố định vơ hình 3 8 9.175 9.172 9.169

Nguyên giá 10 20 9.189 9.189 9.189

Giá trị hao mòn luỹ kế -7 -12 -14 -17 -20

3 Chi phí XDCBDD 8.905 42.437 13.017 36.620 52.915

Cộng 32.106 70.875 74.706 104.177 138.449

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011)

Bảng 4.8 thể hiện TSCĐ hữu hình của Cơng ty chiếm phần lớn trong tổng vốn cố định của Công ty, bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý tăng dần theo năm. Năm 2007, nguyên giá TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng 51,42%, giá trị cịn lại chiếm tỷ trọng

39,56 % trên tổng vốn cố định. Đến năm 2011, nguyên giá của tài sản tăng, giá trị còn lại của tài sản cũng tăng. Như vậy, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản của Cơng ty tại thời điểm năm 2011 là lớn nhất và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cơ cấu vốn cố định của Công ty được minh hoạ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÉP PHÚC TIẾN (Trang 69 -69 )

×