IV. THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DNNVV TRONG XUẤT KHẨU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
1. Thời cơ và vận hội đối với các DNNVV trong xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO
1.2. Gia nhập WTO sẽ đem lại cho các DNNVV Việt Nam tư cách pháp lý đầy đủ và bình đẳng hơn trong thương mại thế giớ
đầy đủ và bình đẳng hơn trong thương mại thế giới
Dù quy mô của nền kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tế lớn trên thế giới hay quy mô của các DNNVV so với các doanh nghiệp trên thế giới có
nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa thì các DNNVV Việt Nam cũng sẽ được đối xử bình đẳng trong các tranh chấp thương mại trên thị trường thế giới.
* Được hưởng quy chế MFN và NT:
Một khi đã là thành viên của WTO, chúng ta sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc và đối xử quốc gia một cách vô điều kiện. Theo MFN – Quy chế tối huệ quốc có nghĩa là tất cả các hàng hố dịch vụ và cơng ty của các thành viên WTO đều được hưởng một chính sách chung bình đẳng. Theo NT – Quy chế đối xử quốc gia (đãi ngộ quốc gia) là khơng có sự phân biệt đối xử giữa hàng hố dịch vụ và các cơng ty của mình với hàng hố dịch vụ và các cơng ty của nước ngoài trên thị trường nội địa. Như vậy, mặt pháp lý các DNNVV Việt Nam sẽ được bình đẳng, khơng bị phân biệt đối xử với doanh nghiệp ở thị trường nước sở tại hoặc doanh nghiệp của một nước thứ ba.
* Tránh được tình trạng bị xử ép trong các tranh chấp thương mại quốc tế
Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong giải quyết tranh chấp với các đối tác thương mại chính, do tiếp cận được hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO, tránh tình trạng bị các nước lớn gây sức ép trong các tranh chấp thương mại quốc tế. WTO là diễn đàn thương mại mà ở đó mọi thành viên đều có quyền bảo vệ mình khi có xảy ra tranh chấp. Những luật lệ đã được đưa vào thế giới thương mại, một thế giới mà trước đây những nước yếu không đủ sức kháng cự những nước mạnh. Trở thành thành viên của WTO có nghĩa là các nước còn yếu như Việt Nam có quyền khiếu nại và thương lượng một cách công bằng hơn với các cường quốc dự trên những luật lệ chung đó.