Chỉ số nội dung "công khai, minh bạch" của bộ dữ liệu PAPI, 2011-2018

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam (Trang 89 - 91)

của bộ dữ liệu PAPI, 2011-2018

Nguồn: Báo cáo PAPI 2018 và tổng hợp của tác giả

Từ việc phân tích dữ liệu của PCI và PAPI với các chỉ tiêu thành phần minh bạch và cơng khai thơng tin, có thể thấy rằng cả người dân và các doanh nghiệp đều

đánh giá rằng vấn đề công khai và minh bạch thông tin ở các địa phương cịn yếu, và ít

có sự cải thiện trong hơn 10 năm trở lại đây. 0 0,5 1 1,5 2 2,5 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Công khai minh bạch danh sách hộ nghèo

Công khai, minh b ch thu, chi ngân sách xã/phư ng

Nhìn chung, chất lượng thể chế và quản trị của các tỉnh thành phố trong những năm qua đã có sự cải thiện trên nhiều khía cạnh, mặc dù mức độ cải thiện khác nhau ở từng chỉ tiêu, khía cạnh. Chẳng hạn ở mơi trường địa phương, đối với doanh nghiệp

các thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp đã đơn giản hơn rất nhiều, tình hình tham nhũng và kiểm sốt tham nhũng cũng có sự lạc quan tin tưởng hơn từ phía người dân, thể chế đã tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh

nghiệp tư nhân, v.v. Tuy nhiên, chất lượng thể chế nói chung cịn chưa cao, địi hỏi sự nỗ lực lớn của chính quyền trung ương và sự phối hợp của chính quyền địa phương để nâng cao chất lượng thể chế như:

- Giải quyết các vấn đề về minh bạch hóa thơng tin, nâng cao khả năng dễ đoán

định của các quy định và việc thực thi chính sách giảm rủi ro cho doanh nghiệp

- Tăng cường phòng chống tham nhũng tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp. - Tăng cường chất lượng hiệu quả của các quy định và thực thi các chính sách

3.3. Thực trang phát triển của các địa phương

3.3.1. Thu nhập bình quân

Hình 3.15 cho thấy thu nhập bình quân của người dân ở các tỉnh có sự chuyển biến theo các năm. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng tại tỉnh trung vị tăng từ 1.06 triệu năm 2010 lên 3.084 triệu năm 2018. Tương tự, thu nhập trung bình của tỉnh thấp nhất và tỉnh có thu nhập lớn nhất cũng gia tăng. Như vậy, mức độ phát triển kinh tế của các địa phương đều có sự gia tăng theo các năm.

Hình 3.15: Thực trạng thu nhập bình quân theo tháng của các địa phương (Nghìn đồng)

Nguồn: Tổng cục Thống kê, truy cập tại:

2010 2012 2014 2016 2018 Giá trị nhỏ nhất 12 13 12 182 345 Giá trị lớn nhất 2737 3653 4113 5109 6823 Giá trị Trung vị 1068 1666 2154 2548 3084 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000

3.3.2. Giáo dục

Cùng với sự phát triển của thu nhập, các địa phương cũng đã có những nỗ lực

trong phát triển giáo dục. Hình 3.16 trình bày tỷ lệ dân số có trình độ từ phổ thơng trung học trở lên tại các tỉnh trung vị, tỉnh thấp nhất, và tỉnh có tỷ lệ dân số có trình độ từ phổ

thông trung học trở lên lớn nhất. Theo đó tỷ lệ dân số có trình độ tốt nghiệp từ phổ thông trở lên tăng dần qua các năm, từ 21% năm 2010 lên 23% năm 2018. Như vậy theo thời gian trình độ lực lương lao động ở các địa phương ngày càng được cải thiện.

Nhìn chung, hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam hiện nay tương đối hoàn chỉnh nên chất lượng và hiệu quả được nâng lên, góp phần phục vụ cho phát triển xã hội.

Tuy nhiên, quy hoạch quy hoạch mạng lưới giáo dục tại nhiều địa phương còn chưa hợp lý và thiếu đồng bộ, chất lượng giáo dục cũng chưa đồng đều giữa các địa

phương. Việc khắc phục khoảng cách về sư phát triển giáo dục giữa các vùng miền cịn chậm. Ngồi ra còn tồn tại một số hạn chế như: cơ chế phân cấp quản lý giáo dục chưa thực chất; trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục chưa được coi trọng;

năng lực đội ngũ quản lý giáo dục còn hạn chế; cơ chế gắn đào tạo với sử dụng vẫn

chưa thực sự hình thành;Chính vì vây, trong giai đoạn tới các địa phương ở Việt Nam nên chú trọng phát triển giáo dục theo mục tiêu chất lượng và hiệu quả thay vì theo

đuổi mục tiêu quy mơ và số lượng như hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)