Tính dẫn điện khác nhau khơng chỉ đối với sự tập chung của các muối có mặt, mà cịn đối với các hợp chất hoá học của dung dịch dinh dưỡng. Một số phần chứa muối hiện tại dẫn điện tốt hơn các loại khác. Cây chọn tỷ lệ dinh dưỡng hấp thu theo yêu cầu từ các tỉ lệ khác nhau lớn trong dung dịch dinh dưỡng. Dựa vào kiến thức này mà dinh dưỡng thích hợp cho bất cứ loại cây nào có thể được phát triển và tỉ lệ dinh dưỡng của các cây đó đựơc điều chỉnh đến mức tối thích bằng cách sử dụng EC của dung dịch dinh dưỡng. Steiner (1980) chỉ ra rằng nếu các tỷ lệ hấp thụ dinh dưỡng cho một cây trồng cụ thể dưới các
đến 4,00. Chúng ta có thể điều chỉnh EC theo các lọai cây khác nhau và các điều kiện khác nhau. Nhìn chung, các giá trị thấp (1,5 – 2,5) thích hợp cho các cây rau ăn lá như xà lách, 2,0 đến 3,0 thích hợp cho cây dưa chuột, trong khi các giá trị cao hơn (2,5 – 3,5) tốt hơn cho cà chua. Trong vụ Đông hoặc trong điều kiện thiếu ánh sáng EC cao hơn thì tốt hơn.
3.Tình hình nghiên cứu kỹ thuật thuỷ canh ở Việt nam
Ở Việt Nam giai đoạn trước 1995, phương pháp trồng cây trong dung dịch chủ yếu đựơc sử dụng tại các trường Đại học, các Viện nghiên cứu để nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng và cây trồng. Từ 1995 với sự hợp tác của công ty RD Hong Kong và trung tâm nghiên cứu phát triển Rau Châu Á (AVRDC), phương pháp thuỷ canh tĩnh của AVRDC được du nhập vào Việt Nam với mục đích dùng để sản xuất rau an tồn. Các tác giả Lê Đình Lương, Nguyễn Quang Thạch (1995); Võ Kim Oanh (1996); Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996); Nguyễn Thị Lý Anh (1998); (Vũ Quang Sáng 2000); Nguyễn Thị Hồng Lam, 1996)… đã nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật này. Các nghiên cứu bao gồm các nội dung: Xác định đối tượng rau trồng thích hợp, xác định các loại dung dịch phù hợp, ảnh hưởng của mật độ thời vụ đến năng suất vào phẩm chất rau trồng. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đều khẳng định đều có thể ứng dụng kỹ thuật này vào việc sản xuất rau an toàn ở Việt Nam cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng kỹ thuật này còn nhỏ hẹp, chủ yếu dùng cho các hộ gia đình mang tính sản xuất nhỏ lẻ, khơng thể cơng nghiệp hố. Khắc phục nhược điểm này, đề tài cấp nhà nước KC.07 – 20 “ Nghiên cứu công nghệ và thiết bị phù hợp để sản xuẩt rau an tồn khơng dùng đất kiểu cơng nghiệp đạt năng suất chất lượng và hiệu quả cao” do PGS.TS. Hồ Hữu An (2005) làm chủ nhiệm đã xây dựng được mơ hình sản xuất rau cơng nghiệp có ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh. Tuy nhiên việc nhân rộng mơ hình này trong sản xuất còn đang đựơc xem xét về mặt hiệu quả kinh tế. Đáng chú ý, các tác giả ở trường ĐHNNI đã đề xuất và đi theo một hướng ứng dụng khác của kỹ thuật này đó là ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh như một kỹ thuật chủ yếu phục vụ ra cây nuôi cấy mô. Các
cơng trình nghiên cứu theo hướng này của Nguyễn Quang Thạch và các cộng sự; Nguyễn Thị Nhẫn (1995); Nguyễn Khắc Thái Sơn (2000; 2002)đã nghiên cứu thành công việc ra cây nuôi cấy mô cho nhiều đối tượng cây như dứa; chuối; khoai tây; mía; một số loại hoa và cho nhận xét kỹ thuật trồng cây trong dung dịch là một bước không thể thiếu của kỹ thuật sau nuôi cấy mô. Ra cây bằng kỹ thuật này cho tỷ lệ sống cao, rút ngắn giai đoạn vườn ươm ở hầu hết các cây thí nghiệm. Đặc biệt gần đây các tác giả Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường; Nguyễn Thị Lý Anh (2004) đã hoàn thiện kỹ thuật này và đưa vào quy trình sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bắt nguồn từ nuôi cấy mô được Bộ Nông nghiệp cho áp dụng rộng rãi và đưa vào quy trình sản xuất
PHẦN III