Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 32)

1.2.1. Thực trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử ở trường THPT ở trường THPT

Thân Nhân Trung - Một học giả uyên bác thời Lê sơ đã từng nói: “Hiền

tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, ngun khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Đào tạo, tuyển chọn và

sử dụng nhân tài từ lâu đã trở thành trách nhiệm mang tính chất sống cịn đối với sự phát triển của đất nước.

Cùng với đổi mới kiểm tra, đánh giá được coi là khâu đột phá thì việc triển khai các PPDH tích cực cũng đang được các nhà giáo dục và các thầy, cô giáo hết sức quan tâm. Với LS - bộ mơn đang bị báo chí và dư luận xã hội

“mổ xẻ” bởi tình trạng trẻ em khơng thích học LS, không biết nhiều về LS

dân tộc càng đặt ra những vấn đề nhức nhối cho các nhà sư phạm.

Vậy trên thực tế, lý thuyết đa thông minh đã được vận dụng như thế nào trong DH nói chung, trong mơn LS nói riêng?

Nếu coi việc sử dụng các PPDH tích cực một cách linh hoạt nhằm nâng cao năng lực HS của HS là một chiến lược dài hạn của GV thì việc vận dụng lý thuyết đa thơng minh sẽ hỗ trợ và góp phần khơng nhỏ để thực hiện thành cơng chiến lược đó. Trên thực tế, có khơng ít GV đã tăng cường việc sử dụng các PPDH tích cực như: dùng tranh ảnh, bản đồ, sa bàn; thiết kế và sử dụng phiếu học tập; sử dụng sơ đồ tư duy hay DH tình huống... để nâng cao chất lượng bài dạy, đáp ứng được mục tiêu DH và giúp HS có hứng thú hơn. Tuy nhiên, ở các trường công lập, việc triển khai các PPDH tích cực chưa thật phổ biến. Một phần của hiện thực này là năng lực sư phạm và tài liệu DH còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu.

Lý thuyết đa thông minh được công bố từ 1983, đến nay đã trên 30 năm song chưa thực sự có ảnh hưởng và chi phối nhiều đến PPDH của các thế hệ GV. Bởi chưa có một hội nghị hay lớp học nghiệp vụ nào trang bị bài bản nội dung hay cách vận dụng lý thuyết này vào thực tế DH của GV trên phạm vi cả nước.

Bên cạnh hệ thống trường công lập, bán công, dân lập, tư thục chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo thì sự tồn tại của các cơ sở giáo dục quốc tế ở Việt Nam hiện nay cũng đáp ứng một cách nhanh chóng nhu cầu của một bộ phận phụ huynh và các em HS, góp phần giải quyết áp lực trường lớp và đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Cần khẳng định rằng: Các cơ sở giáo dục quốc tế ở Việt Nam hiện nay đều có những ưu thế lớn về cơ sở vật chất, chương trình DH và là những mơi

trường thuận lợi để phát huy tối đa cá tính, sở trường và đam mê của các em, tạo hành trang để các em trở thành những cơng dân tồn cầu với những phẩm chất, năng lực và khả năng thích nghi tốt. Học tập trong mơi trường quốc tế ngay tại Việt Nam, các em cũng được chú trọng phát triển cái tôi mang bản sắc Việt Nam, “hịa nhập mà khơng hịa tan trong môi trường giáo dục quốc

tế”. Sự xuất hiện của các ngôi trường quốc tế và tư thục chất lượng cao ở Hà

Nội trong thời gian qua đã trở thành những điểm sáng trong giáo dục Việt Nam. Những HS Việt Nam bước ra trường quốc tế với một phong thái tự tin, bản lĩnh và thực sự tài năng nữa.

Nếu trường PT liên cấp Wellspring xây dựng một hệ thống chương trình đào tạo tồn diện với ba mặt: Tri thức – Trí tuệ, Nhân cách – Tâm hồn, Năng lượng – Cảm xúc thì trường PT liên cấp Olympia cũng đang nỗ lực để thực hiện sứ mệnh “mang đến cho HS những trải nghiệm hội nhập với việc học tiếng Anh và các vấn đề toàn cầu trong khi vẫn gìn giữ các giá trị Việt Nam bằng việc phát triển các kỹ năng cơ bản, thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề đồng thời chú trọng các nguyên tắc đạo đức, nhờ đó HS sẽ sẵn sàng thích nghi, ứng biến và vượt mọi thử thách - chúng tôi chuẩn bị cho HS sẵn sàng trong cuộc sống”.

Lý thuyết đa thông minh của Howard Garner hướng đến việc DH dựa trên sự phát triển các loại hình trí thơng minh tự nhiên của trẻ, nhấn mạnh yếu tố cá biệt trong từng cá nhân để có được PP giáo dục phù hợp và hiệu quả nhất. Đó là sự đồng nhất lý tưởng giáo dục của các môi trường giáo dục chất lượng cao và nhà tâm lý học sư phạm Garner.

Bên cạnh các mơ hình giáo dục quốc tế, một số trường mẫu giáo ở Việt Nam cũng đã bước đầu quan tâm nghiên cứu và đề xuất việc vận dụng lý thuyết đa thông minh vào thực tế DH và kiểm tra đánh giá. Trong đó có thể kể đến: Trường mầm non cao cấp Bibi Home, trung tâm bé thông minh hay trung tâm Gene Code (Phân tích vân tay)...

Bên cạnh các trung tâm giáo dục kể trên, việc đề xuất vận dụng thuyết đa thơng minh cịn được đăng tải trên một số trang web hay diễn đàn có uy tín như: Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam hay webtretho. Đây cũng được coi là kênh thông tin quan trọng, có khả năng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng xã hội, tạo những luồng thông tin tốt để mọi người có được những hiểu biết sâu rộng hơn về một lý thuyết có khả năng ứng dụng cao trong lĩnh vực giáo dục như lý thuyết đa thông minh.

Cùng với chủ trương đổi mới căn bản và tồn diện trong giáo dục thì việc đẩy mạnh DH phân hóa hay DH hướng đến sự phát triển năng lực của HS cũng đem lại những tín hiệu khởi sắc. Điều này chứng tỏ chủ trương của

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã bám sát yêu cầu thực tiễn, đã chú trọng phát triển các năng lực đa dạng của HS chứ không đơn thuần là kiểm tra kiến thức bằng bài viết. Cùng với đó, việc dạy thêm, học thêm cũng đã được hạn chế,

tạo điều kiện cho HS phát triển một các cân đối, hài hịa giữa học tập và giải trí.

Căn cứ vào công văn số 1258/BGDĐT – GDTrH về việc không thi tuyển vào lớp 6, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội yêu cầu tất cả các trường THCS trên địa bàn thành phố tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển. Theo đó, hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam đã mạnh dạn đề xuất cách thức tuyển sinh vào trường dựa trên Lý thuyết đa thông minh, cụ thể là: “Mỗi HS sẽ phải thể hiện năng lực của mình trên bài

test trong vòng 45 phút dưới dạng viết, sẽ phát hiện các mặt trí tuệ năng lực sau: ngơn ngữ, khơng gian hình ảnh; logic, sáng tạo; cơ thể và tri giác vận động, nội tâm bao gồm cả hành vi và thái độ cá nhân, giao tiếp, âm nhạc”.

Đề xuất của nhà trường bước đầu đã được đông đảo dư luận quan tâm. Song nhận thấy Lý thuyết đa thơng minh vẫn cịn khá mới mẻ với nhận thức của các bậc phụ huynh và các em HS, hơn thế nữa: Đây lại là năm đầu tiên tổ chức xét tuyển vào lớp 6 ở Hà Nội nên ngày 5 tháng 6 năm 2015, được sự phê duyệt của Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, Trường THPT Chuyên

Hà Nội Amsterdam đã chính thức đưa ra phương án tuyển sinh đối với học sinh lớp 6. Theo đó, tổng điểm xét tuyển sẽ dựa trên kết quả học tập của 5 năm tiểu học cùng với các chế độ ưu tiên, khuyến khích cộng điểm khác.

Trên thực tế, lý thuyết đa thông minh chưa được sử dụng để xây dựng cách thức tuyển sinh vào lớp 6 trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam song với uy tín của nhà trường thì việc Hiệu trưởng từng đề xuất phương án tuyển sinh trên cơ sở ứng dụng Lý thuyết này đã mang đến những ảnh hưởng nhất định trong dư luận xã hội, đặc biệt từ phía các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và các em HS.

Trên cơ sở tổng quan thực trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS ở một số trường PT, ta có thể nhận thấy rằng: Phần lớn các trường quốc tế, tư thục có nhiều yếu tố thuận lợi trong việc giáo dục HS, ít nhiều có sự tương đồng với những triết lý giáo dục được đưa ra trong lý thuyết đa thơng minh. Sự tương đồng đó là: Xây dựng chương trình, PPDH có sự quan tâm đến tính cá thể và sự phân hóa, phát triển cả ba mặt trí tuệ - nhân cách và thể chất.

Điều kiện để một môi trường giáo dục có thể vận dụng lý thuyết đa thông minh không phải dễ thực hiện. Với những lớp học lên tới 45 - 55 HS của hệ thống trường công lập ở Việt Nam thì thực sự rất khó để có thể ứng dụng triển khai việc vận dụng lý thuyết này. Bên cạnh đó là chương trình học thiên về nội dung kiến thức, PPDH chưa có sự đổi mới đồng bộ, cơ sở vật chất thiếu thốn, thu nhập GV thấp... luôn là rào cản lớn trong việc vận dụng các PPDH tích cực.

Chính bởi vậy, việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS ở trường PT, trước hết sẽ phù hợp với điều kiện của các trường quốc tế, tư thục và hệ thống trường chuyên, trường năng khiếu. Một khi hiệu quả của PPDH trên cơ sở vận dụng Lý thuyết đa thông minh được kiểm chứng và được đông đảo giới chuyên môn cũng như dư luận cơng nhận thì tính ứng dụng của lý thuyết đa thơng minh sẽ có bước tiến nhanh chóng hơn.

1.2.2. Thực trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông liên cấp Olympia ở trường phổ thông liên cấp Olympia

1.2.2.1 Giới thiệu về trường phổ thông liên cấp Olympia

Trường PT liên cấp Olympia được thành lập năm 2010, là sự kế thừa và phát triển của hệ thống giáo dục Dream house. Là trường quốc tế nên Olympia cũng mang những đặc điểm tương đồng trong hệ thống các trường quốc tế trong phạm vi cả nước như:

- Trường được giám định bởi những tổ chức giám định uy tín trên thế giới.

- Đội ngũ giáo viên bản ngữ hoặc đa quốc tịch hoặc có trình độ được công nhận ở phạm vi quốc tế.

- Hiệu trưởng phải là người bản ngữ hoặc là một công dân quốc tế từ một đất nước có nền giáo dục phát triển, được cơng nhận với các bằng cấp bởi các tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới.

- HS có nhiều quốc tịch khác nhau.

- Ngôn ngữ giáo dục là ngôn ngữ quốc tế, phổ biến là tiếng Anh, tiếng Pháp.

- Chương trình đào tạo được cơng nhận quốc tế. Ví dụ như chương trình AP, IB, Alevel được cơng nhận ở các nước Mỹ, Australia, Canada...

- Cơ sở vật chất phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Chủ đầu tư có uy tín về đầu tư giáo dục và có định hướng rõ ràng dài lâu trong sự phát triển giáo dục.

- Bằng cấp có giá trị quốc tế.

Trên thực tế, các tiêu chí của một trường quốc tế đều được Olympia đặc biệt coi trọng:

Về chương trình đào tạo: đối với bậc THPT, ngồi chương trình cơ

bản (gồm các bộ mơn tương đương với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì HS cịn được trải nghiệm các môn học trong chương trình sáng tạo

như: Nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, kỹ năng sống, khoa học vui, công nghệ thông tin và truyền thơng. HS được học song song GV người nước ngồi và GV người Việt.

Về cơ sở vật chất: Trường được xây dựng trong khuôn viên với tổng

diện tích 10.000 m2, tọa lạc tại khu đô thị mới Trung Văn, Hà Nội. Trường được thiết kế bởi hai nhà tư vấn thiết kế trường học hàng đầu là Perkins Eastman (Mỹ) và Archipel (Pháp) đảm bảo cho HS khuôn viên học tập hàng đầu. Với hệ thống cơ sở vật chất đẳng cấp và tiện nghi, Olympia có thể phát huy tối đa thế mạnh của mình trong việc đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin và luôn cập nhật các PP học mới lạ, hiệu quả.

Đến với Olympia là đến với môi trường học tập khang trang đẳng cấp thế giới với hệ thống phòng học, phòng chun mơn đặc biệt (Phịng thanh nhạc, phịng thí nghiệm, phịng tập thể hình, phịng thể thao đa năng, phịng thực hành tiếng…) được trang bị các trang thiết bị hiện đại, thư viện, nhà ăn, phòng y tế và khn viên ngồi trời rộng hơn 3000 m2…

Về đội ngũ giáo viên: Nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng cao, có phong cách làm việc chuyên nghiệp và phù hợp với định hướng phát triển của nhà trường thì trong những năm qua, quy trình tuyển dụng GV ln được phịng nhân sự và các tổ chuyên môn của nhà trường thực hiện một cách bài bản, chặt chẽ nhằm tuyển dụng được đội ngũ nhân sự phù hợp nhất.

Bên cạnh những yếu tố đảm bảo tiêu chí của một trường quốc tế nói chung thì Olympia cịn có những thế mạnh riêng của mình, cụ thể như sau:

Olympia là trường Việt Nam đầu tiên ở Hà Nội đào tạo theo chuẩn giáo dục Hoa Kỳ với 3 cấp học: Tiểu học, THCS và THPT. Hướng tới mục tiêu giúp HS “Sẵn sàng cho cuộc sống”, chương trình đào tạo của Olympia thực sự khác biệt khi mang lại cho HS các giá trị “Nhân cách, tri thức, kỹ năng và cơ hội”. Bên cạnh đó, khi học tập tại Olympia, HS sẽ được hưởng thêm nhiều yếu tố khác biệt như các chương trình phát triển tài năng nghệ thuật và thể

thao đa dạng, các chương trình giáo dục giới tính và chăm sóc bản thân được chú trọng đào tạo như mơn học chính khóa.

Triết lý giáo dục của nhà trường được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học của thuyết đa thông minh. Triết lý này được coi là kim chỉ nam, quyết định mơ hình, cách thức quản lý cũng như PP giáo dục của nhà trường. Với hệ thống cơ sở vật chất đẳng cấp và tiện nghi, Olympia có thể phát huy tối đa thế mạnh của mình trong việc đẩy mạnh sử dụng cơng nghệ thơng tin và luôn cập nhật các PP học mới lạ, hiệu quả.

Bên cạnh những giờ học nội khóa, nhà trường cịn tạo điều kiện để mỗi HS có thể tham gia các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa, giao lưu, trại hè… nhằm tạo ra những sân chơi bổ ích, tăng cường giao tiếp và định hình dần phong cách làm việc cho mỗi cá nhân. Các chương trình hè “Super summer”, câu lạc bộ “Thế giới kì thú”, Cuộc thi vẽ tranh B Designer hay Olympia Star đều trở thành các sân chơi, các diễn đàn để HS có thể phát huy tích cực sở thích, năng khiếu của mình. Đó thực sự là mơi trường thuận lợi để phát hiện, ươm mầm và phát huy các loại hình trí thơng minh của trẻ. Đến lượt mình, sự phát triển của các loại hình trí thơng minh đó sẽ thúc đẩy hoạt động học hiệu quả.

1.2.2.2. Mục đích, nội dung, đối tượng khảo sát

Để có được những số liệu tin cậy, phản ánh khách quan thực trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh của trường PT liên cấp Olympia, việc khảo sát cần được tiến hành một cách khoa học. Trên cơ sở những thông tin thu thập được từ việc trao đổi với GV và phiếu khảo sát HS, người viết tiến hành xử lý số liệu. Từ đó có được những dữ liệu cụ thể để đề xuất quy trình vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS ở trường PT liên cấp Olympia.

* Đối với GV:

Tương tự như các trường quốc tế khác trong phạm vi cả nước, trường PT liên cấp Olympia có số lượng HS khiêm tốn hơn rất nhiều so với các trường PT công lập khác. Tỉ lệ thuận với điều này nên số lượng cán bộ quản

lý, GV còn hạn chế. Số GV LS của nhà trường là 3 và có trách nhiệm giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 32)