6. Kết cấu khóa luận
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng
tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Quang Minh.
3.2.1. Đa dạng hóa hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp Đa dạng hóa về loại hình cho vay đối với doanh nghiệp Đa dạng hóa về loại hình cho vay đối với doanh nghiệp
Như những nội dung đã phân tích ở chương trước,các DN rất phong phú về quy mô, ngành nghề SXKD, vì vậy mong muốn về loại hình vay là không giống nhau. Cho nên, ngân hàng cần đưa ra những loại hình cho vay thích hợp với từng KH.
Hiện nay, cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của DN của ngân hàng. Vì vậy cần phải thúc đẩy cho vay trung và dài hạn để giúp các DN có thể tăng khả năng cạnh tranh..
Phải chắc chắn giúp cho KH sử dụng vốn sao cho tiết kiệm thời gian, đạt hiệu suất cao.. Ngoài phương thức cho vay mà ngân hàng đang áp dụng thì ngân hàng nên mở mang thêm các phương thức khác đối với DN để không chỉ thuận tiện cho hoạt động SXKD của DN mà cịn đảm bảo an tồn vốn cho ngân hàng.
3.2.2. Xây dựng chiến lược Marketing
Việc cho vay vốn các DN cũng chính là giúp tăng dư nợ của ngân hàng, cho nên ngân hàng cần phải có chiến lược mời gọi KH. Nền kinh tế càng phát triển thì Marketing là một thành phần quyết định giúp ngân hàng có thể tiếp cận với một lượng KH mới nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Ngân hàng cần quan tâm đến hoạt động này mà trọng tâm là chính sách lấy KH làm tâm nhằm giới thiệu quảng cáo các dịch vụ, các điều kiện cũng như những điểm mới về hoạt động cho vay để KH hiểu được, thấy được quyền lợi cũng như sự chuyên nghiệp của ngân hàng.
Điều cần làm:
- Có khác biệt về lãi suất, điều kiện vay vốn,… đối với từng loại DN. - Mở rộng nơi, địa điểm hoạt động bằng cách thành lập thêm điểm giao dịch, PGD để tiếp xúc với đa dạng loại hình DN, ngành nghề kinh doanh.
- Ngân hàng có thể tổ chức thêm các cuộc hội thảo, hội nghị KH. - Kết hợp với các tổ chức liên quan đến DN nhằm tạo thêm nhiều cơ hội mở rộng tệp KH cũng như tạo cho KH mới cơ hội tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng.
3.2.3. Đẩy mạnh họat động tư vấn đối với DN
Hoạt động tư vấn không nên dừng lại ở mức độ giải thích cho KH mà cịn phải cùng với KH xem xét tính hiệu quả của dự án, trên cơ sở đó giúp họ lập ra các phương án SXKD hiệu quả. Như đã đánh giá ở chương 2, điểm yếu phổ biến của các DN là họ chưa có khả năng xây dựng những dự án có tính
khả thi lâu dài. Chi nhánh nên sử dụng các mối quan hệ của mình để giúp đỡ các DN có thể tạo ra được những phương án kinh doanh tốt, mang lại doanh thu tốt hơn cho KH thì lúc đó, họ cũng sẽ tin tưởng và hợp tác lâu dài với ngân hàng.
3.2.4. Về thu thập thơng tin
Thơng tin TD là tiêu chí đầu tiên mà ngân hàng cần khi quyết định cho vay. Cán bộ TD phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các nguồn có hiệu quả, như vậy sẽ đảm bảo tránh được rủi ro khi ra quyết định cho vay, DN có cơ hội vay được vốn
Khi thu thập cần chú ý:
- Rà sốt thơng tin qua việc trực tiếp gặp mặt người đi vay.
- Cần phải nắm bắt thông tin qua các phương tiện thông tin, phối hợp với trung tâm thông tin TD của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp, bạn bè. Ngân hàng cũng cần tạo lập mối quan hệ với trung tâm liên quan đến các DN.Đây là tổ chức có thể cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về các hoạt động SXKD của các DN.
- Ngồi ra thơng tin từ các BCTC, cán bộ TD cần phải chủ động đi khảo sát tình hình tại cơ sở của các DN. qua đó, ngân hàng có thể nắm bắt được thơng tin về khả năng SXKD nói chung của DN, năng lực quản lý, nhu cầu hiện tại và tương lai của KH một cách khách quan nhất có thể.
3.2.5. Về phân tích và đánh giá
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, cán bộ TD phải đánh giá các thông tin này. Qua BCTC, cần phân tích tốt các chỉ tiêu để từ đó đánh giá tình hình vay nợ, khả năng hoàn trả, tốc độ vòng quay vốn lưu động bình quân, tình hình tiêu thụ, lợi nhuận của DN. Khi phân tích các dữ liệu, cán bộ TD cần đặc biệt chú ý đến khả năng sinh lời của phương án, nếu phương án khả thi thì
hoạt động SXKD có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận, KH sẽ có khả năng thanh toán khi hợp đồng vay vốn đến hạn.
Việc phân tích cần tập trung vào các thành phần chính sau: - KH phải đảm bảo đầy đủ các hồ sơ trong quy trình.
- Phương án, dự án vay vốn nhất định có hiệu suất tốt và tính hữu ích cao.
- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải hợp lệ, nếu có tranh chấp thì cũng phải đảm bảo được an tồn cho ngân hàng.
- Năng lực pháp lý của KH như quyết định thành lập, đăng ký KD, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng và người đại diện.
- Đánh giá về độ uy tín của KH để có thể tránh những hạn chế xảy ra khơng đáng có.
3.2.6. Tổ chức đào tạo cán bộ
Ngân hàng phải củng cố,nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn của cán bộ TD.
Cán bộ TD cần phải có tư tưởng và lập trường vững vàng vì đặc thù cơng việc ln phải va chạm với đồng tiền. Cần có tâm lí vững vàng, và tránh xa những hành vi sai trái.
Có kiến thức chun mơn, biết vận dụng sáng tạo linh hoạt trong từng vị trí cơng tác được giao.
Để nâng cao chất lượng cán bộ TD, ngân hàng phải thực hiện một số giải pháp sau đây:
- Tổ chức các đợt tuyển dụng công bằng, nghiêm túc,khách quan tuyển chọn những người có năng lực, ưu tiên người có kinh nghiệm. nếu khơng có kinh nghiệm thì cũng phải có một thái độ tốt, chun mơn nghiệp vụ chưa đủ sâu cũng không sao.
- Nối tiếp các đợt đào tạo trước, mỗi năm nên có một vài đợt đào tạo với các cán bộ nhân viên để có thể tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới, giúp họ thích ứng được với những thay đổi.
- Ngân hàng nên phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo để cập nhật các thông tin, nắm bắt xu hướng mới giúp nhân viên ngân hàng tự tin và đầy bản lĩnh hơn.
- Ngân hàng phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn lợi ích với hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm cán bộ TD trong việc tìm kiếm KH mới, mở rộng quy mô nguồn vốn cũng như giảm nợ q hạn,nợ khó địi,….