Thành tựu đạt được:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh – pgd sài đồng (Trang 60)

5. Kết cấu của bài luận văn:

2.4. Thành tựu đạt được:

- Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại NH HDBank Sài Đồng sau hơn 11 năm hoạt động phát triển khá tốt. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân

54

hàng HDBank đã đạt được những bước phát triển vững chắc, tăng cả về số lượng và chất lượng.

- Nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng giảm chứng tỏ chất lượng của các gói vay phục vụ kinh doanh, tiêu dùng của ngân hàng ngày càng cao.

- Chất lượng tín dụng tiêu dùng ngày càng được cải thiện và mở rộng. Bên cạnh đó ngân hàng cịn ban hành bảng xếp hạng tín dụng nhờ vậy nhân viên tín dụng có thể đánh giá khách hàng tốt hơn, các thủ tục vay vốn được chặt chẽ hơn, rút ngắn được thời gian, thủ tục nhanh gọn mà vẫn bảo đảm an tồn.

- Trong q trình phát triển cho vay KHCN, HDBank Sài Đồng đã tạo được các mối quan hệ rộng rãi và mật thiết với khách hàng, tạo ra được các lợi thế cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn khu vực Long Biên.

- Cũng như các ngân hàng khác, nội dung thẩm định của Ngân hàng HDBank đã được chi tiết và cụ thể hóa ở mức tối đa. Đảm bảo có thể đi sâu vào thực tế của mỗi khách hàng, hạn chế rủi ro cho khoản vay.

- Xây dựng được hệ thống khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn, đảm bảo tính an tồn cao, giúp phát triển mạnh hoạt động cho vay.

- PGD có đội ngũ cán bộ đầy nhiệt huyết, kinh nghiệm dày dặn và đam mê đã và đang cống hiến hết mình cho sự phát triển chung. Đây là một trong những nhân tố tạo nên sự tăng trưởng trong lợi nhuận cũng như các hoạt động phong trào quần chúng.

- PGD ln giữ được hình ảnh an tồn, uy tín đối với khách hàng từ trước đến giờ. Đây là một trong những lợi thế quan trọng giúp phịng giao dịch có thể tiếp nhận thêm nhiều khách hàng mới và duy trì giao dịch với khách hàng cũ, từ đó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh trong đó có cho vay KHCN.

2.5. Những khó khăn cịn tồn tại:

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động cho vay KHCN của PGD vẫn còn tồn tại hạn chế cần khắc phục, đó là:

- Tỷ trọng của cho vay KHCN chưa tương xứng với tiềm năng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của đơn vị;

55

cơng tác thẩm định tốt, nghĩa là ngân hàng có thể giảm thiểu tối đa các nhân tố chủ quan từ phía khách hàng, có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu xảy ra. Nhưng trong thời hạn cho vay, ngân hàng cũng khơng thể đốn trước được những yếu tố khách quan như lạm phát, những cơn sốt tài chính…;

- Nguồn khách hàng của ngân hàng vẫn chưa đa dạng, cần tập trung hơn nữa cho việc thu hút khách hàng;

- Kinh tế thế giới và Việt Nam tuy đang trên đà phục hồi do ảnh hưởng dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp tăng do trong dịch bệnh đã khiến hàng nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa, đại đa số người dân bị giảm thu nhập nên nguồn tiền tiết kiệm trong người dân giảm mạnh;

- Thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp trong hai năm 2020 và 2021 khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, tiềm ẩn khơng ít rủi ro đối với lạm phát đến từ tình hình thế giới, hay do xu hướng đầu cơ, tích trữ hàng trong nước tại một số thời điểm. Trong vài thời điểm, một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 đã xảy ra hiện tượng tăng giá một số mặt hàng, chủ yếu do nguồn cung bị gián đoạn. Bên cạnh đó, là nhu cầu mua sắm tích trữ tăng đột biến tại một số thời điểm do yếu tố tâm lý. Cũng có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân đơn lẻ lợi dụng tình trạng thiếu hàng cục bộ tạm thời để tăng giá;

- Mặc dù ngân hàng HDBank là một ngân hàng uy tín với hơn 30 năm thành lập và phát triển nhưng vị thế cạnh tranh chưa cao, các dịch vụ ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp cận với các khách hàng của tồn hệ thống ngân hàng HDBank nói chung và PDG Sài đồng nói riêng;

- Sản phẩm cho vay chưa đa dạng như các ngân hàng lớn đặc biệt là các ngân hàng Big 4, chưa thu hút sự quan tâm của khách hàng nên việc đẩy nhanh dư nợ cho vay thường chậm. Khi mà các ngân hàng đồng loạt hướng phát triển cho vay thì lãi suất là yếu tố quyết định hành động vay của khách hàng. Họ sẽ có sự so sánh lãi suất cho vay giữa các ngân hàng để lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất có lợi cho họ;

- Do huy động vốn khó khăn dẫn tới nguồn vốn cho vay bị hạn chế; - Cơng nghệ Ngân hàng chưa đồng bộ và chưa hồn thiện.

56

2.6. Nguyên nhân:

Những hạn chế của hoạt động cho vay cá nhân ở Ngân hàng HDBank là do một số nguyên nhân khách quan từ mơi trường pháp lý, trình độ dân trí, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác... đồng thời do những nguyên nhân nội tại của bản thân ngân hàng.

Nguyên nhân chủ quan:

Việc kiểm tra và kiểm sốt cho vay của ngân hàng vẫn cịn một số hạn chế. Khi thẩm định và đưa ra quyết định cho vay, ngân hàng xem xét khách hàng ở tình trạng hiện tại nhưng việc sử dụng vốn và trả nợ ngân hàng lại phụ thuộc tình hình khách hàng trong tương lai. Do vậy, cơng việc kiểm sốt khách hàng là hết sức cần thiết.

Chính sách tín dụng của NH: một số chính sách cho vay cịn nhiều hạn chế như điều kiện vay, lãi suất khá cao so với các ngân hàng khác.

Quy mơ, uy tín của ngân hàng: mạng lưới chi nhánh của ngân hàng còn chưa đến những nơng thơn, chỉ tập trung nơi có mức sống cao, cây ATM cịn chưa có nhiều khiến khách hàng muốn rút tiền cũng khó khăn. Bên cạnh đó uy tín của Ngân hàng cũng là một yếu tố đóng góp đáng kể vào việc tăng khả năng thành cơng cho Ngân hàng do tâm lí của người dân khi đến vay tại Ngân hàng có uy tín cao thường an tâm hơn những ngân hàng khác.

Nguyên nhân khách quan:

- Về phía khách hàng:

Do mức thu nhập bình quân đầu người chưa cao thì khả năng tài chính của khách hàng là tương đối khó khăn. Nguồn thơng tin để chứng minh tài chính của người đến vay cũng khơng được rõ ràng do vậy ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định cho vay của ngân hàng. Một yếu tố nữa đến từ khách hàng là tâm lý ngại đến ngân hàng, họ thường xuyên vay tiền của họ hàng, người thân, bạn bè… để chi tiêu thay vì đến ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có chính sách marketing phù

57

hợp để thu hút khách hàng, để khách hàng thấy được lợi ích khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

- Về môi trường pháp lý:

Như chúng ta đã biết bất kỳ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế đều phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Các quy định điều chỉnh việc cung cấp dịch vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân, hiện nay do nhiều cấp ban hành, bao gồm các nghị định của Chính phủ, quyết định, thơng tư hướng dẫn của NHNN và các quy định, quy trình nghiệp vụ của các NHTM. Nhìn chung, cơ sở pháp luật về cho vay đối với khách hàng cá nhân, dịch vụ còn thiếu nhiều quy định cần thiết, các quy định thiếu cụ thể và khơng thích hợp. Các chính sách, luật lệ của NHNN cũng gây hạn chế đáng kể cho sự phát triển của hoạt động cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ . Các quy định thiên về thủ tục, giấy tờ khiến cho các ngân hàng dù muốn vẫn khó lịng đơn giản các quy trình, thủ tục cho khách hàng. Để ra một sản phẩm mới, các ngân hàng cũng phải trải qua rất nhiều bước nhiều khâu xin phép, trình duyệt,…

- Về nền kinh tế:

Môi trường kinh tế vĩ mơ, nền kinh tế có nhiều biến động lớn như lạm phát, biến động lãi suất, biến động giá cả… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì đây là những yếu tố quan trọng trong việc xác định lãi suất cho vay, giá trị TSBĐ của món vay do đó bất cứ biến động nào của các nhân tố này đều cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới món vay của ngân hàng.

- Về mơi trường văn hóa:

Bất kỳ ai cũng đều mang trong mình những giá trị văn hóa riêng. Bản sắc văn hóa là khác nhau do những giá trị chuẩn mực khác nhau, thơng qua đó nó ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của khách hàng, dẫn đến nhu cầu cho vay của khách hàng tại ngân hàng. Văn hóa có thể ảnh hưởng đến đạo đức người đi vay. Như vậy có thể làm giảm hoặc tăng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại

58

ngân hàng. Khi trình độ văn hóa của người dân tăng lên thì nhu cầu cải thiện mức sống cũng tăng lên, người dân dễ dàng tiếp cận hơn với các dịch vụ ngân hàng.

- Đối tác (thẩm định, định giá, bảo lãnh…):

Là một trong những nhân tố tác động không nhỏ tới hoạt động cho vay KHCN. Mỗi quyết định cũng như đánh giá của các đối tượng trên đều ảnh hưởng tới khách hàng. Mỗi ngân hàng đều có các đối tác chiến lược trong và ngồi nước để hỗ trợ quá trình hoạt động lẫn nhau và giúp đỡ nhau cùng nhau phát triển.

- Về môi trường cạnh tranh:

Sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, nhất là tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 và loại 2, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ ngân hàng tăng mạnh. Các NHTM không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, lãi suất mà cịn cả về cơng nghệ, nhân lực. Hơn nữa, một định hướng chung được các NHTM đặt ra là phát triển thành Ngân hàng đa năng, trong đó, tập trung vào hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, dịch vụ nhắm đến các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tuy món vay ít nhưng số lượng hộ kinh doanh nhiều và nhu cầu vay của nhóm khách hàng này ln ở mức cao vì thế đang là cái đích mà nhiều Ngân hàng nhắm tới. Sự cạnh tranh trên thị trường này đã và đang nóng lên từng ngày.

Đối thủ cạnh tranh là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp thường cạnh tranh gay gắt bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tung ra các sản phẩm, dịch vụ mới với một chính sách giá phù hợp trong khi những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn với những nguồn lực tài chính dồi dào có thể học hỏi được kinh nghiệm từ thất bại của những ngân hàng đi trước, tận dụng lợi thế của người đi sau cũng có thể gây ra những áp lực lớn với ngân hàng.

59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH - PGD SÀI ĐỒNG

3.1. Định hướng phát triển của đơn vị trong tương lai:

Những năm gần đây, ngân hàng bán lẻ vẫn đang là lĩnh vực phát triển nhanh và có sự cạnh tranh khá quyết liệt. Tại Việt Nam, cùng với sự tham gia của một số ngân hàng nước ngồi có truyền thống về kinh doanh dịch vụ bán lẻ, rất nhiều ngân hàng thương mại trong nước đã tích cực đầu tư phát triển vào lĩnh vực này. Có nhiều nguyên nhân khiến các NHTM Việt Nam đã và đang đầu tư nguồn lực đáng kể của mình vào thị trường bán lẻ. Lý do đầu tiên là thị trường NHBL ở Việt Nam rất tiềm năng, song lại đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, việc sử dụng sản phẩm dịch vụ NHBL hiện nay mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng số dân gần 90 triệu, dư địa tăng trưởng còn rất lớn. Thêm lý do nữa là hoạt động bán lẻ rủi ro thấp, đáp ứng được yêu cầu phân tán rủi ro của NHTM. Đây là hai lý do cơ bản thúc đẩy nhiều NHTM Việt Nam nói chung và PGD Sài Đồng nói riêng coi NHBL là một chiến lược phát triển trọng tâm trong định hướng phát triển của mình. Chính vì vậy, để đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ NHBL, PGD thời gian qua đã chuẩn bị tồn diện về mơ hình, cơ cấu tổ chức nhân sự, hệ thống sản phẩm dịch vụ nền tảng cho hoạt động này. Cùng với một hình ảnh thương hiệu mới mẻ, PGD được phát triển, chuẩn hóa theo hướng NHBL, thì điều quan trọng là các NHTM Việt Nam cũng phải nhanh chóng chuyển mình về chất lượng phục vụ. Đó là sự chun nghiệp của nhân viên ngân hàng từ khâu giao tiếp, cho đến giải quyết xử lý các giao dịch cho khách hàng, biết cách tư vấn các sản phẩm tài chính tư vấn... để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động tín dụng là một phần của định hướng chiến lược kinh doanh của tồn Ngân hàng nói chung và PGD Sài Đồng nói riêng. Định hướng hoạt động tín dụng được ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung của Ngân hàng Phát triển Hồ Chí Minh và được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình hoạt động thực tế của ngân hàng.

60

PGD tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu của mình thơng qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng khách hàng mà pháp luật cho phép. Đẩy mạnh cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với tư nhân cá thể, hộ gia đình, các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư và khu dân cư… Đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và không vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước.

PGD thực hiện chiến lược quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững. PGD đã hình dung tầm nhìn 2025, mục tiêu 2022 và các năm tiếp sau, ngân hàng số hiện đại, hạnh phúc của HDBank được định hướng tiếp tục phát triển vì sự hạnh phúc của khách hàng, CBNV và cộng đồng xã hội.

3.2. Đề xuất với PGD:

Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng diễn ra gay gắt, để được khách hàng tin tưởng và lựa chọn PGD cần:

- Tạo được uy tín, nâng cao sự tin tưởng trong lòng khách hàng. Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị trực tiếp với khách hàng thông qua các hội nghị cơ quan, đoàn thể… hay gián tiếp thơng qua báo chí, truyền hình, internet… Để người dân hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng, từ đó xem xét, tìm hiểu và lựa chọn ngân hàng.

- Cải thiện quy trình vay, linh hoạt trong các thủ tục, điều kiện cho vay - Cần đa dạng các sản phẩm vay với lãi suất cạnh tranh, giảm bớt các khoản phí như cam kết rút vốn hay phí trả nợ trước hạn để có thể tiếp cận các nguồn khách có nhu cầu vay lớn dễ dàng hơn.

- Đẩy mạnh hơn nữa các cơng tác quảng bá hình ảnh của PGD trên địa bàn cũng như hình ảnh ngân hàng HDBank với sự uy tín và sự tận tâm.

- Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thị trường tiền tệ, tình hình lãi suất, mức phí của các ngân hàng trên địa bàn để đề ra chính sách linh hoạt,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh – pgd sài đồng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)