IV. THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DNNVV TRONG XUẤT KHẨU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
2. Những thách thức đối với các DNNVV trong xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO
2.2. Các DNNVV sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt
Thách thức lớn nhất của Việt Nam sẽ vẫn là ở khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Khi Việt Nam gia nhập WTO chắc chắn sức ép cạnh tranh lên toàn bộ nền kinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng sẽ tăng lên gấp bội.
Trên thị trường thế giới với nhiều rào cản hữu hình và vơ hình vẫn cịn tồn tại, có hàng ngàn đối thủ với đủ loại phương thức và thủ đoạn cạnh tranh. Vì vậy việc xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường trên thế giới là điều khơng hề dễ dàng. Nó có thể tạo cơ hội để các DNNVV giải bài tốn về thị trường thơng qua đẩy mạnh xuất khẩu từ đó mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng thị trường thế giới cũng đầy rẫy những cạm bẫy và hiểm nguy có thể nhấn chìm bất cứ một doanh nghiệp nào.
Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần phải nhìn nhận, phân tích thấu đáo những thuận lợi và bất lợi khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo đó, chuẩn bị cho mình những bước đi hợp lý. Vào WTO, Việt Nam sẽ phải thực hiện mở cửa, tự do hố thương mại, có nghĩa là phải giảm thuế, bỏ hàng rào phi thuế, rồi thực hiện đối xử theo quy chế tối huệ quốc…Khi tất cả các “hàng rào” dựng lên để bảo hộ doanh nghiệp trong nươc khơng cịn, thì việc cạnh tranh với các đối thủ “nặng ký” không phải là điều dễ chịu chút nào. Trước sự thay đổi này, nếu các doanh nghiệp chuẩn bị cho mình trước thì sự thành cơng trong kinh doanh sẽ rõ rệt hơn. Nhưng nếu doanh nghiệp khơng có sự chuẩn bị trước, cứ giữ cung cách quản lý như cũ – chờ bao cấp, chờ bảo hộ thì sẽ phải nhiều thua thiệt, thậm chí khơng thể trụ lại được.