Nhóm các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 65 - 67)

IV. THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DNNVV TRONG XUẤT KHẨU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

4. Nhóm các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV ở hai nhóm: Một là nhóm người lao động, hai là đội ngũ nhà quản trị doanh nghiệp.

4.1. Cải tiến và đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nghề nghiệp kỹ năng cho người lao động. nghiệp kỹ năng cho người lao động.

Một trong những mục tiêu lớn nhất cần đạt được để nâng cao khả năng hội nhập cho các lao động Việt Nam trong thời gian tới là đảm bảo trang bị cho người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, nhạy cảm với cái mới, có tinh thần cải tiến, là xây dựng được đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà quản trị giỏi đạt tầm cỡ khu vực và thế giới. Điều này chỉ có thể thực hiện được thơng qua các biện pháp phát triển giáo dục và đào tạo. Thực tế trong xã hội hiện nay tồn tại một khoảng cách khá lớn về yêu cầu tuyển dụng của phía doanh nghiệp với cách thức đào tạo của hệ thống giáo dục. Điều này nói lên rằng hệ thống giáo dục đào tạo chưa tương thích với nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Chính vì vậy:

 Cần xác định rõ ràng (theo tín hiệu của thị trường) các lĩnh vực ngành nghề đang thiếu nhân cơng, thiếu người lao động có trình độ, các ngành đó có u cầu gì về lao động tuyển dụng, cần những kiến thức nào, kỹ năng nào, tố chất nào… để làm căn cứ quy hoạch lại hệ thống giáo dục và đào tạo. Một quan điểm quán triệt là đào tạo phải xuất phát và bám sát nhu cầu thực tế, phải xử lý hài hồ quan hệ giữa đào tạo lao động có trình độ, tay nghề cao (ví dụ: trong các ngành công nghệ cao) với các ngành sử dụng nhiều lao động nhưng khơng địi hỏi nhiều về trình độ học vấn như dệt may, da giày, …). Tăng cường tính liên kết giữa các trường đào tạo và khu vực doanh nghiệp.

 Tiêu chuẩn hoá các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề.

 Tăng ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Nâng cấp đổi mới trang thiết bị dạy và học.

4.2. Nâng cao thể chất, khả năng chịu áp lực công việc, tính kỹ luật, tác phong cơng nghệ cho lao động. phong công nghệ cho lao động.

 Nâng cao thể lực cho người lao động. Đổi mới hệ thống y tế, tăng cường chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, tăng cường công tác tuyên truyền về dinh dưỡng… Cần có một chiến lược cấp quốc gia phát triển sức khoẻ và thể lực, chiều cao cho người lao động.

 Cần đưa việc giáo dục ý thức kỷ luật, tác phong công nghệ vào trong chương trình đào tạo cho người lao động.

4.3. Phát triển nguồn lao động có chất xám, có trình độ chun mơn cao, đội ngũ các nhà quản lý kinh doanh có tầm cỡ quốc tế. đội ngũ các nhà quản lý kinh doanh có tầm cỡ quốc tế.

Đây là một nội dung trọng tâm của sự nghiệp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực cho cộng đồng các DNNVV và cho nước nhà.

Cần phát triển các mơ hình “khởi sự kinh doanh”, “vườn ươm doanh nghiệp”, “tháp sáng tài năng kinh doanh”, tổ chức và tài trợ cho các cuộc thi về ý tưởng kinh doanh … Tổ chức các khoá huấn luyện, đào tạo và cập nhật thông tin một cách thường xuyên cho các giám đốc, các nhà quản lý DNVVN để xây dựng một lực lượng đông đảo các doanh nhân tài giỏi.

Cần tăng cường nghiệp vụ kinh doanh quốc tế cho đội ngũ quản lý trong các DNNVV , bởi thực tế hiện nay cho thấy năng lực kinh doanh quốc tế, khả năng am hiểu thị trường, luật pháp thế giới của các nhà quản lý doanh nghiệp còn rất kém. Điều nguy hiểm nhất khi hội nhập vào thị trường thế giới đó chính là sự lạc lõng về kiến thức và thông tin.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa việt nam trong thời kỳ hội nhập (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)