Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam (Trang 36 - 37)

Từ việc tổng quan tài liệu có thể chỉ ra một số vấn đề liên quan đến các nghiên cứu về chất lượng thể chế trong mối quan hệ với các biến số kinh tế ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến

chất lượng thể chế. Tuy nhiên các nghiên cứu đó chủ yếu ở cấp độ quốc gia. Đề tài của luận án sẽ nghiên cứu ở cấp độ địa phương. Bên cạnh đó, nghiên cứu này sẽ góp phầm làm sáng tỏ hơn quan điểm về chất lượng thể chế địa phương.

Thứ hai, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến các vấn đề cải cách thể chế, vai

trò và tác động của thể chế kinh tế, rào cản về thể chế kinh tế, hoặc tác động của thể

chế đến tăng trưởng và các biến số kinh tế khác (FDI, ...) tại Việt Nam. Các nghiên cứu này có quan điểm khá đồng thuận về mối quan hệ nhân quả giữa thể chế với tăng trưởng và phát triển kinh tế: các thể chế tốt là nguyên nhân của tăng trưởng và phát triển kinh tế; chất lượng thể chế thấp sẽ là rào cản lớn đối với phát triển đất nước. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất lượng thể chế ở Việt Nam.

Đặc biệt tác giả chưa tìm được nghiên cứu nào tồn diện, có hệ thống về các nhân tố

tác động đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam.

Thứ ba, đã có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng bộ chỉ số PCI hoặc PAPI

để làm đại diện cho chất lượng thể chế, tiêu biểu như nghiên cứu của các tác giả Bạch

Ngọc Thắng, Nguyễn Văn Thắng, Đỗ Tuyết Nhung & Lê Quang Cảnh...Nhưng các

nghiên cứu này tập trung vào xem xét mối quan hệ giữa chất lượng thể chế với các biến số kinh tế. Khác với những nghiên cứu trên, đề tài của luận án sẽ sử dụng bộ chỉ số PCI để đại diện cho chất lượng thể chế địa phương và xem xét đến các nhân tố tác

động đến chất lượng thể chế.

Với những khoảng trống về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng

thể chế Việt Nam như trên, nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc tìm kiếm và đánh giá vai trị của các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng thể chế thông qua phương pháp

nghiên cứu định lượng. Với việc tìm hiểu các yếu tố đó, nghiên cứu này tiếp tục giúp làm sáng tỏ hơn cho câu hỏi: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương ở Việt Nam; làm thế nào để cải thiện chất lượng thể chế địa phương? và

rút ra những hàm ý chính sách, bài học kinh nghiệm giá trị cho quá trình cải cách thể chế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)