Một số yêu cầu khi vận dụng lý thuyết đa thông minh trong môn Lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 26 - 28)

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.3. Một số yêu cầu khi vận dụng lý thuyết đa thông minh trong môn Lịch

sử ở trường THPT

Được coi là một trong những thành tựu của lĩnh vực khoa học giáo dục cuối TK XX, lý thuyết đa thông minh của Howard Gardner thực sự đem đến những nhận thức mới mẻ về trí tuệ con người và kèm theo đó là những gợi ý trong việc xây dựng các PPDH phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực sẵn có của mỗi cá nhân đồng thời cải thiện, nâng cao các năng lực khác.

Vận dụng lý thuyết đa thơng minh trong DH nói chung, DHLS ở trường THPT nói riêng cần lưu ý một số yêu cầu sau:

- Phù hợp đặc trưng môn học: LS nghiên cứu về quá khứ, là cái đã

qua nên rất khó kiểm chứng. Điều này khiến HS khó hình dung và tiếp cận quá khứ một cách dễ dàng. Để HS có thể hịa nhập vào khơng gian LS của bài học, GV cần sử dụng các phương tiện DH như tranh ảnh, phim tư liệu hay lược đồ, sa bàn để tăng cường thị giác và trí thơng minh hình ảnh - không gian cho HS. Ngồi ra, LS cũng mang tính kế thừa. Bởi vậy, GV cũng cần có biện pháp để tác động vào khả năng tư duy, lập luận của HS. Bằng cách tìm ra mối liên hệ giữa các nhân vật và sự kiện; giữa nội dung LS này với nội dung LS khác. Đó cũng là một sự lựa chọn để tăng cường trí thơng minh logic của HS. Bên cạnh đó, những chuyến tham quan tới các di tích LS - văn hóa khơng chỉ tạo điều kiện tốt để HS được trải nghiệm và chứng kiến những gì cịn sót lại của người xưa mà còn là cơ hội để các em được hịa mình vào khơng gian tự nhiên cùng với những dấu vết của quá khứ. Đó là cách để phát huy trí thông minh tự nhiên của HS.

- Đảm bảo tính hệ thống: Việc vận dụng lý thuyết đa thông minh

trong DHLS ở trường PT đòi hỏi GV phải chuẩn bị kĩ lưỡng lộ trình và có những điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện. Hướng tới việc DH dựa trên những trí thơng minh nổi trội của HS và tìm cách phát hiện, phân hóa, phát triển các trí thơng minh chưa nổi trội trong quá trình DH thì GV phải thực sự làm việc một cách nghiêm túc và đam mê với HS của mình. GV cần đảm bảo mối liên hệ và sự kế thừa trong mỗi thao tác thực hiện. Và đương nhiên, tất cả các thao tác trong quá trình thực hiện đều phải hướng đến mục tiêu DH.

- Phù hợp với đối tượng DH: Việc vận dụng lý thuyết đa thông minh

trong DH nói chung, trong DHLS nói riêng là một gợi ý hay để nâng cao chất lượng DH. Tuy nhiên, trong bối cảnh điều kiện DH của nền giáo dục Việt Nam hiện nay thì việc áp dụng đại trà được coi là khó thực hiện. Đối tượng HS có khả năng cao vận dụng thành cơng lý thuyết đa thơng minh sẽ là nhóm HS thuộc các trường quốc tế, năng khiếu, trường chuyên và hệ thống trường dân lập có cơ sở vật chất tốt. Và ngay cả khi có điều kiện triển khai việc vận dụng lý thuyết này thì GV cũng cần có sự tìm hiểu, điều tra bước đầu các thông tin liên quan đến HS để đưa ra lộ trình và biện pháp thực hiện một cách phù hợp.

- Thống nhất về nguyên tắc nhưng linh hoạt, sáng tạo trong biện pháp thực hiện: Sự thống nhất về nguyên tắc đảm bảo tính đồng nhất và sự

hợp lý trong q trình DH cịn sự sáng tạo sẽ là yếu tố tạo điều kiện để quá trình DH được thơng suốt, mềm dẻo. HS là những chủ thể rất đa dạng. Các em có trí tuệ, khả năng nhận thức, điều kiện gia đình, tính cách riêng. Bên cạnh đó là các yếu tố tâm sinh lý và những biến động trong cuộc sống hàng ngày. Điều này địi hỏi GV phải có sự nhạy bén trong quan sát và có những ứng xử sư phạm phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 26 - 28)