Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 93 - 125)

2.3. Thử nghiệm sư phạm

2.3.4. Kết quả thử nghiệm

Kết quả thử nghiệm sư phạm được xem xét trên các phương diện

- Một là thơng qua quan sát lớp học để có những nhận xét khái quát về khơng khí lớp học, thái độ hợp tác, mức độ tập trung, khả năng nắm bắt bài và mức độ hứng thú của HS.

- Hai là đánh giá mức độ hiểu bài của HS và khả năng vận dụng các kĩ năng thông qua điểm số của bài kiểm tra.

Thông qua quan sát lớp học:

Nhìn chung, trong cả 2 tiết dạy, ấn tượng chung về khơng khí lớp học là sự sơi nổi và dân chủ. Giữa GV và HS có sự phối hợp nhịp nhàng, hào hứng gắn liền với các hoạt động đa dạng hướng tới việc phát huy các trí thơng minh của HS.

Tuy nhiên, với hình thức tổ chức là dạy học dự án ở tiết thứ 2, HS thực sự được làm chủ không gian lớp học. HS thể hiện được sự chững chạc, năng động và tự tin khi hóa thân trong các vai trị khác nhau. Điều này thể hiện ở việc HS chủ động sắp xếp bàn ghế để phù hợp với không gian của buổi triển lãm, chuẩn bị trang phục phù hợp với vai trị được phân cơng.

Thông qua bài kiểm tra:

* Đối với chuyên đề “Văn hóa Phục hưng”, GV có hai cơng cụ để đánh giá chất lượng bài dạy, đó là: kết quả chấm phiếu học tập (Phụ lục 5) và kết quả sản phẩm về nhà.

Nội dung chấm phiếu học tập chủ yếu đánh gia hai thông tin: Một là khả năng nắm bắt kiến thức, ghi chép mạch lạc, chính xác. Hai là kết quả phần hoàn thành bảng: Tên tác giả, tác phẩm của thời kì văn hóa Phục hưng sau khi xem phim do GV chuẩn bị.

Bảng 2.2: Bảng thể hiện kết quả chấm phiếu học tập Phong trào văn hóa Phục hưng của 30 HS trường PT liên cấp Olympia

Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tần số 0 0 0 0 0 0 0 0 3 20 7

Tỉ lệ (%)

0 0 0 0 0 0 0 0 10 66,7 23,3

Dựa vào bảng trên, có thể nhận thấy:

- 100% các HS đạt điểm giỏi trong phần đánh giá phiếu học tập. Đây là kết quả rất cao và thể hiện rằng các em đều có sự tập trung, nắm bắt bài tốt và chú ý theo dõi tiến trình bài dạy.

- Trong 30 HS được thử nghiệm, phần lớn HS đạt điểm 9 (66,7%). Các em đạt điểm 8 chủ yếu do trình bày chưa thật cẩn thận hoặc bị sai sót 1 hoặc 2 nội dung.

Sau chuyên đề “Văn hóa Phục hưng”, HS trong cả lớp được phân thành 3 nhóm thực hiện 3 nhiệm vụ khác nhau nhằm đánh giá khả năng của các nhóm nói chung và thế mạnh của từng thành viên nói riêng. Việc lựa chọn nhóm là hồn tồn dựa trên nguyện vọng của HS nên các em có điều kiện bộc lộ hết khả năng của mình. Nhóm 1: Đóng kịch, nhóm 2: Làm phim, nhóm 3: thuyết trình. Cả ba nhóm đều thực hiện những nội dung liên quan đến thành tựu của văn hóa Phục hưng.

Sau khi thu sản phẩm về nhà của HS sau chuyên đề Văn hóa Phục hưng, có thể đánh giá sơ bộ như sau:

- Một là, hình thức sản phẩm của HS đa dạng, hình thức bắt mắt, đảm bảo nội dung cơ bản và những yêu cầu khác do GV đặt ra.

- Hai là, sản phẩm nhóm 1 với hình thức là kịch – phim Rơ-mi-ơ và Ju-li- et là chất lượng hơn cả. HS có ý tưởng dựng phim sáng tạo, có phân vai, hóa trang, đạo cụ và thực hiện những cảnh quay và dựng phim ngay tại khn viên trường. Có một điều rất đặc biệt là HS có đưa thêm một số yếu tố gây hài

nhằm tạo ra sự sinh động, hóm hỉnh cho sản phẩm. Như là Rơ-mi-ơ là do 1 HS nữ với vóc dáng nhỏ nhắn thủ vai và Ju-li-et do 1 HS nam diễn xuất.

- Ba là, các slide thuyết trình có sự đầu tư thơng tin và hình ảnh minh họa, có trích dẫn nguồn rõ ràng.

* Trong chuyên đề “Văn hóa Việt Nam TK X - XVIII”, HS được phân công rõ ràng gắn liền với vai trị và hình thức thể hiện khác nhau. Trên thực tế, các HS đã trình bày các sản phẩm của mình với hình thức đa dạng, cụ thể là:

- Giới thiệu về phố cổ Hà Nội (Nhóm Hà Anh) với ý tưởng là sử dụng bản đồ Hà Nội trên phần mềm Powerpoint, hướng các thành viên trong lớp tham quan các địa danh tại khơng gian lớp học với những hình ảnh đặc trưng của khu phố đó.

- Thuyết trình về phố cổ Hà Nội với ý tưởng là một hành trình du lịch khám phá thủ đô với những người bạn đồng hành. Với những cảnh quay thực tế, lời thoại tự nhiên và thông tin được chắt lọc. Đây thực sự là một sản phẩm quảng bá du lịch Hà Nội đạt chất lượng tốt.

- Thuyết trình giới thiệu nghề khắc dấu tơ tịch và ván khắc của làng tranh Đơng Hồ (Nhóm HS Phong Vân). HS mang đến lớp những hiện vật và sản phẩm cụ thể thể các thành viên khác theo dõi. Chính bởi vậy, những nghề thủ cơng truyền thống có niên đại rất xa ngày nay lại được tái hiện một cách sinh động và hết sức dân giã.

- Dựng phim thuyết trình về một thức quà mang đậm dấu ấn Hà Nội là cốm làng Vòng. Làng Vòng gắn liền với tinh hoa ẩm thực “cốm” của người Tràng An. Nhóm HS Thảo Nguyên, Châu Anh, Cẩm Ly đã chia sẻ hiểu biết và cả sự trải nghiệm của mình trong chuyến hành trình khám phá làng Vịng.

Những hình thức thể hiện sản phẩm của các HS trong cả hai tiết dạy đều hướng tới các trí thơng minh vận động, hình ảnh và âm nhạc. Bên cạnh đó, với tiết dạy thứ hai, HS cịn phát triển nhiều hơn các kĩ năng giao tiếp, ngơn ngữ... góp phần phát triển đa dạng các trí thơng minh của HS.

Kết quả thu được từ sau hai tiết thử nghiệm việc vận dụng Lý thuyết đa thông minh trong môn Lịch sử tại trường PT Liên cấp Olympia cho thấy:

Một là, HS có nhiều điều kiện bộc lộ và phát huy các trí thơng minh của mình thơng qua các hoạt động học tập cụ thể dưới sự hướng dẫn của GV. HS chủ động và trở thành trung tâm của lớp học. Sau mỗi tiết học, HS không chỉ nắm bắt được những kiến thức cơ bản, phù hợp với mục tiêu kiến thức của từng chun đề mà cịn có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động và vai trò phong phú hơn.

Hai là, so với tiết thử nghiệm thứ nhất thì tiết thử nghiệm thứ hai đạt được một số ưu điểm sau. Ở tiết thử nghiệm 1, GV vẫn thể hiện là người chuẩn bị nhiều hơn trong mọi hoạt động DH, từ tranh ảnh đến dựng phim, làm phiếu học tập, hướng dẫn HS làm bài về nhà với các tiêu chí đánh giá cụ thể... cịn ở tiết thử nghiệm 2, vai trò của GV khá thầm lặng. GV giao cho HS chủ động tổ chức giờ học và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Lúc này, GV thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là cố vấn (tư vấn) cho HS. Bên cạnh đó, trong tiết thử nghiệm 2, HS cũng có cơ hội được thể hiện nhiều hơn những thế mạnh của mình. Từ tổ chức chương trình, làm người dẫn, diễn xuất đến thuyết trình,... Và đặc biệt là HS có dịp trải nghiệm sự phối kết hợp với các bạn của mình. Một tiết dự án thành cơng khơng đơn giản là mỗi người thực hiện đúng, đạt vai trị của mình mà quan trọng hơn là sự phối hợp linh hoạt, hài hòa giữa các thành viên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 đã đồng thời chỉ ra vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình LS lớp 10 THPT và sự khác biệt trong chương trình mơn Lịch sử tại trường PT liên cấp Olympia. Từ đó, đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy vận dụng lý thuyết đa thông minh trong môn LS.

Về cơ bản, thứ tự các thao tác trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy thông thường và bài dạy vận dụng lý thuyết đa thông minh không có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, ở bài dạy vận dụng lý thuyết đa thông minh , GV buộc phải khảo sát trí thơng minh của cả lớp vào đầu năm học, đánh giá bước đầu các trí thơng minh nổi trội hay không nổi trội của các thành viên và kết thúc quy trình này, GV một lần nữa tổng kết hiệu quả thực hiện.

Việc thử nghiệm sư phạm đề xuất trong luận văn cũng có nhiều điểm khác biệt. Thay vì GV dạy cùng một nội dung song triển khai hai phương pháp DH khác nhau tại hai lớp khác nhau thì trong luận văn văn này, việc thử nghiệm được tiến hành trên cùng một đối tượng nhưng tại hai thời điểm khác nhau. Điều này cho thấy sự thay đổi, chuyển biến của đối tượng HS khi được áp dụng cùng một phương pháp DH trong một khoảng thời gian nhất định.

Những thành công bước đầu trong kết quả thử nghiệm cho thấy: Việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS ở PT là có tính khả thi. Tuy nhiên, sự khả thi này trước hết phù hợp ở các cơ sở và mơi trường giáo dục có sự ủng hộ của nhà trường trong việc ứng dụng các PPDH tích cực, cơ sở vật chất tốt và GV hưởng ứng việc thực hiện.

KẾT LUẬN

Đề tài “Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10

trường trung học phổ thông” đã đạt được một số kết quả nghiên cứu sau:

Một là, về lý luận, đề tài đã làm rõ một số nội dung liên quan đến Howard Gardner, sự ra đời và nội dung của lý thuyết đa thông minh. Trên cơ sở chỉ ra các biểu hiện của 8 loại hình trí thơng minh, đề tài cũng khẳng định mỗi HS có sự phát triển trí thơng minh đa dạng và sự khác biệt này ảnh hưởng rất nhiều đến thiên hướng tiếp thu kiến thức của các em. Đề tài cũng đã chỉ ra yêu cầu và quy trình vận dụng lý thuyết đa thơng minh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông một cách mạch lạc.

Hai là, về thực tiễn, trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu nguồn tài liệu sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, quan sát lớp học, sử dụng phiếu khảo sát và hiểu biết của bản thân, người viết cũng đã thu thập được những thông tin khách quan về thực trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học nói chung và dạy học LS nói riêng. Về cơ bản, các trường PT và các GV đã chú trọng đến việc áp dụng các PPDH tích cực trong giảng dạy. Tuy nhiên, sự hiểu biết và vận dụng lý thuyết này trong DH chưa thật phổ biến.

Qua quá trình khảo sát tại trường PT liên cấp Olympia có thể đánh giá bước đầu: Nhà trường có rất nhiều lợi thế trong việc triển khai, vận dụng lý thuyết đa thông minh trong quá trình DH. Việc khảo sát trí thơng minh HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia cho thấy các em có lợi thế về trí thơng minh vận động, hình ảnh, âm nhạc và có phong cách học tập rất chủ động, tự tin. GV nhà trường có sự hiểu biết tốt và rất ủng hộ việc vận dụng lý thuyết đa thơng minh trong DH. Đây chính là cơ sở quan trọng để chúng tơi đề xuất quy trình vận dụng và thử nghiệm ở chương 2.

Ba là, trong nội dung chương 2, người viết trên cơ sở chỉ ra vị trí, mục tiêu và nội dung chương trình LS PT và các chuyên đề môn LS của khối 10 trường PT liên cấp Olympia để đưa ra quy trình vận dụng lý thuyết đa thơng minh vào DHLS. Điểm nhấn của quy trình này là phần khảo sát trí thơng

minh HS trước khi bước vào học kì. Bên cạnh đó là việc quan tâm hơn đến mục tiêu kĩ năng và thái độ của HS khi tiến hành xác định mục tiêu. Khi lựa chọn phương pháp dạy học, GV cũng cần lựa chọn các phương pháp có lợi thế trong việc phát huy tốt các năng lực trí thơng minh của các em. Cuối cùng, việc thử nghiệm sư phạm cho thấy hiệu quả bước đầu của việc vận dụng lý thuyết đa thông minh vào DH, đặc biệt là tạo điều kiện để HS bộc lộ và phát huy các trí thơng minh của mình.

Như vậy, vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DH nói chung, DHLS nói riêng có ý nghĩa lý lý luận và thực tiễn sâu sắc. Lý thuyết này dựa trên cơ sở khoa học là sự phát triển đa dạng các trí thơng minh của con người. Từ đó gợi ý cách thức thực hiện các PP và hình thức tổ chức DH phù hợp để góp phần phát triển trí thơng minh và nâng cao chất lượng DH. Việc vận dụng lý thuyết này trước hết phù hợp với các cơ sở giáo dục quốc tế, tư thục và các trường chuyên, trường năng khiếu có cơ sở vật chất tốt, nhà trường ủng hộ và GV sẵn sàng thực hiện các PPDH tích cực.

Trong thời gian tới, để lý thuyết đa thông minh của Howard Gardner được ứng dụng nhiều hơn nữa trong DH nói chung, DHLS nói riêng cần sự nỗ lực lớn của toàn ngành giáo dục và XH. Luận văn cũng xin được đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Một là, về phía các cơ quan lãnh đạo giáo dục Bộ Giáo dục, các Sở, phòng Giáo dục cần ban hành nhiều quy chế, chính sách thúc đẩy việc nghiên cứu và biên soạn các nội dung nghiên cứu, vận dụng lý thuyết đa thông minh; tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề để phổ biến và nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và GV các trường PT; thực hiện các cuộc thi GV giỏi vận dụng lý thuyết đa thông minh giữa các cụm trường...

Hai là, về phía trường, khuyến khích các GV vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DH, trước hết là việc tiến hành khảo sát trí thơng minh một cách hệ thống nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các PPDH phù hợp. Các tổ chuyên môn cũng nên xây dựng các tiết chuyên đề vận dụng lý thuyết

đa thơng minh và coi đó là các buổi trao đổi kinh nghiệm thực tế để cải tiến bài dạy. Bên cạnh đó là việc tăng cường cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết bị nghe nhìn trong phịng học để GV có thể sử dụng các đoạn phim tư liệu và trình chiếu tranh ảnh phục vụ bài dạy.

Với phương châm giáo dục, “HS là trung tâm của lớp học”, DH dựa trên sự đa dạng của trí tuệ HS và đặc thù của mỗi chủ thể, hy vọng rằng, trong thời gian tới, lý thuyết đa thông minh sẽ thực sự phát huy được hiệu quả của mình trong DH nói chung, DHLS nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.s Hồ Sỹ Anh (2013), Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp

cận năng lực HS và mục tiêu dạy làm người, Tạp chí Dạy và học ngày

nay, số 4.

2. Nguyễn Tuấn Anh (2010), Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Dạy và học

ngày nay.

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2015), Chương trình giáo dục phổ thơng tổng

thể (Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới .

4. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên lịch sử 10, NXB Giáo dục.

5. TS. Trần Đình Châu (2013), Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học

ở trường phổ thơng, Tạp chí Giáo dục số 316.

6. GS.TS Nguyễn Thị Côi, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả

dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

7. Th.s Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), Dạy học phân hóa dựa vào phong cách học tập của học sinh, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 10.

8. PGS.TS Trần Khánh Đức, Lý thuyết đa thông minh và đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học, Tạp chí Lý luận – Dạy học.

9. Hoàng Thanh Hải (2012), “Ý nghĩa giáo dục qua việc sử dụng di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 93 - 125)