Nhân tố về tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thu hút vốn fdi vào các khu công nghiệp tại tỉnh bắc giang (Trang 32 - 36)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các khu công nghiệp của tỉnh

2.2.3. Nhân tố về tình hình kinh tế-xã hội

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã có những bước phát triển nhanh, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến quốc phịng an ninh, đối ngoại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) liên tục duy trì ở mức cao.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 xảy ra từ cuối năm 2019 trên tồn thế giới đã ảnh hưởng vơ cùng lớn đến tình hình kinh tế-xã hội trong nước nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng trong thời gian qua.

Năm 2021 vừa qua, tỉnh Bắc Giang tuy không đạt được mục tiêu tăng trưởng, song vẫn đạt được kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ 10 cả nước: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,82%, trong đó, cơng nghiệp – xây dựng tăng 10,03% (công nghiệp tăng

11,2%, xây dựng tăng 3,33%); dịch vụ tăng 3,45%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,28%, thuế sản phẩm tăng 4,78%.

Về phát triển kinh tế:

Năm 2021, cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 58,09%; khu vực dịch vụ chiếm 22,26%; khu vực, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,43%; còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,22%.

- Sản xuất công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp của tỉnh trong thời kỳ dịch bệnh phục hồi khá nhanh và vững chắc. Tăng trưởng công nghiệp cả năm đứng thứ 4 cả nước (đạt 12,7%). Quy mô giá trị sản xuất tồn ngành cơng nghiệp đạt 310 nghìn tỷ đồng, bằng 88,1% kế hoạch năm.

Các ngành sản xuất công nghiệp quan trọng đều tăng trưởng, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng 22,4%; ngành may mặc tăng 4,5%;

58% 22%

18%

2%

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2021

Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Nông, lâm, thủy sản

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

ngành sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 6,1%; ngành sản xuất kim loại tăng 35,8%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,2%,...

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển ổn định. Giá trị sản xuất tồn ngành tăng 4,28%, quy mơ đạt 38.310 tỷ đồng, vượt 0,5% kế hoạch.

Giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp đạt 135 triệu đồng, tăng 12,5%, vượt 8% kế hoạch. Sản lượng lương thực có hạt đạt 622.500 tấn, vượt 0,8% kế hoạch. Năng suất các loại cây trồng đều tăng, trong đó năng suất lúa cao nhất từ trước đến nay (đạt 58,1 tạ/ha). Sản xuất cây ăn quả được mùa, các cây trồng đều được tiêu thụ thuận lợi năng suất và chất lượng vải thiều cao nhất từ trước đến nay. Về thủy sản thì sản xuất khá thuận lợi, các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ.

Về lâm nghiệp, cơng tác trồng, chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng được quan tâm và có chuyển biến tích cực. Năng suất trồng rừng được trên 9.000 ha tập trung, đạt 125% kế hoạch. Kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2021 đã cơ bản hoàn thành.

- Thực hiện vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2021 ước đạt 61.282,6 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 7.306,7 tỷ đồng, bằng 78,7% so với cùng kỳ; khu vực ngoài Nhà nước đạt 40.540,1 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 13.435,8 tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ:

Vốn nhà nước: Chiếm 11,9% tổng vốn, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2021 giảm, ước tính đạt 6.118 tỷ đồng, bằng 95,4% so với cùng kỳ.

Vốn khu vực ngoài Nhà nước: Chiếm 66,2% tổng vốn; vốn tăng chủ yếu do nhu cầu đầu tư xây dựng và sửa chữa của các hộ dân cư tăng, như: Vốn

đầu tư của dân cư ước đạt 29.796,7 tỷ đồng, chiếm 73,5% tổng vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi: Chiếm 21,9% tổng vốn năm 2021; do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thận trọng đầu tư làm cho nguồn vốn tăng chậm.Tuy nhiên, tỉnh vẫn tiếp tục thực hiện nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, như: Nhà đầu tư được hỗ trợ tối đa về giải phóng mặt bằng, chính sách tuyển lao động,...Do đó tổng vốn thu hút đầu tư của tỉnh vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ.

- Thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ năm 2021 ước đạt 33.145 tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2020, đạt 102% so với kế hoạch.

Giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn đạt mức tăng khá cao. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 30,7 tỷ USD, tăng trên 40% so với năm 2020. Giá trị xuất khẩu cả năm đứng thứ 6 cả nước (ước đạt 14,8 tỷ USD, tăng 32,2% so với năm 2020), đạt 100% kế hoạch. Giá trị nhập khẩu đạt 13,8 tỷ USD, tăng 30,6%, đạt 103,8% kế hoạch.

- Thu ngân sách Nhà nước:

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng mạnh, cả năm đạt gần 22.000 tỷ đồng, bằng 175,5% dự toán năm, tăng 63% so cùng kỳ năm 2020, đứng thứ 10 cả nước, mức cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, 16/16 lĩnh vực thu đều vượt dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao và 10/10 huyện, thành phố đều thu vượt dự toán.

Các lĩnh vực vượt cao so dự toán: Thu tiền thuê đất (đạt 296,6%), thu tiền sử dụng đất (đạt 266,2%), thu cấp quyền khai thác khoáng sản (đạt 180,8%), thu từ thuế đất phi nông nghiệp (đạt 174%), thu khác ngân sách (đạt

172,5%), thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 160,4%), thuế bảo vệ môi trường (đạt 158,2%).

Về một số vấn đề xã hội:

Đời sống dân cư: Đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các hoạt động chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có cơng, giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí, trợ cấp một lần được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, không để xảy ra các khiếu kiện phức tạp.

Về vấn đề an ninh, trật tự: Hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về TTATGT, gắn với thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19 được duy trì và tăng cường thực hiện bởi lực lượng CSGT và công an các cấp. Đặc biệt chú trọng xử lý vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, tốc độ khi điều khiển phương tiện và vi phạm quy định 23 về đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện,...Tình hình an ninh trật tự trên tuyến đường sắt được đảm bảo, các lều quán, mái che, mái vẩy, biển quảng cáo vi phạm hành lang ATGT đường sắt đều được tháo dỡ. Công an các cấp tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT, phòng ngừa TNGT và ùn tắc giao thông, nhất là trong các tháng cuối năm 2021; tăng cường quản lý xe chở cơng nhân phục vụ phịng, chống dịch.

Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an sinh xã hội, góp phần phục hồi kinh tế sau dịch. Công an tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các mặt hàng thiết yếu, phục vụ cơng tác phịng, chống dịch, xử lý nghiêm các vi phạm về kinh tế và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thu hút vốn fdi vào các khu công nghiệp tại tỉnh bắc giang (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)