Những nghiên cứu và thử nghiệm về NLS Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu sàng lọc các loài vi tảo biển quang tự dưỡng có hàm lượng lipid cao, thành phần acid béo phù hợp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học (Trang 35 - 39)

Nhận thức về lợi ích của NLSH đã có từ một thập niên gần đây ở Việt Nam. Tại một số trung tâm nghiên cứu và các trường đại học đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về hướng phát triển NLSH. Nhiều cơ quan thuộc các bộ, các ngành như giao thông vận tải, nông nghiệp, năng lượng cũng đã quan tâm đến lĩnh vực này. Tại Phân viện Khoa học Việt Nam ở Thành Phố Hồ Chí Minh đã có một nhóm cán bộ nghiên cứu thành công ép hạt dầu jatrophra để tạo ra biodiesel. Năm 2004, Phân viện này cũng đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất biodisel từ mỡ động vật và dầu thực vật. Trong đó, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Đình Thành đã "ra mắt" công nghệ sản xuất biodiesel từ nguồn dầu phế thải và mỡ cá basa. Đặc biệt trong 5 năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu NLSH từ phòng thí nghiệm đã được giới sản suất ứng dụng trong

thực tế. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp như công ty mía đường Lam Sơn (Thanh Hoá), Sài Gòn Petro, Công ty rượu Bình Tây (Thành phố Hồ Chí Minh), đã bắt đầu sản xuất ethanol. Ở một số tỉnh thành thuộc khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long như An Giang, Long An, Cần Thơ… có những công ty đã thử sản xuất biodiesel từ mỡ cá tra và cá basa như

công ty AGIFISH… với tổng công suất khoảng 40.000 tấn/năm, nhưng do chưa có tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nên chưa thương mại được. Năm 2009, công ty

Hình 6. Sản phẩm biodiesel của Công ty Minh Tú

trách nhiệm hữu hạn Minh Tú đã khởi công xây dựng nhà máy với khoản tiền đầu tư khá lớn là 12 tỷ đồng để sản xuất biodiesel (hình 6).

Trong những năm gần đây, giới nghiên cứu ở Việt Nam rất chú ý đến một loại cây có tên khoa học là Jatropha curcas, tên tiếng Việt là ''cây cọc rào, cây cọc giậu hay cây dầu mè'', còn gọi nôm na là ''cây diesel'' do khả năng cho dầu của nó (hình 7). Theo tiến sĩ Lê Võ Định Tường thuộc Phân viện hoá học các hợp chất thiên nhiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, đặc điểm của loại cây này là sức chịu hạn cao nên rất dễ trồng. Loại cây này cho rất nhiều hạt, khi ép ra có thể thu được dầu với tỷ lệ từ 1 đến 3 tấn trên mỗi hecta. Dầu thu được lại không cần chế biến phức tạp. Dầu biodiesel từ cây

jatropha có chứa oxy trong phân tử và không có sulfur nên được đốt cháy hết, giảm thiểu các khí thải nhà kính và khí gây ung thư. Bên cạnh đó, cây jatropha có thể được dùng làm phân hữu cơ, làm thức ăn gia súc; sinh khối của vỏ, quả, thân, lá có thể được dùng để sản xuất biogas. Việc tiến sĩ Thái Xuân Du, Trưởng phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới, chiết xuất thành công dầu diesel từ hạt dầu mè (tỷ lệ dầu tới 32-37%) đã có thể mở ra một hướng đầu tư mới cho các doanh nghiệp Việt Nam (Sinh học Việt Nam, 24/07/2006, http://www.sinhhocvietnam.com).

Nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Trần Khắc Chương, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu thành công một quy trình công nghệ có thể sản xuất ra những loại hóa chất phục vụ điều chế xăng sinh học từ chính những nguồn nguyên liệu rẻ tiền của Việt Nam... Hiện tại, nhóm nghiên cứu này công bố đã hoàn chỉnh quy trình công nghệ và thiết kế, chế tạo mô hình pilot sản xuất cồn tuyệt đối 100%, đạt công suất khoảng 100kg/ngày (hình 8) và sử dụng loại

hóa chất do chính nhóm nghiên cứu này chế tạo để sản xuất được xăng sinh học đủ tiêu chuẩn (Sinh học Việt Nam, 07/03/2006, http://www.sinhhocvietnam.com).

Ngày 15/9/2008, Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOIL) đã lần đầu tiên giới thiệu và bán thí điểm xăng E5 (tên thương mại là Gasohol E5) tại một số trạm bán lẻ xăng dầu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (hình 9). Ethanol 99,6% được nhập khẩu từ Trung Quốc, sau đó pha với xăng

A95 và A92 với tỷ lệ 5% ethanol theo thể tích để thành xăng ethanol E5. Xăng E5 được bán với giá 16.500 đồng một lít, rẻ hơn 500 đồng so với xăng A92 và 1000 đồng so với xăng A95 trong khi đó vẫn bảo đảm an toàn cho động cơ đồng thời giảm ô nhiễm môi trường.

Nhiều công ty và các tổ chức khoa học cũng đã chủ động phối hợp nghiên cứu và thực hiện việc đánh giá ảnh hưởng của xăng pha ethanol đối với động cơ và việc phân phối thử nghiệm xăng E5 thương mại như Trung tâm nghiên cứu dầu khí (PVPRO), công ty taxi Đà Nẵng, công ty xăng dầu Petrolimex miền trung, công ty

Hình 8. Tháp chƣng cất cồn tinh khiết từ cồn công nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu Đại học Bách khoa TP.HCM

Hình 9. Một số điểm bán xăng E5: A-tại Hà Nội và B-tại Thành phố Hồ Chí Minh

cổ phần sản xuất ethanol Đồng Xanh... Viện Nghiên cứu rượu bia và nước giải khát cũng đã nghiên cứu và đưa ra các kết quả về sử dụng ethanol làm nhiên liệu thay thế cho một số loại động cơ. Viện Công nghệ thực phẩm đã và đang nghiên cứu sản xuất ethanol từ phế thải nông nghiệp. Nhiều đơn vị trong đó có Sài Gòn Petro, Công ty Mía đường Lam Sơn… đã lên kế hoạch pha chế thử nghiệm và tiến tới sản xuất ethanol ở quy mô phù hợp và đưa vào sử dụng. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã phối hợp với một số trường đại học lớn như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nhiều nghiên cứu về việc sử dụng NLSH, trong đó đã chứng minh việc sử dụng xăng pha ethanol thay

thế xăng thông thường tốt hơn cho động cơ xăng

(http://www.orientbiofuels.com.vn). Sau khi Bộ Công thương chấp thuận kết quả thử nghiệm xăng E5 và trên cơ sở các tiêu chuẩn về nhiên liệu E5, B5 (được ban hành trong tháng 5/2009), xăng E5 đã được bán thí điểm trên phạm vi 6 tỉnh thành lớn của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang. Ưu điểm của xăng E5 là có trị số octan cao, do đó tăng khả năng chống kích nổ, tăng tỉ số nén của động cơ, nâng cao hiệu suất cháy và tiết kiệm nhiên liệu; tăng công suất và moment xoắn động cơ; vận hành êm hơn và kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, độ phát thải các loại khí SOx, NOx của xăng E5 ít hơn nên góp phần giảm hiệu ứng nhà kính. Đây cũng chính là lý do để Chính phủ xác định chọn ngành công nghiệp NLSH làm mũi nhọn nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Xăng sinh học E5 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam thẩm định đạt quy chuẩn an toàn khi lưu hành.

Một số nhà máy sản xuất NLSH cũng đã và đang được xây dựng ở Việt Nam. Chẳng hạn như PVOIL đã tiến hành đầu tư hai nhà máy ethanol với tổng công suất 200 triệu lít/năm, trong đó dự án xây dựng nhà máy ethanol Bình Phước được thực hiện với sự hợp tác đầu tư cùng tập đoàn ITOCHU Nhật Bản tại tỉnh Bình Phước. Dự án “Nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu khu vực phía Bắc” được xây dựng tại các xã Cổ Tiết, Tam Cường và Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú

Thọ với tổng diện tích 517.981,7 m2

, công suất 100.000m3/năm, sử dụng nguyên liệu chính là sắn và mía đường. Đây là nhà máy sản xuất NLSH đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc Việt Nam có quy mô đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại và sẽ cho ra đời những sản phẩm NLSH tái tạo không gây ô nhiễm môi trường (http://www.vcci.com.vn, ngày 05/04/2010). Ngoài ra còn có 6 nhà máy NLSH đã được cấp phép với nhu cầu tiêu thụ mỗi năm khoảng 1,2 triệu tấn sắn lát, trong đó nhà máy ở Quảng Nam đã được vận hành. Hiện tại, nhà máy sản xuất bioethanol có công suất 100.000 m3/năm tại Khu kinh tế Dung Quất đang được xây dựng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sàng lọc các loài vi tảo biển quang tự dưỡng có hàm lượng lipid cao, thành phần acid béo phù hợp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)