Chính sách phát triển NLS Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu sàng lọc các loài vi tảo biển quang tự dưỡng có hàm lượng lipid cao, thành phần acid béo phù hợp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học (Trang 39 - 40)

Ngày 20/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Đây là định hướng đúng đắn trong việc tìm kiếm và sử dụng nguồn năng lượng sạch mới trong tương lai ở nước ta. Mục tiêu tổng quát của Đề án là nhằm phát triển NLSH thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Đề án cũng đã đưa ra các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, các nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp chính thực hiện đề án. Mục tiêu cụ thể là đến năm 2010, xây dựng và phát triển được các mô hình sản xuất thử nghiệm và sử dụng NLSH quy mô 100 nghìn tấn E5 và 50 nghìn tấn B5/năm bảo đảm đáp ứng 0,4% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Đến năm 2015, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 250 nghìn tấn (pha được 5 triệu tấn E5, B5), đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Đến năm 2025, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Cùng với Đề án này là một số Quyết định và Thông tư của các bộ, ban, ngành về việc quản lý, hướng dẫn, thi hành để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án (Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, Quyết định 177/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Như vậy, có thể nói rằng, NLSH đang dần dần trở thành một xu thế tất yếu trong định hướng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Điều này

càng cho thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, xây dựng, cải tiến các quy trình công nghệ sản xuất cũng như khai thác các nguồn nguyên liệu tiềm năng là một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến tương lai phát triển của NLSH ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sàng lọc các loài vi tảo biển quang tự dưỡng có hàm lượng lipid cao, thành phần acid béo phù hợp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học (Trang 39 - 40)