Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hiệu quả nhập khẩu thép từ hàn quốc của công ty tnhh thương mại và sản xuất nam phát (Trang 52 - 59)

2.1.4 .Nguồn nhân lực của công ty

2.4. Đánh giá hiệu quả nhập khẩu thép từ Hàn Quốc của Công ty TNHH

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

Tồn tại:

Thứ nhất, nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu của cơng ty cịn khá hạn chế nên

công ty chưa thể đầu tư sâu rộng cho các đơn vị nguồn hàng và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng và cho các hoạt động thương mại (như đã phân tích ở mục 2.3.2 và 2.3.3). Tổng nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu thép từ Hàn Quốc của cơng ty năm 2019 đạt 75,11 nghìn USD, sau đó tăng lên 107,46 nghìn USD vào năm 2020. Năm 2021, nguồn vốn có sự tăng nhẹ là 175,05 nghìn USD nhưng so với tổng chi phí nhập khẩu là 407,06 nghìn USD, nên con số này vẫn khá khiêm tốn do khó khăn về tình hình tài chính và khả năng huy động vốn của cơng ty.

Thứ hai, chi phí cho hoạt động nhập khẩu cịn cao (như đã phân tích ở mục 2.3.2).

Mặc dù lợi nhuận nhập khẩu được đánh giá khả quan song lại không ổn định, biến động liên tục qua các năm, chi phí cho hoạt động nhập khẩu còn cao làm giảm lợi nhuận nhập khẩu của công ty. Điều này mang lại rất nhiều rủi ro cho công ty, công ty sẽ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngồi. Cơng ty cần có giải pháp để điều chỉnh và ổn định lại các hoạt động của mình.

Thứ ba, hệ thống phân phối trong nước của cơng ty cịn nhỏ hẹp (như đã phân

tích ở mục 2.3.4). Hiện nay ngồi trụ sở chính ở Hà Nội, và một cơng xưởng sản xuất ở thành phố Hồ Chí Minh, ở các thành phố khác cơng ty chưa có chi nhánh, chỉ có các đại lý bán sản phẩm của cơng ty. Các sản phẩm của công ty vẫn chưa được phân phối rộng rãi trong cả nước, chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh,…

Thứ tư, tiến độ thực hiện quy trình nhập khẩu của cơng ty cịn chậm chạp, gây

lãng phí thời gian (như đã phân tích ở mục 2.3.1, 2.3.2 và 2.3.2). Thậm chí có một số hợp đồng cịn được thực hiện trong thời gian dài hơn so với dự tính 1 – 2 tháng, một số lơ hàng bị phân vào luồng vàng khiến thời gian lưu kho dài hơn dự tính. Mọi thủ tục, quy trình đều được cơng ty cố gắng đơn giản hóa, tuy nhiên vẫn chưa giúp cho việc

45

thực hiện hợp đồng nhập khẩu trở nên nhanh gọn hơn. Điều này ít nhiều làm tăng chi phí của hoạt động nhập khẩu vừa giảm hiệu quả kinh doanh cho công ty. Công ty cần có các biện pháp thích hợp để cải thiện quy trình nhập khẩu, quan trọng trước hết là cần đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên nhập khẩu.

Thị trường trong nước được dự báo khó khăn do thừa công suất; Xuất khẩu gặp phải những rào cản do bảo hộ thương mại, năm 2013 ngành thép đặt ra mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn (2-3%).

Có thể nói, nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ Chính phủ đã phải đưa ra những giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa, cắt giảm đầu tư cơng, đẩy lãi suất thương mại lên 18-20% năm 2011 và giảm còn 14-15% trong năm 2012, bên cạnh mặt rất tích cực nhưng những giải pháp này cũng gây bất lợi cho nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó, ngành thép là một trong những ngành gặp nhiều khó khăn nhất. Cùng với đó là cơng suất sản xuất thép trong nước đã đến mức dư thừa do phát triển quá ồ ạt (tổng năng lực lên đến 17 triệu tấn phôi và thép thành phẩm các loại trong khi tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 10,5 triệu tấn năm 2012). Đơn cử như với Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel), ơng Vũ Bá Ổn - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cho biết: Năm 2012 là năm mà hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng cơng ty gặp khó khăn nhất từ trước tới nay. Do ảnh hưởng thị trường bất động sản “đóng băng” dẫn tới lượng thép tiêu thụ của tồn tổng cơng ty giảm mạnh, mà thép xây dựng là mặt hàng chủ lực của Vnsteel (chiếm tới ¾ sản lượng thép của tổng cơng ty). Có những tháng phần lớn các nhà máy chỉ hoạt động từ 40-45% cơng suất, thậm chí chỉ chạy 30% công suất để giữ chân người lao động.

Chưa hết khó vì nhu cầu giảm, thép trong nước cịn gặp khó với thép nhập khẩu. Trong năm 2012, lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam lên đến trên 7 triệu tấn, mức nhập siêu lên đến 5 tỷ USD. Nguyên nhân khiến thép nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao là do từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), nhiều nước đã mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam, nhiều hiệp định đa phương, song phương được ký kết với những cam kết giảm dần thuế nhập khẩu vào Việt Nam đã khiến lượng thép nhập khẩu tăng cao. Bên cạnh đó, cho đến nay, ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số sản phẩm chủ yếu như thép xây dựng (thép thanh, thép cuộn, thép hình cỡ

46

trung), thép ống hàn, thép mạ kim loại… Các chủng loại như thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí… vẫn phải nhập khẩu vì trong nước chưa sản xuất được. Bên cạnh đó, nước ta vẫn phải nhập khẩu một số loại thép phục vụ cho sản xuất như thép phế (70%), phôi thép để cán thép xây dựng… Chưa kể việc, năm 2012, một lượng thép hợp kim lớn của Trung Quốc đã được nhập vào Việt Nam đã được “phù phép” thành thép xây dựng để hưởng thuế 0%, từ đó bán với giá thấp hơn giá thép xây dựng của Việt Nam cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất trong nước.

Để giải quyết một phần khó khăn, nhiều DN thép lớn của nước ta đã bắt đầu tìm cách xuất khẩu sản phẩm thép ra một số thị trường lớn như Mỹ, Tây Âu… tuy nhiên số lượng xuất khẩu chưa nhiều, bên cạnh đó, do xuất khẩu trong tình hình kinh tế khó khăn, DN cịn vấp phải những hàng rào bảo hộ hàng trong nước của các thị trường này. Trong năm 2012, DN thép đã vấp phải những vụ kiện chống bán phá giá đối với các sản phẩm cuộn cán nguội xuất khẩu vào Indonesia và Thái Lan, ống thép hàn vào Mỹ.

Với những khó khăn như vậy, theo thống kê của Bộ Công Thương, sản lượng thép các loại sản xuất năm 2012 đạt khoảng 9,1 triệu tấn; xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,6 triệu tấn, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2011.

Năm 2013 được dự báo sẽ là năm ngành thép gặp nhiều khó khăn hơn nữa do suy thối chung tồn cầu khiến nhu cầu thép thế giới tiếp tục ở mức thấp. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, việc giải tỏa tình hình “đóng băng” bất động sản vẫn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt, những giải pháp gỡ khó cho sản xuất trong nước chưa có tác dụng ngay tức thì, những khó khăn cho sản xuất thép là điều không thể tránh khỏi. Theo dự báo của Bộ Công Thương, lượng sản xuất thép trong năm 2013 chỉ tăng trưởng khoảng 2% so với năm 2012, đạt khoảng 9,33 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Theo khuyến nghị của Bộ Cơng Thương và Hiệp hội Thép, những khó khăn và rào cản kể trên vẫn sẽ tồn tại trong năm 2013, do vậy, DN ngành thép cần tiếp tục đầu tư tăng năng lực sản xuất phôi thép để tăng tính chủ động về nguồn nguyên liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn phơi nhập khẩu. Bên cạnh đó cần đẩy

47

nhanh tiến độ đầu tư các dự án như: Mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 công suất 500 ngàn tấn/năm; Nhà máy Gang thép Lào Cai 500 ngàn tấn/năm… để sớm nâng cao sức cạnh tranh cho ngành thép các năm sau và củng cố, phát triển hệ thống phân phối của ngành. Ngồi ra, các địa phương cần kiểm sốt chặt việc cấp giấy phép chứng nhận đầu tư cho các dự án thép; Rà soát và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không đủ điều kiện triển khai, đồng thời tăng cường quản lý quy hoạch ngành thép, hạn chế tối đa tình trạng đầu tư ngoài quy hoạch như thời gian vừa qua.

Nguyên nhân:

Thứ nhất, hoạt động quảng cáo xúc tiến của cơng ty cịn yếu, chưa thực sự chú

trọng và đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm. Tuy đã có trang web để giới thiệu chi tiết sản phẩm nhưng nội dung còn hạn chế, ấn phẩm chuyên ngành còn sơ sài, công ty chưa chú tâm vào hoạt động xúc tiến để mở rộng tập khách hàng.

Thứ hai, hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước và Hàn Quốc được quan

tâm nhưng chưa đạt hiệu quả, trong khi đó, đây lại là hoạt động quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu.

Thứ ba, thị trường thép, các sản phẩm từ thép ngày càng cạnh tranh gay gắt

không chỉ với các thương hiệu ngoại nhập khác mà còn với thương hiệu nội địa. Xu hướng tiêu dùng khơng ngừng thay đổi, khả năng thích nghi của cơng ty cịn hạn chế.

Thứ tư, năng lực của bộ phận nhập khẩu, lao động biết ngoại ngữ (tiếng Hàn)

còn hạn chế. Trong giai đoạn nghiên cứu, do việc kiểm tra chứng từ của bộ phận xuất nhập khẩu có những sai sót, dẫn tới việc phải chỉnh lại tờ khai xuất xứ hàng hóa, gây mất thêm chi phí và tăng thời gian thông quan. Điều này chứng tỏ việc sử dụng lao động nhập khẩu của công ty chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Thứ năm, quy trình xác minh giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của cơ quan

hải quan tốn nhiều thời gian, được phân tích ở các mục 2.3.1; 2.3.2; 2.3.4. Hạn chế này dẫn tới việc doanh nghiệp không được hưởng mức thuế ưu đãi, làm tăng chi phí nhập khẩu.

Thứ sáu, việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin chưa thực sự được chú

48

khách hàng qua mạng ngày càng trở lên phổ biến hơn, công ty vẫn chưa thực sự chú trọng phát triển hình thức giao dịch này.

Thứ bảy, những năm gần đây, rủi ro trong kinh doanh như: rủi ro về biến động

tỷ giá, trong việc thanh toán của khách hàng, về những thay đổi pháp luật liên quan đến ngành nghề, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp,... có tác động khơng nhỏ đến tình hình, định hướng, mục tiêu, cơ cấu hoạt động kinh doanh của cơng ty; địi hỏi cơng ty phải có những ứng phó linh hoạt trước những rủi ro đó.

49

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THÉP TỪ HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT

NAM PHÁT

3.1.Định hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép từ Hàn Quốc của công ty TNHH Thương mại và sản xuất Nam Phát

Trong những năm qua, công ty TNHH Thương mại và sản xuất Nam Phát đã có cho mình khơng ít những cơ hội và thách thức khi tiến hành nhập khẩu thép từ Hàn Quốc. Cơ hội là cơng ty có điều kiện tham gia một thị trường rộng lớn, được hưởng các ưu đãi đặc biệt, hợp tác đầu tư với đối tác quốc tế. Tuy nhiên, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với doanh nghiệp nội địa, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp gây ra nhiều tổn thất, khó khăn cho cơng ty. Cơng ty cần phải đối mắt với các thách thức, thúc đẩy nghiên cứu thị trường để sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu.

Định hướng kế hoạch đến năm 2023, tầm nhìn năm 2025, dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, tình hình trong nước và thị trường quốc tế. Căn cứ vào tình hình xuất nhập khẩu trong những năm qua, cơng ty TNHH Thương mại và sản xuất Nam Phát đã có những định hướng phát triển hoạt động nhập khẩu thép từ Hàn Quốc như sau:

Về kim ngạch nhập khẩu

Công ty dự tính năm 2023, kim ngạch nhập khẩu thép từ Hàn Quốc đạt 700 nghìn USD. Bên cạnh các mặt hàng thép, inox cán nóng cao cấp, đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng giá rẻ hơn với chất lượng tốt để đáp ứng cho bộ phận khách hàng có thu nhập thấp và trung bình. Tầm nhìn đến năm 2025, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc của công ty tăng 20% so với giai đoạn 2019 - 2021. Đẩy mạnh nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác.

50 ❖ Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Năm 2023, cơng ty dự tính mở thêm cái đại lý bán bn và bán lẻ sản phẩm ra các tỉnh, thành phố đơng dân cư như Thanh Hóa, Nghệ An,…Năm 2025, sản phẩm cơng ty có mặt trên 20 tỉnh, thành phố trong cả nước. Bên cạnh đó, cơng ty nỗ lực đẩy mạnh việc bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, điển hình như Shopee để tiếp cận dễ hơn và nhanh hơn đến khách hàng trên cả nước. Mở rộng nhập khẩu ủy thác cho các công ty kinh doanh các sản phẩm thép.

Về xúc tiến, quảng bá chất lượng sản phẩm và hình ảnh cơng ty:

Cơng ty tập trung nâng cao hình ảnh thương hiệu, nâng cao uy tín tại ở cả thị trường xuất khẩu (Hàn Quốc) và thị trường tiêu dùng trong nước. Song song với việc triển khai kế hoạch nhập khẩu, truyền thơng, phát triển thương hiệu. Tích cực tham gia các hội chợ, đầu tư các chương trình quảng cáo.

Đáp ứng khách hàng tốt hơn và phát triển nguồn nhân lực:

Đáp ứng và thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước trên cơ sở chấp hành nghiêm túc các quy định chính sách của Nhà nước. Thơng qua đó duy trì, quan tâm và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Bồi dưỡng nguồn nhân lực cả về kiến thức chun mơn lẫn kinh nghiệm thực chiến. Thêm vào đó, cơng ty sẽ đề ra những chính sách khen thưởng đối với nhân viên có thành tích tốt trong cơng việc cũng như các biện pháp phạt hoặc kỷ luật đối với nhân viên khơng hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời phải làm tăng lợi nhuận của công ty, tăng các khoản nộp ngân sách, góp phần làm lợi cho Nhà nước, cho xã hội, để nền kinh tế ngày càng phát triển.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chiến lược mở rộng tập sản phẩm:

Đưa ra kế hoạch nghiên cứu và chiến lược mở rộng tập sản phẩm một cách cụ thể, rõ ràng nhằm đa dạng hóa sản phẩm nhập khẩu để đáp ứng khách hàng tốt hơn. Đề ra các biện pháp cân đối các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nhập khẩu, phù hợp với đặc thù của thời kỳ mới cũng như phối hợp hiệu quả với các cơ quan kiểm toán để đảm bảo thời gian báo cáo minh bạch, chính xác các hoạt động trước đại hội cổ đông và nhà đầu tư. Mời các chuyên gia đồng thời hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm với đối tác Hàn Quốc để học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, từng bước hướng tới sản xuất các sản phẩm từ thép chất lượng trong nước.

51

Với các định hướng phát triển trên, công ty sẽ cố gắng nâng cao và phát huy các nguồn lực hiện có, tiếp thu và đẩy mạnh có hiệu quả các cơ hội và môi trường kinh doanh, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro, chi phí phát sinh khơng đáng có.

Một phần của tài liệu Hiệu quả nhập khẩu thép từ hàn quốc của công ty tnhh thương mại và sản xuất nam phát (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)