Kết quả mơ hình với biến số “thiết chế pháp lý”

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam (Trang 110 - 111)

4.3. Kết quả ước lượng mơ hình với các chỉ số của bộ số liệu PCI

4.3.2. Kết quả mơ hình với biến số “thiết chế pháp lý”

Mơ hình xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các thiết chế pháp lý,

với biến phụ thuộc là chỉ số "thiết chế pháp lý" thuộc bộ chỉ số PCI. Như đã trình bày trong phần 4.1.1. và 2.4, thì chỉ số “thiết chế pháp lý” thay thế cho chỉ số “pháp quyền” (rule of law) trong chiều cạnh thứ 3 của khung đo lường chất lượng thể chế

kinh tế. Các biến phụ thuộc tương tự mơ hình (4.3).

SBR = + ## BR + LBR+ BR + BR+ BR+ =<BR + EBR (4.4)

Kết quả mơ hình hồi quy 2SLS được trình bày trong bảng 4.2. Kết quả chỉ ra

rằng mơ hinh khơng có vấn đề nội sinh với giá trị p_value là 0.23 hay chấp nhận giả thiết H0. Do vậy, biến gdpper không phải là biến nội sinh trong mơ hình. Kiểm định Sargan cũng chỉ ra rằng các biến công cụ lựa chọn là khơng phù hợp. Do vậy mơ hình hồi quy tác động cố định (fixed effect –FE) cho kết quả tốt hơn. Từ kết quả các hệ số mơ hình có thể thấy một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, tương tự các kết quả mơ hình “chi phí khơng chính thức” thì trình độ

phát triển được thay thế bởi biến thu nhập bình quân của tỉnh ảnh hưởng đến chỉ số

“thiết chế pháp lý” một cách có ý nghĩa thống kê 1%. Tỉnh có thu nhập bình quân tăng lên 1% thì chỉ số “thiết chế pháp lý” tăng lên 0.158%

Thứ hai, trình độ giáo dục của người dân có ảnh hưởng đến chất lượng thể chế.

Nếu tỷ lệ người dân có trình độ từ phổ thông trung học trở lên (tăng 1%) càng cao thì tỉnh đó có điểm số của “thiết chế pháp lý” (tăng 0.01%) càng lớn.

Thứ ba, tỉnh có chênh lệch thu nhập càng lớn thì "chỉ số thiết chế pháp lý" càng tốt hơn. Các biến số FDI và tỷ lệ hộ sử dụng internet không ảnh hưởng đến chất lượng thể chế. Chỉ số “thiết chế pháp lý” phản ánh chất lượng thể chế ở tiêu chí “đảm bảo quyền sở hữu và thực thi hợp đồng, đảm bảo vấn đề an ninh trật tự để đảm bảo môi trường kinh

doanh cho doanh nghiệp tại địa phương”. Kết quả của các hệ số cho thấy “trình độ phát triển” của địa phương, trình độ giáo dục của người dân có ảnh hưởng đến chất lượng thể

chế ở chiều cạnh “Sự tuân thủ các thể chế được thiết lập để điều chỉnh các tương tác kinh tế và xã hội giữa công dân và nhà nước” và cụ thể là chỉ số pháp quyền (rule of law).

Bảng 4.2: Kết quả mơ hình 2SLS với biến phụ thuộc là "chỉ số thiết chế pháp lý"

(a) Kết quả mơ hình 2SLS (b) Kết quả mơ hình FE

law Hệ số Thống kê t P_value Hệ số Thống kê t P_value

gdpper 0.20 3.41 0.00 0.158 3.610 0.001 fdi 0.003 0.25 0.80 0.003 0.290 0.773 edu 0.01 1.83 0.07 0.010 2.000 0.050 indis 2.30 3.33 0.00 2.464 5.300 0.000 ELF -0.02 -1.64 0.10 -0.023 -1.520 0.132 internet -0.08183 -0.77 0.443 -0.073 -0.910 0.364 -5.175 -5.160 0.000

Các kiểm định chuẩn đốn mơ hình

Sargan statistic P_value 0.456

Endogeneity test

Chi-sq (1)

P-val 1.44

P_value 0.23

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)