Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của rau cần tây Hai mũi tên đỏ trồng trên hệ thống NFT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nghiên cứu xác định giống và giá thể thích hợp nhằm tăng năng suất và chất lượng xà lách, cải xanh, cần tây trồng bằng công nghệ thuỷ canh tuần hoàn (NFT) trong nhà lưới (Trang 47 - 50)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3: Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của rau cần tây Hai mũi tên đỏ trồng trên hệ thống NFT.

chất lượng của rau cần tây Hai mũi tên đỏ trồng trên hệ thống NFT.

Bảng 4.7 : Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến thời gian và một số chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu của rau cần tây trồng trên hệ thống thuỷ canh NFT Chỉ tiêu Thời gian từ…..(ngày)

Gieo đến nẩy mầm Mọc đến ra lá thật Mọc đến ngày đưa lên hệ thống NFT Tổng thời gian sinh trưởng CT1 12 5 17 59 22,7 9,0 21,3 CT3 12 5 17 58 23,6 8,0 20,1 CT3 12 5 17 50 21,5 8,5 22,4 CT4 12 5 17 57 23,6 7,5 20,5 CT5 12 5 17 48 24,7 9,2 26,5 CT6 12 5 17 48 22,8 8,4 25,0 CT7 12 5 17 56 23,5 8,6 21,0

Hạt cần tây cũng tương tự như hạt rau cải xanh, rau xà lách về kích thước hạt nhỏ, các chất dự trữ trong hạt ít, bộ rễ cây con nhỏ, do đó khả năng hút nước và chất dinh dưỡng cũng như chống chịu điều kiện bất thuận của ngoại cảnh kém. Đặc biệt đối với hạt cần tây thường rất khó nẩy mầm ở điều kiện nhiệt độ cao và có ánh sáng. Vỏ hạt cứng và có dầu nên khả năng hút nước kém cũng là nguyên nhân làm hạt lâu nảy mầm. Để tăng sự hút nước của hạt cần tây chúng tôi tiến hành xử lý để hạt nhanh mọc. Trước khi gieo hạt cần tây được chà xát qua và ngâm hạt trong thời gian từ 4 - 6 giờ, sau đó vớt ra đãi sạch nhớt, bọc vào vải bông và cho vào túi báng để ở ngăn mát của tủ lạnh 48 giờ, sau đó lấy ra đem gieo. Do vậy hạt nẩy mầm nhanh hơn. Tuy nhiên thời gian nảy mầm của cần tây lâu hơn so với cải xanh và xà lách. Cây cần tây ở thời kỳ này thường yếu nên cần có giá thể thích hợp và phải được chăm sóc cẩn thận để cho bộ rễ phát triển. Điều này đặc biệt quan trọng. Việc nghiên cứu tìm ra được giá thể phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cần tây ngay từ giai đoạn gieo có ý nghĩa lớn cho sự sinh trưởng và phát triển của cây và cho năng suất sau này.

Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy ở các cơng thức đều có thời gian từ gieo đến mọc là 12 ngày và từ mọc đến ra lá thật là 5 ngày. Tuy nhiên, tổng thời gian sinh trưởng của các cơng thức có sự sai khác đáng kể. Cơng thức có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là cơng thức 5 và cơng thức 6 chỉ có 48 ngày, ngắn hơn so với công thức đối chứng 9 ngày.

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của cần tây ở các cơng thức thí nghiệm khác nhau, chúng tơi cũng tiến hành theo dõi khả năng tăng trưởng chiều cao cây, đường kính tán và ra lá. Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy chiều cao cây ở công thức 5 đạt cao nhất 24,7 cm, công thức 3, 4 và công thức 7 là tương đương nhau đạt 23,5 – 23,6cm.

Số lá/cây ở các cơng thức khơng có sự khác biệt nhiều, cao nhất là công thức 5 đạt 9,2 lá/cây, tiếp đó là cơng thức 7 đạt 8,6 lá/cây, cơng thức 3 đạt 8,5 lá/cây.

Hình 4.4: Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của rau cần tây trồng trên hệ thống thuỷ canh NFT

Chỉ tiêu Công thức

Năng suất rọ (g/rọ) Năng suất lý thuyết (kg/m2) Năg suất thực thu (kg/m2) CT1 66,2 3,2 2,24 CT2 70,2 3,43 2,40 CT3 70,0 3,43 2,40 CT4 71,4 3,49 2,44 CT5 75,2 3,68 2,58 CT6 72,5 3,69 2,57 CT7 73,4 3,59 2,51

Hình 4.5. Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây đến năng suất của rau cần tây trồng trên hệ thống thuỷ canh NFT

Năng suất là chỉ tiêu để đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển của rau cần tây trên các công thức giá thể. Kết quả bảng 4.8 cho chúng ta thấy năng suất cá thể và năng suất thực thu của công thức 5 đạt cao nhất 75g/rọ và 2,58 kg/m2 tiếp sau đó là cơng thức 6 đạt 2,57kg/ m2. Công thức thấp nhất là công thức (đ/c) đạt 2,24kg/m2.

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của giá thể đỡ cây trồng đến chất lượng rau cần tây trồng trên hệ thống thuỷ canh NFT

Chỉ tiêu Đường tổng Chất khô (%) VTMC (mg/100g) NO3- Pb (mg/100g) Cd (mg/100g)

Công thức số(%) (mg/100g) CT1 0,9 7,5 132 430 0,06 0,005 CT2 0,8 7,5 124 315 0,062 0,065 CT3 0,6 5,7 135 421 0,005 0,045 CT4 0,9 7,2 120 453 0,054 0,067 CT5 1,0 7,5 142 376 0,05 0,078 CT6 0,9 7,1 136 428 0,04 0,062 CT7 0,6 5,3 122 432 0,005 0,056

G. hạn tối đa (TCVN 5247:1990) : NO3- : 600mgG. hạn tối đa (TCVN 7602:2007): Pb: 0,3mg G. hạn tối đa (TCVN 7602:2007): Pb: 0,3mg G. hạn tối đa (TCVN 7603:2007): Cd:0,1mg

Hàm lượng đường tổng số ở các cơng thức thí nghiệm khơng có sự khác biệt nhiều.Hàm lượng đường tổng số trong cần tây thường thấp, trong thí nghiệm cũng chỉ dao động từ 0,6 – 1,0%.

Tỉ lệ hàm lượng chất khô ở công thức số 5 đạt cao nhất 7,5 % thấp nhất là công thức số 7 đạt 5,3%.

Hàm lượng Vitamin C ở cần tây tương đối cao và cũng có sự chênh lệch giữa các cơng thức tham gia thí nghiệm. Cơng thức có hàm lượng Vitamin C cao nhất là công thức số 5 đạt 142mg/100g sau đó là cơng thức số 6 đạt 136 mg/ 100g và thấp nhất là công thức số 4 đạt 120mg/100g.

Như vậy, trồng rau cần tây trên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn NFT ở tất cả các cơng thức thí nghiệm đều dưới ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam ở các chỉ tiêu Nitrat (NO3), dư lượng kim loại nặng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ nghiên cứu xác định giống và giá thể thích hợp nhằm tăng năng suất và chất lượng xà lách, cải xanh, cần tây trồng bằng công nghệ thuỷ canh tuần hoàn (NFT) trong nhà lưới (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w