Tình hình nghiên cứu về Sâm vũ diệp và Tam thất hoang

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bốn loài cây thuốc quí thuộc họ ngũ gia bì (araliaceae) ở việt nam nhằm (Trang 32 - 46)

Ch−ơng 1 Tổng quan

1.3. Tình hình nghiên cứu về Ngũ gia bì h−ơng, Ngũ gia bì gai,

1.3.2. Tình hình nghiên cứu về Sâm vũ diệp và Tam thất hoang

1.3.2.1. Trên thế giới

Chi Panax L. là một chi nhỏ, có khoảng trên 10 lồi. Phân bố ở Đơng

Bắc châu á, bao gồm vùng Viễn Đông Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật

Bản; xuống đến vùng Đông bắc ấn Độ, Nêpal, Việt Nam và cả ở vùng Bắc

Mỹ. Chi này đã đ−ợc Carlvon Linné xác định từ năm 1753 với loài chuẩn là

Panax quinnquefolium ở Bắc Mỹ [113, 114]. Sang thế kỷ 19, một số lồi khác

đ−ợc cơng bố nh− Giả nhân sâm - P. pseudoginseng Wall. ở Nêpal; Nhân sâm

- P. ginseng Meyer ở Bắc Triều Tiên Đông - Bắc Trung Quốc và Viễn Đông

Nga; Sâm Nhật - P. japonicum Meyer ở Nhật Bản và Trung Quốc; Sâm vũ

diệp - Panax bipinnatifidus Seem. ở Đông - Bắc ấn Độ, Bắc Nêpal và Trung

Quốc [59, 113, 145]. Nh− vậy, đến cuối thế kỷ 19, chi Panax L. có 6 lồi. Căn cứ vào các dẫn liệu mới thu đ−ợc, năm 1975 Trung Quốc đã bổ sung thêm một loài mới là P. stipuleanatus H. T. Tsai & K. M. Feng. Đồng thời, nâng cấp các taxon thứ của P. pseudoginseng Wall. của các tác giả tr−ớc đó thành bậc loài hoàn chỉnh [113, 135, 142, 145]. Năm 1985, một lồi mới khác đ−ợc cơng bố

ở Việt Nam là Sâm Ngọc Linh - P. vietnamensis Ha et Grushv. [25, 59], đã

nâng tổng số loài thuộc chi Panax L. trên toàn thế giới lên 11 loài và 2 thứ.

Trong đó, Bắc Mỹ có 2 lồi (P. quinnquefolium và P. trifoliatus). Các lồi cịn

lại ở châu á, bao gồm 6 lồi có ở Trung Quốc, 3 lồi có ở Nhật Bản và có 5

lồi ở Việt Nam (kể cả cây trồng). Nh− vậy, số lồi thuộc chi Panax L. của

Việt Nam chỉ ít hơn Trung Quốc (6 lồi) [59, 143, 152].

Chi Panax L. là một chi có giá trị kinh tế cao. Tất cả các loài thuộc chi này đều đ−ợc sử dụng làm thuốc. Trong đó, Nhân sâm (P. ginseng) là vị thuốc đã có lịch sử sử dụng tới vài ngàn năm và nổi tiếng trong y học dân tộc của nhiều n−ớc Ph−ơng Đơng. Nhân sâm hay cịn gọi là Dã nhân sâm, Sâm Triều Tiên có tác dụng bổ, tăng lực, chống mệt mỏi, kích thích tạo máu, giảm cholesterol huyết, phịng chống xơ vữa động mạch, chống lão hố, kích thích điều hồ cơ chế miễn dịch, ngăn ngừa ung th−...[18, 31, 37, 45, 70, 74, 82,

131]. Nhân sâm là một trong những vị thuốc bán chạy nhất trên Thế giới và đ−ợc ng−ời dân −a dùng. Tam thất (P. notoginseng) cũng đ−ợc xem là vị thuốc quí đứng thứ hai sau Nhân sâm. Tam thất đ−ợc dùng chữa thổ huyết, băng huyết, có tác dụng hoạt huyết, làm tan ứ huyết, chứa s−ng tấy, thiếu máu... [18, 31, 37, 45, 70, 74, 125, 131, 136]. Bên cạnh đó, Sâm Mỹ - P. quinquefolium, còn gọi là Tây d−ơng sâm, D−ơng sâm, hay American ginseng

đ−ợc dùng làm thuốc bổ, chống mệt mỏi, phòng chống ung th−, an thần giống

Nhân sâm, làm tăng sức sống và sự đề kháng đối với stress và lão hoá…Hiện

nay nhiều n−ớc dùng Sâm Mỹ thay thế Nhân sâm, d−ới nhiều dạng bào chế giống Nhân sâm. [31, 70, 81, 121, 138]. Việc phát hiện ra loài Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) cũng cho thấy những tác dụng t−ơng tự nh− Nhân sâm hay Sâm Mỹ. Sâm Ngọc Linh sử dụng làm thuốc bổ, chữa suy nh−ợc, mệt mỏi, xơ vữa động mạch, ngộ độc gan, viêm họng và hen phế quản mãn tính... [43, 70, 74]. Trong khi đó, theo kinh nghiệm ở Trung Quốc, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang đ−ợc dùng làm thuốc bổ huyết, đặc biệt là cho phụ nữ sau khi sinh và ng−ời cao tuổi, dùng để cầm máu, tán ứ, tiêu s−ng, chữa vết th−ơng mau lành

và có tác dụng kích dục … Ngoài ra, các loài Sâm khác nh− Sâm ba lá, Sâm

Nhật cũng có một số tác dụng t−ơng tự, nh− bổ d−ỡng, tăng lực, tăng sức đề

kháng… và cũng đ−ơc dùng nh− Nhân sâm. [30, 31, 45, 70, 74, 89, 90, 91].

Nói chung, đa số các lồi thuộc chi Panax L. là những lồi có giá trị và đ−ợc −a chuộng từ tr−ớc đến nay.

Phải thừa nhận rằng, đa số các loài Sâm trên thế giới đã đ−ợc nghiên cứu nhiều về thành phần hố học. Trong đó saponin đ−ợc xem là nhóm hoạt chất chính trong các lồi Sâm. Các nhà khoa học đã chiết tách đ−ợc hơn 100 saponin từ các loài Panax [136, 138]. Rễ của hai loài P. quinquefolium và P. ginseng chứa nhiều hoạt chất saponin tetracylic triterpenoid. Thành phần chủ

yếu trong rễ Nhân sâm là các saponin triterpen. Các saponin có trong Nhân sâm gọi là ginsenosid, thuộc nhiều loại nh− protopanaxadiol, protopanaxatriol

và acid oleanolic. Hàm l−ợng ginsenosid trong cây mọc hoang th−ờng cao hơn trong cây trồng [70, 74]. Kết quả nghiên cứu hoá học của Sâm Mỹ cho thấy, thành phần saponin triterpen gần giống saponin của Nhân sâm, nh−ng có hàm l−ợng cao hơn. Ngoài ra, 7 hợp chất polyacetylen đã đ−ợc phân lập và xác định, ký hiệu từ PQ1 đến PQ7, trong đó có panaxynol, panaxydol, panaxatriol và heptadeca 1,8 - dien - 4,6 diyn - 3,10 diol đều là những hợp chất có trong rễ củ Nhân sâm, có tác dụng chống lão hố tế bào và kháng một số dạng ung th− [70, 74, 81, 82, 95, 138]. Còn thành phần saponin triterpen trong Sâm Nhật lại rất thay đổi theo vùng phân bố và nơi trồng. Sâm mọc hoang và trồng ở Nhật và nhiều n−ớc khác đều có hàm l−ợng saponin thuộc khung olean cao, hàm l−ợng saponin khung damaran rất thấp [70]. Trong khi đó, rễ củ Tam thất của

Trung Quốc - P. notoginseng có chứa 23 saponin dammaran thuộc dẫn chất

protopanaxadiol và protopanaxtriol. Khơng có saponin có cấu trúc acid oleanolic. Các thành phần khác là panaxytriol (polyacetylen), hợp chất sanchina-A (polysaccharid), dencichin (acid amin) [70, 136, 138]. Wei Junxian (1982) đã xác định 2 sapogenin dammaran mới từ dịch chiết của lá lồi P. notoginseng [142]. Trong khi đó, thành phần hố học của loài Tam thất - P. pseudoginseng chủ yếu là saponin, thuộc kiểu protopanaxadiol và

protopanaxatriol. Nhiều ginsenosid: Rb1, Rb2, Rb3, Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2- Rh1, Fz và glucoginsenosid Rf đ−ợc phân lập từ tồn cây Tam thất. Ngồi ra, cịn có notoginsenosid: R1, R1, R3, R4, R6; tinh dầu (ở rễ và ở hoa); flavonoid, phytosterol, polysaccharid và các muối vô cơ [70, 135, 136, 138].

Kết quả nghiên cứu so sánh về các saponin triterpen của các thuốc từ Sâm cho thấy, nhóm I bao gồm các saponin dammaran gồm các loài P. gingseng, P. quinquefolius, P. notoginseng, P.vietnamensis. Nhóm II có hàm

l−ợng cao các saponin acid oleanolic bao gồm P. japonicus, P. zingiberensis, P. japonicus var. bipinnatifidus và P. stipuleanatus [131].

Nói chung, một số sản phẩm từ các loài Nhân sâm, Sâm Mỹ, Tam thất đã đ−ợc kinh doanh buôn bán rộng rãi trên thị tr−ờng. Tại Triều Tiên, Khai Thành là nơi trồng nhiều Nhân sâm nhất. Đã có những thơng tin giới thiệu về chọn hạt giống, gieo hạt, trồng, thu hoạch và chế biến [45]. Sâm Nhật đ−ợc trồng đại trà tại tỉnh Nagano. Sâm Mỹ đ−ợc trồng nhiều ở Georgia, Minnesota. Phần lớn các loài Sâm này đ−ợc trồng d−ới dàn mái che nhân tạo [15]. Tam thất đ−ợc trồng nhiều nhất ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, sau đến Triều Tiên, Hàn Quốc và và cả ở Nhật Bản. Lồi này cũng đ−ợc trồng ở qui mơ sản xuất lớn d−ới dàn mái che [72]. Bên cạnh đó, cũng đã có những nghiên cứu sử dụng các chỉ thị ADN trong việc đánh giá sự đa dạng di truyền một số loài thuộc chi Panax [94, 140].

b) Tình hình nghiên cứu Sâm vũ diệp và Tam thất hoang * Về thực vật

Sâm vũ diệp: Tên khoa học của loài Sâm vũ diệp đ−ợc nhà thực vật học

ng−ời Đức Berthold Carl Seemann xác định đầu tiên là Panax bipinnatifidus

Seem. vào năm 1868. Đến năm 1879, Charles Baron Clarke đã chuyển loài này sang chi Aralia là Aralia bipinnatifidus (Seem.) C. B. Clarke, 1879. Sau

Clarke cịn có Isaac Henry Burkill lại xếp Sâm vũ diệp cùng loài với Sâm Mỹ song là thứ (var.) khác của Aralia quinquefolia (L.) Dec. et Plan. var major

Burkill, 1902 (Kew Bull., 1902: 7); Aralia quinquefolia (L.) Dec. et Plan. var.

elegantior Burkill, 1902 (Kew Bull., 1902: 8) [59, 98, 101, 145, 152, 157].

Quan điểm trên tồn tại đến gần giữa thế kỷ 20, khi Hui-Lin (1992) nghiên cứu

hệ thực vật Đông á, ông đã đ−a Sâm vũ diệp trở lại với chi Panax . Đây là

một quan điểm đúng đắn, bởi vì từ đó đến nay, mặc dù Sâm vũ diệp có thể đ−ợc xếp vào các loài, loài phụ hoặc thứ (var.) khác nhau, nh−ng loài này vẫn thuộc chi Panax [59, 85, 98, 101, 143, 144, 145, 157, 158]. Ngoài ra, loài này đã đ−ợc đặt với các tên khoa học khác nhau nh−: Panax pseudoginseng Wall.

var. bipinnatifidus (Seem.) Li., 1942.; Panax pseudoginseng Wall. var. major

(Burkill) Li, 1942.; Panax major Ting ex Pei, 1958.; Panax pseudoginseng

Wall. spp. himalaycus Hara, 1970.; Panax pseudoginseng Wall. elegantior

(Burkill) Hoo et Tseng, 1973.; Panax japonicus Mey.var. bipinnatifidus

(Seem.) Wu et Feng, 1975.

Cho đến năm 1975, một số nhà nghiên cứu ở Viện Thực vật Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa phân loại và phân bố địa lý của các loài thuộc chi Panax ở Trung Quốc [152], rồi sau đó là Jun Wen (1999 - 2000) nghiên cứu sâu về sự đa dạng chi Panax ở Trung Quốc và Mỹ [145], đều đi đến thống nhất rằng Sâm vũ diệp là một taxa loài hoàn chỉnh, trên cơ sở bổ sung một số chỉ thị ADN [144, 145]. Vì thế, Sâm vũ diệp lại đ−ợc trở về với tên khoa học là Panax bipinnatifidus Seem. do Berthold

Carl Seemann xác định từ năm 1868.

Về phân bố, Sâm vũ diệp trên thế giới đ−ợc ghi nhận ở phía Nam Trung

Quốc, Bắc Myanma, Đông - Bắc ấn Độ và Nêpal [58, 59, 98, 101, 145, 152,

157, 158].

Tam thất hoang: Tam thất hoang cịn gọi là Bình biên tam thất, H−ơng

thích hay Bạch tam thất (Trung Quốc). Lồi này lúc đầu chỉ đ−ợc xếp là một thứ (var.) của loài giả Nhân sâm (Panax pseudoginseng var. bipinnatifidus

Hoo et Tseng) cùng với loài Sâm vũ diệp [101]. Về sau, khi đã đầy đủ dẫn liệu, Tam thất hoang đ−ợc cơng bố là lồi mới đối với khoa học (Panax

stipuleanatus H. T. Tsai et K. M. Feng, 1975) bởi một nhóm các nhà thực vật học Trung Quốc, trong Acta phytotaxonomy Sinica, số 13 năm 1975 [152]. Đến năm 2000, trong một công bố của Jun Wen , tác giả cũng thừa nhận Tam thất hoang là một loài độc lập [145], với tên khoa học đã đ−ợc các nhà thực vật Trung Quốc công bố kể trên [152].

Về phân bố, Tam thất hoang hiện mới chỉ thấy ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Trong công bố năm 1975 của các nhà Thực vật học Trung Quốc cũng ghi nhận cịn có ở Lào Cai - thuộc miền Bắc Việt Nam [145, 152].

* Về giá trị sử dụng

Theo y học cổ truyền: Sâm vũ diệp và Tam thất hoang cũng đ−ợc sử dụng làm thuốc bổ nh− các loài Sâm khác. Sâm vũ diệp đ−ợc dùng làm thuốc

bổ huyết, cầm máu, có tác dụng kích dục. ở Trung Quốc ng−ời ta còn dùng

Sâm vũ diệp làm thuốc chữa h− lao, thổ huyết, chảy máu do tổn th−ơng…

Thành phần hóa học và tác dụng sinh học: Theo Tanaka (1986), trong

thân rễ của Sâm vũ diệp có saponin thuộc nhóm B, nhóm mà thành phần saponin chủ yếu là dẫn chất của acid oleanolic. Còn thành phần saponin trong lá của Sâm vũ diệp đ−ợc xác định gồm 13 hợp chất: ginsenosid F1, F2, F3, Rg2, Re, Rb3, 24 (S), pseudo ginsenosid F11, panasenosid, majorosid F1, majorosid F3, bipinnatifidus F1, bipinnatifidus F2. Trong đó hai hợp chất bipinnatifidus F1 và F2 là hai hợp chất mới [135, 136, 141]. Cũng theo Tanaka, saponin trong thân rễ của Tam thất hoang cũng thuộc nhóm B và ng−ời ta cũng ch−a tìm thấy saponin thuộc nhóm dammaran. Nh−ng có 2 saponin dẫn chất của acid oleanolic là stipleanosid R1 và R2 mà các lồi khác khơng có [135, 136]. Một số các thí nghiệm trên động vật cho thấy, Sâm vũ diệp có tác dụng gây động dục, tăng sức dẻo dai, sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng tán huyết... [74, 161].

* Về bảo tồn và phát triển

Cho đến nay cũng ch−a có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về bảo tồn Sâm vũ diệp và Tam thất hoang. Hai loài này đ−ợc coi là những cây thuốc bị đe dọa tuyệt chủng ở Trung Quốc và Việt Nam. Nghiên cứu gần đây của Shi-Liang Zhou và cộng sự (2005) về sự mất tính đa dạng di truyền của lồi Tam thất -

stipuleanatus. Qua phân tích các mẫu thu thập của hai lồi này ở miền Đơng

Nam tỉnh Vân Nam và các vùng lân cận giáp với Việt Nam bằng một số chỉ thị ADN, các tác giả đã đề nghị cần phải bảo tồn tại chỗ các quần thể mọc hoang dại của loài P. stipuleanatus, cũng nh− đ−a vào bảo tồn tại v−ờn trồng

các giống khác nhau của loài P. notoginseng [129]. Tuy nhiên, việc nghiên

cứu bảo tồn và phát triển loài Tam thất hoang ở Trung Quốc cũng mới chỉ dừng ở mức đề xuất nh− vậy (trên cơ sở các tài liệu hiện có).

1.3.2.2. ở việt Nam* Về thực vật * Về thực vật

Năm 1964, Viện D−ợc Liệu đã thu đ−ợc một số mẫu của lồi cây thuốc có tên là "Phan Xiết" do đồng bào ng−ời Dao và H’Mông ở Sa Pa giới thiệu. Tháng 7 / 1964, nhà thực vật học ng−ời Trung Quốc - Ngô Chỉnh Dật đã giám định lại các tiêu bản thuộc chi Panax L. l−u giữ tại Viện D−ợc Liệu. Trong đó, mẫu số 911 thu ở Tả Phìn - Sa Pa - Lào Cai ngày 14 / 6 / 1964 đ−ợc xác định

có tên khoa học là Panax bipinnatifidus Seem. Đến năm 1969, loài này mới

đ−ợc Grushvitzky và cộng sự công bố trong một loạt các công trình nghiên cứu về họ Araliaceae ở miền Bắc Việt Nam [59]. Từ đó, Sâm vũ diệp đã đ−ợc ghi nhận trong tất cả các tài liệu về cây thuốc và hệ thực vật ở Việt Nam [7, 8, 9, 38, 57, 58, 152].

ở Miền Nam Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ (1970) là ng−ời đầu tiên ghi

nhận loài sâm Nhật (Panax schinseng Nees var. japonicum Mak.) có ở núi

Langbian (Lâm Đồng) trong bộ "Cây cỏ Việt Nam" quyển I [36]. Đến năm 1993, khi xuất bản bộ "Cây cỏ Việt Nam" ở Montreal (Canada), Phạm Hoàng

Hộ đã nêu 3 loài thuộc chi Panax L. có ở Việt Nam là Sâm hai lần chẻ - P.

bipinnatifidus Seem. có ở Hồng Liên Sơn, Sâm Nhật - P. japonica (Nees)

[37]. Trong lần tái bản vào năm 2000, ngoài hai loài Sâm hai lần chẻ và Sâm, Phạm Hoàng Hộ cịn bổ sung thêm một lồi Sâm Việt - P. vietnamensis Ha et Grushv. có ở Gia Lai - Kon Tum. Cịn lồi Sâm Nhật ơng ghi có ở Langbian và cả ở Kon Tum [38]. Nh− vậy, theo Phạm Hoàng Hộ trên địa bàn tỉnh Kon Tum hoặc Gia Lai - Kon Tum (cũ), có cả hai lồi Sâm Nhật và Sâm Việt. Cịn đối với Sâm Nhật ở Kon Tum, ơng khơng ghi rõ nguồn mẫu xác định và nơi phân bố cụ thể. Điều này trở ngại cho việc xác định lồi Sâm Nhật kể trên có thực sự phân bố tự nhiên ở Việt Nam hay khơng. Trong khi đó, theo quan điểm của Hà Thị Dụng (1996), loài Sâm Nhật do Phạm Hoàng Hộ đã từng ghi nhận ở Langbian [37, 38, 59] cũng chính là Sâm Việt Nam hay Sâm Ngọc Linh [7]. Tuy nhiên, đến cuối năm 1985, Sâm Ngọc Linh mới đ−ợc Hà Thị Dụng và Grushvitzky cơng bố là lồi mới đối với khoa học, và đặt tên khoa học là P. vietnamensis Ha et Grushv., 1985 [59, 157].

Nh− vậy, cho đến cuối năm 1985, thuộc chi Panax L. mới có Sâm vũ

diệp - P. bipinnatifidus Seem., Sâm Ngọc Linh - P. vietnamensis Ha et

Grushv. và Tam thất trồng - P. pseudoginseng Wall. đ−ợc ghi nhận ở Việt

Nam. Còn Tam thất hoang vào thời điểm này vẫn ch−a xác định đ−ợc tên khoa học. Cây Tam thất hoang đ−ợc ng−ời dân tộc Dao và H’Mông gọi là "Xán xỉ". Mẫu của loài Tam thất hoang mọc tự nhiên ở núi Hàm Rồng (thị trấn Sa Pa) và trên dãy Hoàng Liên Sơn đã đ−ợc các cán bộ nghiên cứu ở Viện D−ợc Liệu thu thập và l−u giữ tại Viện D−ợc Liệu từ năm 1964. Năm 1985, các cán bộ nghiên cứu ở đây đã gửi mẫu số 1628 thu thập ở Sa Pa - Lào Cai ngày 25 / 1 / 1970 sang Liên Xô nhờ xác định và đã đ−ợc Skvortsova xác định là Panax pseudoginseng Wall. [59]. Tuy nhiên, khi so sánh mẫu Tam thất này với các mẫu "Tam thất" (P. pseudoginseng Wall. số 409A, 409 B, 409 D và 1931) hiện có ở Viện D−ợc Liệu thấy có sự sai khác rõ rệt [59]. Bên cạnh đó, một số tác giả khác nh− Phạm Hoàng Hộ (1993 - 1999), Hà Thị Dụng (1996) [7, 37, 38] cũng căn cứ vào công bố của Skvortsova [59] để ghi nhận trong các tài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bốn loài cây thuốc quí thuộc họ ngũ gia bì (araliaceae) ở việt nam nhằm (Trang 32 - 46)