PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Cơ hội và thách thức của tỉnh Bắc Giang trong việc thu hút vốn FD
vào KCN trong giai đoạn tới
3.2.1. Cơ hội
Việc đàm phán và ký kết FTA thế hệ mới (đặc biệt là CPTPP) đã giúp Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế của 60 nước, trong đó có 15/20 nước thuộc khối G20. Thơng qua đó, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chú ý, quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam. Khi các FTA có hiệu lực, hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi, đặc biệt là về hàng rào thuế quan. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam để tận dụng cơ hội này. FTA giúp cho việc tiết kiệm chi phí vận chuyển sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng giữa công ty mẹ ở nước đầu tư và các công ty con đặt ở các nước tiếp nhận. Bên cạnh đó, FTA giúp hình thành mạng lưới doanh nghiệp khu vực, giúp làm giảm chi phí dịch vụ. Đây là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm nhằm tận dụng được các nguồn lực tại các nước tiếp nhận nguồn đầu tư. Đó là cơ hội lớn cho tỉnh Bắc Giang để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN nhằm tăng cường sản xuất và xuất khẩu.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) thức đẩy tăng trưởng cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam cũng là tiền đề để thu hút FDI từ EU vào KCN phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.
Dưới thời kỳ tổng thống Mỹ Joe Biden, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa kết thúc, nhiều công ty công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản có xu hướng dịch chuyển vốn FDI ra khỏi Trung Quốc sang các nước khác đầu tư để đa dạng chuỗi cung ứng. Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng là điểm đến có lượi thế trong việc thu hút vốn FDI. Các tập đoàn như Foxconn hay Luxshare đã đầu tư và đẩy mạnh sản xuất tại KCN của tỉnh Bắc Giang và dự kiến sẽ còn nhiều dự án chất lượng cao khác nữa.
Sau thời gian dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam, chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm tăng cường sức đề kháng cho nền kinh tế, nâng cao năng lực ứng phó khi dịch bệnh kéo dài, tạo tiềm lực để nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi. Nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp FDI, được triển khai như: giảm giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh; hỗ trợ vốn; gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng; doanh nghiệp được vay tiền để trả lương ngừng việc cho người lao động,...Điều đó tạo nên sự tin tưởng đối với các doanh nghiệp FDI đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam và ghi điểm đối với các nhà đầu tư nước ngồi đang có ý định đầu tư vào nước ta. Đó cũng là cơ hội lớn cho Bắc Giang để nắm bắt, đưa ra các kế hoạch nhằm thu hút vốn FDI vào các KCN.
3.2.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội thì tỉnh Bắc Giang cũng phải đối mặt với những thách thức trong cơng cuộc thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào các KCN của tỉnh.
Thách thức ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại các KCN của tỉnh Bắc Giang như sự thiếu ổn định về chính sách, chưa phổ biến rõ các quy định pháp luật, thủ tục hành chính rườm rà, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ.
Việt Nam nói chung hay tỉnh Bắc Giang nói riêng đang ưu tiên những dự án đầu tư có cơng nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, ít ơ nhiễm mơi trường hơn. Điều này sẽ khiến cho các dịng vốn FDI có thể bị giảm sút.
Hiện nay, việc cạnh tranh giữa các tỉnh trên cả nước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra gay gắt hơn. Ở miền Bắc, Vân Đồn sẽ nâng cao thêm vị thế sẵn có của tỉnh Quảng Ninh, để trở thành một trung tâm mới thu hút đầu tư. Vì vậy, Bắc Giang sẽ phải khai thác những đặc điểm đầu tư khác biệt nhưng lại bổ sung được cho các tỉnh lân cận mới có thể nắm bắt hiệu quả những cơ hội mới đặt ra trong xu hướng này để tham gia vào tam giác phát
triển kinh tế của vùng. Ngược lại, nguồn lực vốn và lao động sẽ dồn về các cực phát triển mới nói trên, mà bỏ qua các tỉnh khơng chủ động tìm được vị thế và phát huy được lợi thế riêng có.