Đánh giá chung tình hình thu hút FDI vào các KCN của tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thu hút vốn fdi vào các khu công nghiệp tại tỉnh bắc giang (Trang 54)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá chung tình hình thu hút FDI vào các KCN của tỉnh Bắc Giang

dự án FDI của Nhật Bản tại KCN có vốn đăng ký tương đối lớn như: Công ty TNHH Hosiden Việt Nam (KCN Quang Châu) hoạt động trên lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử với tổng số vốn đăng ký 87 triệu USD, công ty Nichirin Việt Nam (KCN Quang Châu) thực hiện dự án sản xuất linh kiện ô tô với tổng số vốn đăng ký đạt 42 triệu USD.

2.4. Đánh giá chung tình hình thu hút FDI vào các KCN của tỉnh Bắc Giang Giang

2.4.1. Thành tựu

Từng là tâm điểm của đợt bùng dịch Covid-19 lần thứ 4. Tuy nhiên, với những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, vượt qua khó khăn, đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp để khôi phục sản xuất, ổn định lại kinh tế, Bắc Giang đã và đang là những điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Nhìn chung thì kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN tại Bắc Giang những năm vừa qua đạt được kết quả khá tích cực. Bắc Giang vẫn nằm trong top các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, và có thể thấy có một số dự án FDI lớn và có cơng nghệ hiện đại như dự án nhà máy Shunsin Việt Nam sản xuất linh kiện điện tử, sản phẩm chủ yếu là modun thu phát quang học với vốn đầu tư là 100 triệu USD; dự án nhà máy hợp kim Powerway Việt Nam vốn đầu tư 50 triệu USD sản xuất hợp kim đặc chủng dạng thanh, sợi, dải sử dụng trong lĩnh vực hàng không, không gian, vũ trụ trong năm 2020.

Một trong những đóng góp nổi bật của các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua là khả năng thu hút lao động và tạo chỗ làm việc mới cho các lao động. Hàng năm, các dự án đầu tư tại các KCN tạo thêm việc làm mới cho hàng vạn lao động địa phương. Ngoài tạo việc làm trực tiếp cho các lao động, các doanh nghiệp cũng tạo việc làm

cho hàng chục nghìn lao động gián tiếp khác, góp phần dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Cùng với đó, người lao động đã từng bước hình thành tác phong lao động cơng nghiệp, có ý thức, kỷ luật lao động, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Các dự án đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Phần lớn thì những dự án đầu tư nước ngồi vào KCN tại Bắc Giang đều hoạt động hiệu quả, mang lại doanh thu, giá trị sản xuất cao, đóng góp khá lớn vào thu ngân sách của tỉnh Bắc Giang, góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế:

Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, tỉnh Bắc Giang cũng đã đối mặt với nhiều thách thức thời gian vừa qua do từng là tâm dịch và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất rất nhiều. Ngồi ra, cơng tác giải phóng mặt cịn chậm, các hạ tầng khu, cụm công nghiệp, xã hội, dịch vụ, vui chơi giải trí chưa đáp ứng yêu cầu cho thu hút đầu tư. Thủ tục hành chính, mơi trường đầu tư kinh doanh vẫn cịn nhiều hạn chế và bất cập. Các dự án chủ yếu là gia công, lắp ráp (chủ yếu là gia công hàng may mặc và linh kiện điện tử), ít các dự án sản xuất, chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao. Nguồn nhân lực trình độ cao, có tay nghề và qua đào tạo có tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng được với những dự án có cơng nghệ hiện đại, tiên tiến. Vấn đề chuyển đổi số cịn chậm; cơng tác xúc tiến đầu tư vẫn chưa tốt. Ngoài những dự án FDI lớn được triển khai nhanh và có hiệu quả thì vẫn có một số dự án đầu tư triển khai chậm, hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến doanh thu thấp, đóng góp cho ngân sách tỉnh không cao, chưa xứng với tiềm năng hiện có của Tỉnh. Tuy đóng góp vào ngân sách của các dự án tăng qua từng năm nhưng kết quả đóng góp cho ngân sách nhà nước chưa

tương xứng với số dự án được chấp thuận; tỷ lệ đóng góp cho ngân sách nhà nước của các dự án còn thấp so với cơ cấu thu ngân sách của tỉnh.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong thu hút FDI nhưng kết quả FDI thu hút từ các đối tác là các quốc gia đến từ Liên minh Châu Âu (EU) chưa xứng với tiềm năng của tỉnh.

2.4.2.2. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan:

Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên thế giới làm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại KCN của tỉnh do số ca măc Covid-19 chủ yếu là các công nhân trong KCN.

Trong những năm qua, các chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Kinh doanh bất động sản,... có hiệu lực thi hành nhưng các văn bản hướng dẫn có nhiều nội dung cịn chồng chéo, chưa rõ ràng gây ra những lúng túng nhất định cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện.

Ngân sách của tỉnh cịn hạn hẹp nên kinh phí bố trí cho đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp và hạ tầng xã hội phục vụ các khu công nghiệp cịn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu. Mặc dù bước đầu tỉnh cũng đã quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có liên quan phục vụ công tác thu hút các dự án đầu tư (hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng xã hội quanh các khu công nghiệp,...) tuy nhiên, kinh phí đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư vẫn chưa đáp ứng được tốt.

Ý thức trách nhiệm của một số bộ phận cán bộ, công chức trong việc giải quyết các công việc liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa cao, còn thờ ơ trước những khó khăn của các doanh nghiệp. Hoạt động của bộ phận xúc tiến đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các KCN còn chậm đổi mới; việc nghiên cứu thị trường và xu hướng đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn, các quốc gia trọng điểm thu hút đầu tư chưa được quan tâm dẫn tới kết quả thu hút đầu tư hiệu quả chưa cao, chưa lựa chọn được các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả. Do phần lớn các dự án có quy mơ nhỏ nên năng lực triển khai thực hiện dự án, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ không cao, hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án thấp, khơng có nhiều đóng góp cho địa phương.

Năng lực của một số nhà đầu tư hạ tầng KCN còn yếu nên khơng có khả năng đầu tư hạ tầng hồn chỉnh hạ tầng KCN được giao làm chủ đầu tư, làm ảnh hưởng tới hiệu quả thu hút đầu tư chung của tồn tỉnh như trình độ nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt dẫn tới vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan; một số nhà đầu tư cố tình vi phạm (đầu tư sai mục tiêu, sử dụng đất sai mục đích; xây dựng không phép, sai phép; gây ô nhiễm môi trường, nợ bảo hiểm xã hội;...).

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP CỦA TỈNH

BẮC GIANG

3.1. Mục tiêu, định hướng thu hút vốn FDI vào KCN giai đoạn 2022-2030 3.1.1. Định hướng thu hút vốn FDI vào KCN tỉnh theo ngành

Trong giai đoạn tới, tỉnh ưu tiên tập trung thu hút đầu tư các các ngành, sản phẩm có hàm lượng khoa học và cơng nghệ cao, các dự án sử dụng công nghệ cao, mới, sạch và tiết kiệm, sử dụng nhiều nguyên liệu và linh phụ kiện sản xuất trong nước, có cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo và sử dụng nhân lực tại chỗ. Là các ngành chủ lực tham gia hiệu quả và cạnh tranh trong chuỗi giá trị tồn cầu, đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh như:

Các dự án sản xuất, chế tạo linh kiện và thiết bị điện tử tập trung tại các khu công nghiệp ở các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng, trong đó ưu tiên sản xuất các sản phẩm điện tử công nghiệp, linh kiện điện tử, điện tử viễn thơng, máy tính, điện thoại di động, phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

Các dự án cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị và gia cơng kim loại, trong đó tập trung các ngành sản xuất khuôn mẫu cho công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp ô tô, xe máy, máy động lực, máy nơng nghiệp, máy móc sử dụng trong công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

Các dự án về sản xuất phần mềm, là một trong số các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao nhất, tạo giá trị gia tăng lớn mà không tiêu tốn tài nguyên, năng lượng và không gây ô nhiễm môi trường.

Các dự án trong ngành công nghiệp sản xuất ứng dụng công nghệ cao về hóa dược, dược phẩm, như cơng nghệ nano, cơng nghệ sinh học.

Các dự án chế biến nông, lâm sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế để nhằm đến các thị

trường tiềm năng như Nhật Bản, EU, Châu Mỹ, ASEAN và một số thị trường khác.

3.1.2. Định hướng thu hút vốn FDI vào KCN tỉnh theo đối tác đầu tư

Ưu tiên, khuyến khích, thu hút vốn đầu tư nước ngồi từ các đối tác có thương hiệu tồn cầu, có năng lực tài chính lớn, có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài, có tính liên kết và thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ trợ; khơng khuyến khích các dự án đầu tư nước ngồi khơng có cam kết đầu tư lâu dài tại tỉnh, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay.

Tùy theo lĩnh vực và công nghệ cụ thể và dựa vào sự phát triển của lĩnh vực đó trên thế giới, thế mạnh, thị phần của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị đó để nhận định năng lực đầu tư và mở rộng kinh doanh của nhà đầu tư, khả năng bền vững, sinh lời của dự án.

Trong thời gian tới, Liên minh Châu Âu (EU) là đối tác đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực thế mạnh như: công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô,...

Singapore cũng là một đối tác mà tỉnh Bắc Giang ln ưu tiên vì các doanh nghiệp của nước này có thế mạnh về các dự án thân thiện với mơi trường, có cơng nghệ mới, cơng nghệ cao, tiên tiến, cơng nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Đây đều là những điều mà tỉnh đang hướng tới.

3.1.4. Định hướng thu hút vốn FDI vào KCN tỉnh theo hình thức đầu tư

Tỉnh tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tổ chức doanh nghiệp để tạo ra nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Trong các hình thức đầu tư, khuyến khích hình thức doanh nghiệp liên doanh do hình thức này có nhiều ưu điểm trong việc chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý.

3.2. Cơ hội và thách thức của tỉnh Bắc Giang trong việc thu hút vốn FDI vào KCN trong giai đoạn tới vào KCN trong giai đoạn tới

3.2.1. Cơ hội

Việc đàm phán và ký kết FTA thế hệ mới (đặc biệt là CPTPP) đã giúp Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế của 60 nước, trong đó có 15/20 nước thuộc khối G20. Thơng qua đó, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chú ý, quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam. Khi các FTA có hiệu lực, hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi, đặc biệt là về hàng rào thuế quan. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam để tận dụng cơ hội này. FTA giúp cho việc tiết kiệm chi phí vận chuyển sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng giữa công ty mẹ ở nước đầu tư và các công ty con đặt ở các nước tiếp nhận. Bên cạnh đó, FTA giúp hình thành mạng lưới doanh nghiệp khu vực, giúp làm giảm chi phí dịch vụ. Đây là điều mà các nhà đầu tư nước ngồi tìm kiếm nhằm tận dụng được các nguồn lực tại các nước tiếp nhận nguồn đầu tư. Đó là cơ hội lớn cho tỉnh Bắc Giang để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN nhằm tăng cường sản xuất và xuất khẩu.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) thức đẩy tăng trưởng cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam cũng là tiền đề để thu hút FDI từ EU vào KCN phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.

Dưới thời kỳ tổng thống Mỹ Joe Biden, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa kết thúc, nhiều công ty công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản có xu hướng dịch chuyển vốn FDI ra khỏi Trung Quốc sang các nước khác đầu tư để đa dạng chuỗi cung ứng. Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng là điểm đến có lượi thế trong việc thu hút vốn FDI. Các tập đoàn như Foxconn hay Luxshare đã đầu tư và đẩy mạnh sản xuất tại KCN của tỉnh Bắc Giang và dự kiến sẽ còn nhiều dự án chất lượng cao khác nữa.

Sau thời gian dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam, chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm tăng cường sức đề kháng cho nền kinh tế, nâng cao năng lực ứng phó khi dịch bệnh kéo dài, tạo tiềm lực để nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi. Nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp FDI, được triển khai như: giảm giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh; hỗ trợ vốn; gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng; doanh nghiệp được vay tiền để trả lương ngừng việc cho người lao động,...Điều đó tạo nên sự tin tưởng đối với các doanh nghiệp FDI đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam và ghi điểm đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang có ý định đầu tư vào nước ta. Đó cũng là cơ hội lớn cho Bắc Giang để nắm bắt, đưa ra các kế hoạch nhằm thu hút vốn FDI vào các KCN.

3.2.2. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội thì tỉnh Bắc Giang cũng phải đối mặt với những thách thức trong cơng cuộc thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào các KCN của tỉnh.

Thách thức ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại các KCN của tỉnh Bắc Giang như sự thiếu ổn định về chính sách, chưa phổ biến rõ các quy định pháp luật, thủ tục hành chính rườm rà, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ.

Việt Nam nói chung hay tỉnh Bắc Giang nói riêng đang ưu tiên những dự án đầu tư có cơng nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, ít ơ nhiễm mơi trường hơn. Điều này sẽ khiến cho các dòng vốn FDI có thể bị giảm sút.

Hiện nay, việc cạnh tranh giữa các tỉnh trên cả nước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra gay gắt hơn. Ở miền Bắc, Vân Đồn sẽ nâng cao thêm vị thế sẵn có của tỉnh Quảng Ninh, để trở thành một trung tâm mới thu hút đầu tư. Vì vậy, Bắc Giang sẽ phải khai thác những đặc điểm đầu tư khác biệt nhưng lại bổ sung được cho các tỉnh lân cận mới có thể nắm bắt hiệu quả những cơ hội mới đặt ra trong xu hướng này để tham gia vào tam giác phát

triển kinh tế của vùng. Ngược lại, nguồn lực vốn và lao động sẽ dồn về các

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thu hút vốn fdi vào các khu công nghiệp tại tỉnh bắc giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)