Hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2007 – 2011

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÉP PHÚC TIẾN (Trang 90 - 94)

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

1 Doanh thu thuần (tr.đ) 411.025 652.724 888.324 1.550.816 1.447.843 2 Vốn LĐBQ trong kỳ (tr.đ) 171.214 143.583 262.469 479.096 474.638 3 Lợi nhuận sau thuế (tr.đ) 44.523 53.657 47.864 42.184 25.487

4 Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/2)(đ) 2,40 4,55 3,38 3,24 3,05

5 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (3/2)(đ) 0,26 0,37 0,18 0,09 0,05

6 Số vòng quay VLĐ (1/2)(đ) 2,40 4,55 3,38 3,24 3,05

7 Số ngày luân chuyển của 1 vòng quay VLĐ (ngày) 152 80 108 113 120

8 Hệ số đảm nhận VLĐ (đ) 0,42 0,22 0,30 0,31 0,33

9 Mức độ tiết kiệm VLĐ (tr.đ) -15.616 -128.385 67.233 20.275 27.773

Nhận xét:

- Về hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động tương đối cao và tăng giảm theo năm. Năm 2007, một đồng vốn lưu động thì mang lại 2,4 đồng doanh thu, đến năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn lưu động có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn đạt mức cao.

Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty biến động khơng đều qua các năm.

Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty trong các năm qua là tốt. Mặc dù vậy, Cơng ty vẫn cần tìm giải pháp thích hợp hơn để quản lý và sử dụng vốn của mình có hiệu quả cao hơn.

- Về tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Cùng với sự tăng giảm của doanh thu qua các năm thì tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của Công ty cũng tăng giảm tương ứng, cụ thể:

Năm 2007, một đồng vốn lưu động của Cơng ty tham gia vào q trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,26 đồng lợi nhuận. Năm 2011 một đồng vốn lưu động của Công ty chỉ tạo ra được 0,05 đồng lợi nhuận, giảm 0,04 đồng so với năm 2010.

- Về tốc độ luân chuyển của vốn lưu động

Năm 2007, số vòng quay của vốn lưu động là 2,40 vòng. Đến năm 2011, con số này là 3,05 vòng, giảm đi so với năm 2010 là 0,19 vòng. Tương ứng với sự tăng lên của vòng quay vốn lưu động là sự giảm đi của số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty chậm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Trong khi Công ty phải đi vay ngân hàng với lãi suất trả theo đúng hạn ghi trong hợp đồng mà tốc độ ln chuyển chậm thì Cơng ty sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi số nợ để trả nợ vay. Nếu khoản vay của Cơng ty khơng

được trả đúng hạn thì Cơng ty sẽ phải chịu trả một khoản lãi là lãi suất quá hạn bằng 150% mức lãi suất vay ngắn hạn.

Trong giai đoạn 2007- 2011, vốn lưu động của Công ty luân chuyển tương đối chậm và biến động không đều theo chiều tăng, giảm. Phần lớn vốn lưu động trong giai đoạn này bị khách hàng chiếm dụng. Giải pháp đặt ra là Cơng ty phải tìm cách giải phịng bớt các khoản phải thu, hàng tồn kho để hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty được cao hơn.

- Về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Khác với tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty, hệ số đảm nhiệm lại biến thiên theo chiều giảm dần sau đó lại tăng lên. Xu hướng biến động này là chưa được tốt đối với Công ty. Cả tốc độ tăng và hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động biến động không đều. Thời gian tới, Cơng ty nên tìm cách rút ngắn số ngày luân chuyển của vốn lưu động xuống nhằm giúp Công ty đẩy nhanh chu kỳ kinh doanh của mình, tạo được doanh thu nhiều hơn.

- Về mức tiết kiệm vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được đánh giá thông qua chỉ tiêu mức tiết kiệm vốn lưu động. Bảng 4.14 cho thấy, Công ty đã sử dụng vốn lưu động được tiết kiệm khá lớn nhưng mức tiết kiệm này khơng đều qua các năm, nó biến động theo xu hướng tăng – giảm. Năm 2009 – 2011 Công ty không tiết kiệm được vốn lưu động, nguyên nhân do tốc độ tăng của vốn lưu động nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, trong khi đó số vịng quay vốn lưu động giảm. Năm 2007, 2008 Công ty đã tiết kiệm được lượng vốn lưu động khá cao, nguyên nhân là Công ty tăng được tốc độ luân chuyển vốn, vòng quay vốn nhanh hơn. Mức tiết kiệm vốn trong giai đoạn này là rất tốt cho Công ty, giúp Công ty giảm được các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng hoặc của các tổ chức tín dụng khác, tiết kiệm được khoản lãi phải trả. Đồ thị 4.3 thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp qua các năm 2007 – 2011.

Đồ thị 4.3: Hiệu quả vốn lưu động của Cơng ty

Qua các chi tiêu phân tích ở trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty không cao, sức sinh lời của vốn lưu động giảm dần qua các năm (đồ thị 4.3), đây là điều doanh nghiệp đáng quan tâm để giảm thiểu các chi phí liên quan. Tuy nhiên, tốc độ giảm này vẫn còn ở mức thấp, chứng tỏ chi phí của doanh nghiệp cịn cao. Trong thời gian tới, Công ty nên cố gắng phát huy hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình như mở rộng mạng lưới tiêu thụ, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, đồng thời Công ty cần tăng cường thu hồi các khoản phải thu, đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho, vịng quay vốn lưu động, vì vốn lưu động của Cơng ty là vốn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn mà Công ty đi vay để sử dụng.

Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty cịn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan ngồi Cơng ty.

4.2.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty

4.2.5.1 Phân tích tính thanh khoản của dịng tiền

Tính thanh khoản của tiền thể hiện mối quan hệ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả của Cơng ty. Tính thanh khoản ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty. Tình hình tài chính của Cơng ty được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Khả năng thanh tốn của Cơng ty phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh tốn trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ (Bảng 4.15).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÉP PHÚC TIẾN (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w