Quy trình vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học môn sử ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 28 - 32)

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.4. Quy trình vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học môn sử ở

trường THPT

Để phát triển một loại trí thơng minh nào đó, ít nhất phải trải qua các bước sau đây: Một là phải loại bỏ những cản trở trên con đường phát triển tiềm năng. Hai là, phải làm quen với những PP nhằm thúc đẩy, hiện thực hóa tiềm năng đã có: Chủ động tiếp cận hoặc làm việc với những người thầy giỏi, tham gia các khóa học chun mơn, đọc những cuốn sách chuyên ngành hay theo đuổi những PP làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó là phải có sự cam kết cá nhân để phát triển tài năng.

Trên cơ sở tìm hiểu về lý thuyết đa thông minh của Howard Gardner, luận văn chỉ ra sơ đồ thể hiện quy trình vận dụng trong mơn LS như sau:

1. Khảo sát trí thông minh của HS theo lý thuyết đa thông minh (xây dựng phiếu khảo sát, khảo sát HS)

Trên cơ sở nghiên cứu những biểu hiện của các loại hình trí thơng minh theo quan điểm của Howard Gardner và tham khảo một số mẫu kiểm tra trắc nghiệm, luận văn đề xuất việc xây dựng một phiếu khảo sát trí thơng minh của HS. HS làm tập trung trên lớp trong khoảng thời gian cho phép là 20 phút.

2. Tổng hợp kết quả khảo sát HS ( Lấy kết quả, xử lý số liệu, đánh giá bước đầu, phân loại trí thơng minh thành các nhóm…)

Việc tổng hợp kết quả trí thơng minh HS được tiến hành ngay sau khi có kết quả thu được từ phiếu khảo sát. Dựa trên quy trình xử lý số liệu khoa học, GV có những số liệu sơ bộ về tình trạng phân hóa các loại hình trí thơng minh của HS. Đây là một trong những cơ sở dữ liệu quan trọng để đề xuất biện pháp vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS trong các bước kế tiếp. Bên cạnh đó, GV cũng xây dựng phiếu trả kết quả cho từng HS (Phụ lục 4: Phiếu trả kết quả) để HS nắm bắt được thế mạnh trí thơng minh của mình.

3. Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của HS đối với mơn LS

Vì “HS là trung tâm của lớp học” nên mọi hoạt động DH của GV luôn phải xoay quanh HS. Việc tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của HS đối với môn LS thường được tiến hành vào đầu năm học hoặc đầu kì học và được xác định trên cơ sở của những cuộc phỏng vấn, phiếu hỏi ngắn, hồ sơ môn học... Nguyện vọng của HS cũng có thể có sự thay đổi ít nhiều nên GV cần chủ động cập nhật để kịp thời đáp ứng được yêu cầu của HS, tăng cường chất lượng DH và tạo khơng khí cởi mở, gần gũi trong mỗi tiết học, buổi học.

4. Xây dựng kế hoạch bài dạy

- Xác định loại bài, vị trí, mục tiêu của bài học:

Đây là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy. Xác định đúng loại bài, vị trí và mục tiêu của bài học khơng chỉ giúp GV có định hướng rõ ràng, nhất quán trong suốt quy trình thực hiện mà cịn là cơ sở để đánh giá cải tiến sau mỗi tiết dạy. Cần gắn mục tiêu kiến thức, thái độ, kĩ năng của bài học với việc thúc đẩy sự phát triển của các loại hình trí thơng minh. Đặc biệt, việc xác định các kĩ năng như chọn lọc và khai thác tranh ảnh, cảm thụ âm nhạc hay vẽ sơ đồ tư duy, làm phim... đều liên hệ trực tiếp đến việc củng cố và phát triển các trí thơng minh hình ảnh/ khơng gian, logic, giao tiếp...

Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS sử ở trường PT cần chú ý đến việc phân loại bài học thuộc LS chính trị, quân sự, kinh tế hay văn hóa, xã hội. Bởi mỗi nội dung LS đều có đặc trưng riêng nên cách khai thác, tiếp cận cũng rất đặc thù.

- Xây dựng nguồn tài liệu tham khảo:

Đây là bước cần thiết để khẳng định chất lượng và sự sâu sắc trong nội dung bài dạy. Tài liệu tham khảo là sách GV, sách chuyên khảo, các bài báo, tạp chí, bài phỏng vấn; tranh ảnh; các đoạn phim tư liệu, các phóng sự... GV cũng hồn tồn có thể sử dụng các phần mềm làm phim hay bảo tàng ảo để chủ động thiết kế các sản phẩm phục vụ việc DH. GV hướng dẫn HS cách lựa chọn và thu thập các nguồn tài liệu tham khảo để nâng cao tính tích cực, chủ động của HS trong việc lĩnh hội kiến thức và phát triển các trí thơng minh.

- Lựa chọn hình thức tổ chức DH (trên lớp, HS tự học ở nhà), PP thích hợp với từng nội dung, từng phần của bài giảng (thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, xemina, tự nghiên cứu tài liệu…):

Việc lựa chọn hình thức tổ chức DH và PP DH quyết định rất lớn đến sự thành công của tiết dạy. Khơng gian lớp học, cách dạy có phù hợp thì nội dung kiến thức mới được truyền tải tự nhiên, lôi cuốn, thúc đẩy HS tham gia vào các hoạt động. Cần chú ý: các hoạt động trong bài dạy vận dụng lý thuyết đa thông minh cần phải được xây dựng dựa trên đặc trưng trí thơng minh của lớp; tăng cường việc thúc đẩy việc phát triển các trí thơng minh mạnh đồng thời điều chỉnh để cải thiện các trí thơng minh yếu. GV cần theo dõi sự chuyển biến của từng HS qua đánh giá sự hứng thú của các em đối với từng hoạt động mà GV chỉ định hoặc sự đăng kí của HS đối với những bài tập được lựa chọn hình thức thể hiện.

- Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ giảng dạy và việc học tập của HS (máy móc, thiết bị, sơ đồ, bản đồ, bảng thống kê…):

Đối với các trường có cơ sở vật chất tốt thì việc chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ giảng dạy không phải là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, khơng phải bài dạy nào GV cũng sử dụng tối đa các phương tiện DH mà cần có sự chọn lựa, điều chỉnh để phát huy tốt nhất hiệu quả của từng phương tiện và quan trọng hơn là tạo được sự hứng thú đối với HS trong mỗi tiết học. GV cũng chủ động liên hệ với phịng đồ dùng DH để có được số liệu chính xác, cụ thể các tranh ảnh, bản đồ, sa bàn... mà trường có để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng và tránh lãng phí.

- Lựa chọn hình thức, PP kiểm tra, đánh giá mức độ đạt mục tiêu bài học: DH hướng đến sự phát triển trí thơng minh của HS nên đánh giá cũng cần phải có sự tương ứng và phối hợp nhịp nhàng. PP đánh giá hết sức linh hoạt. Không đơn thuần là các bài luận được thực hiện ở trên lớp, GV có thể đưa ra những nhiệm vụ cụ thể với yêu cầu mạch lạc cho HS hoàn thành cá nhân hoặc theo nhóm ở nhà. GV tạo điều kiện để HS lựa chọn hình thức thể hiện để phát huy những năng lực nổi bật của các em. Đồng thời, với những hoạt động nhóm như thế, các em cũng có cơ hội để hiểu và hợp tác với nhau tốt hơn. Ở trên lớp, đề kiểm tra cũng cần được xây dựng đảm bảo mục tiêu kiến thức và có xây dựng ma trận đề, hình thức thể hiện đẹp mắt và có kết hợp linh hoạt nhiều mục tiêu kĩ năng.

- Viết giáo án bài dạy.

Viết giáo án bài dạy là việc tổng hợp tồn bộ q trình từ khâu xác định loại bài, xây dựng mục tiêu cho đến lựa chọn PP, hình thức tổ chức DH, kiểm tra, đánh giá... Giáo án bài dạy thể hiện ý tưởng và quy trình thực hiện của GV. Đối với giáo án vận dụng lý thuyết đa thông minh, điều đặc biệt quan trọng là GV cần phải thể hiện được tồn bộ quy trình DH nhằm hướng đến việc phát triển hoặc điều chỉnh trí thơng minh nào của HS.

5. Thu thập ý kiến phản hồi từ phía HS để có sự điều chỉnh phù hợp, liên lạc với GV chủ nhiệm và phụ huynh HS trong các trường hợp đặc biệt.

Cách nhanh nhất để nhận được thông tin phản hồi từ HS là sử dụng phiếu phản hồi và các bài kiểm tra ngắn. Mực độ hài lòng của HS về nội dung, PPDH, tác phong sư phạm, thái độ GV và khả năng nhận thức của các em là những thông tin quan trọng để GV kịp thời điều chỉnh nhằm hướng đến những giờ học thực sự chất lượng và đáp ứng được mục tiêu DH. Việc liên lạc với GV chủ nhiệm và phụ huynh HS là cần thiết đối với những HS đặc biệt. Đó có thể là những HS có những trí thơng minh nổi trội so với các thành viên trong lớp, HS có cá tính mạnh hay những HS tiếp thu chậm và vô vàn những trường hợp bất ổn về tâm sinh lý... Những trao đổi thường xuyên giữa nhà trường và gia đình là quan trọng trong việc kịp thời phát huy hoặc uốn nắn, điều chỉnh các em.

6. Đánh giá cải tiến: Sau mỗi tiết dạy, GV ghi lại thuận lợi, khó khăn, nội dung cải tiến cho bài dạy tiếp theo.

Đánh giá cải tiến là bước cuối cùng trong quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy và là khâu GV hay xem nhẹ trong quá trình DH. Sự rút kinh nghiệm và điều chỉnh qua từng tiết dạy thường bị GV sử dụng vốn kinh nghiệm để thực hiện chứ chưa trở thành một thao tác bắt buộc và lưu lại trong hồ sơ bài dạy. Với bài dạy vận dụng lý thuyết đa thông minh, GV sẽ cần thêm hồ sơ ghi chép sự phát triển các trí thơng minh của HS và tìm cách lý giải xem vì sao lại có sự biến chuyển đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 28 - 32)