Các bước xây dựng kế hoạch truyền thông marketing online

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing online tại công ty cổ phần truyền thông công nghệ uppow (Trang 37 - 44)

5. Kết cấu của khóa luận

1.4 Các bước xây dựng kế hoạch truyền thông marketing online

Để một doanh nghiệp có định hướng cụ thể về truyền thơng marketing online thì cần phải đưa ra một tiến trình thực hiện rõ ràng. Theo Philip Kotler, tiến trình thực hiện một chương trình truyền thơng marketing online gồm tuần tự sáu bước:

Bước 1: Phát hiện công chúng mục tiêu online, Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông online, Bước 3: Thiết kế thông điệp

Bước 4: Lựa chọn phương tiện truyền thông online Bước 5: Xác định ngân sách truyền thông online Bước 6: Đánh giá kết quả truyền thông online.

Phát hiện công chúng mục tiêu online :

Người làm truyền thông marketing online phải bắt đầu từ một công chúng mục tiêu được xác định rõ ràng trong ý đồ của mình. Cơng chúng có thể là những người mua tiềm ẩn đối với các sản phẩm của công ty, người sử dụng hiện tại, người thơng qua quyết định hay người có ảnh hưởng. Cơng chúng có thể là những cá nhân, nhóm, một giới cơng chúng cụ thể hay cơng chúng nói chung. Cơng chúng mục tiêu sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến những quyết định của người truyền thông về chuyện nói gì, nói như thế nào, nói khi nào, nói ở đâu và nói cho ai?

Xác định các mục tiêu truyền thông online:

Người làm truyền thông marketing online cần phải hiểu người nghe có suy nghĩ gì, mục tiêu đang ở đâu và nhu cầu của họ. Cơng chúng mục tiêu có thể nằm ở trong sáu giai đoạn sẵn sàng của người mua, là những giai đoạn mà người tiêu dùng thường trải qua khi họ ra quyết định mua hàng. Những giai đoạn này bao gồm: biết đến, hiểu biết, thích, ưa thích, tin tưởng và mua hàng.

30

Để xác định được các mục tiêu truyền thơng một cách chính xác nhất, người ta sử dụng nguyên tắc S.M.A.R.T. Năm chữ cái trong S.M.A.R.T đại diện cho 5 tiêu chí khi nhà quản trị đặt mục tiêu truyền thông marketing online.

Đó là:

- “S”pecific – Cụ thể: mục tiêu phải được xác định rõ ràng, tránh mơ hồ hoặc chung chung.

- “M”easurable – Đo đếm được: mục tiêu của doanh nghiệp cần đo lường được.

- “A”chivevable – Vừa sức: doanh nghiệp phải đánh giá được điểm mạnh điểm yếu. của mình, mục tiêu phải có tính thách thức để cố gắng những cũng khơng thể quá cao không thể đạt được.

-“R”ealistics – Thực tế: đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so với nguồn lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân nhắc những yếu tố như thời gian, nhân sự, tài chính để có thể đưa ra mục tiêu phù hợp với mình.

- “T”imebound – Có thời hạn: Mọi kế hoạch cần phải có thời hạn hồn thành, nếu khơng sẽ nó sẽ bị trì hỗn. Cân nhắc thời gian hoàn thành kế hoạch hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được kịp thời thị trường. Nếu kế hoạch trì hỗn sẽ khiến hoạt động marketing vừa khơng có kết quả, vừa tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp.

Thiết kế thông điệp:

Sau khi đã xác định rõ phản ứng đáp lại mong muốn của công chúng mục tiêu, người làm truyền thông marketing online phải chuyển sang giai đoạn soạn thảo một thơng điệp có hiệu quả. Việc tạo thành một thơng điệp sẽ địi hỏi giải quyết bốn vấn đề: nói cái gì (nội dung thơng điệp), nói thế nào (kết cấu của thơng điệp), nói thế nào cho diễn cảm (hình thức thơng điệp) và ai nói cho có tính thuyết phục (nguồn thơng điệp). Nói một cách khác, thơng điệp của doanh

31

nghiệp cần là một thơng tin có ý nghĩa (cốt lõi) mà doanh nghiệp muốn truyền tải, có thể được diễn tả bằng lời, bằng hình ảnh, bằng chữ viết hay biểu tượng…và cần phù hợp với kênh truyền thông mà doanh nghiệp lựa chọn. Lựa chọn phương tiện truyền thông online Nhà truyền thông bây giờ cần phải lựa chọn những kênh truyền thơng có hiệu quả để truyền tải thơng điệp đó. Với từng mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp có thể áp dụng những cơng cụ khác nhau để thực hiện một cách hiệu quả.

Đó có thể là: - E-mail; - Tin nhắn; - Mạng xã hội;

- Cơng cụ tìm kiếm: SEO, trả tiền theo cú nhấp chuột (Pay-per-click ads), SMO, VSM;

- Blog cá nhân. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn các công cụ truyền thông marketing online gồm: mục tiêu, đặc thù sản phẩm và ngân sách.

- Mục tiêu: Mục tiêu là yếu tố đầu tiên quyết định việc lựa chọn các công cụ truyền thông marketing online. Tùy theo sản phẩm và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ đặt ra những mục tiêu khác nhau. Ví dụ, các mạng di động, máy tính Dell, xe máy Yamaha…có nhiều hoạt động quảng cáo trực tuyến bởi mục tiêu các nhãn hàng này nhắm tới là giới trẻ, vì giới trẻ (khoảng 15-24 tuổi) rất thường xuyên online. Marketing online đặc biệt thích hợp với những sản phẩm có đối tượng khách hàng tiềm năng thường xuyên online.

- Đặc thù sản phẩm: Cần xét đến đặc thù sản phẩm để có hình thức quảng cáo phù hợp. Ví dụ các sản phẩm chức năng, dược phẩm thì khơng thể dựa vào quảng cáo thuần túy về sản phẩm này, mà phải kết hợp các tin bài trên báo, các đề tài trao đổi thông tin, tư vấn và trả lời thắc mắc… Các sản phẩm được đánh

32

vào yếu tố tạo trào lưu tiêu dùng, nhấn mạnh phong cách sống thì phải thực hiện các cuộc thi kết hợp quảng cáo trên trang web, tiếp thị trên các mạng xã hội

Ngân sách:

So với chi phí quảng cáo truyền thống qua truyền hình hay báo in, quảng cáo trực tuyến thường có mức chi phí “dễ chịu” hơn. Một TVC (đọan quảng cáo trên tivi) 30 giây phát giờ cao điểm trên kênh truyền hình “ăn khách” có chi phí vài chục triệu đồng, với chi phí này, khách hàng có thể “giăng” một quảng cáo bắt mắt và nổi bật trong cả tháng ở những trang web có lượng truy cập vài chục triệu lượt/tháng. Tùy theo năng lực tài chính doanh nghiệp để lựa chọn các cơng cụ truyền thông marketing online sao cho phù hợp với mục tiêu và đặc thù sản phẩm của mình. Có thể lựa chọn nhiều cơng cụ tương tác để thu hút khách hàng như các biểu ngữ tương tác cho phép khách hàng bấm vào để xem chi tiết hơn, cung cấp thơng tin hữu ích để thu hút người xem trang web.

Xác định ngân sách truyền thông online:

Muốn thực hiện được hoạt động truyền thông marketing online, người làm truyền thông cần phải được cung cấp một ngân sách nhất định. Thơng thường có bốn phương pháp xác định ngân sách cho hoạt động truyền thông marketing online của cơng ty, đó là: Phương pháp căn cứ theo khả năng, phương pháp tính tỷ lệ phần trăm doanh số bán, phương pháp cân bằng cạnh tranh và phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ.

- Phương pháp căn cứ theo khả năng: Theo phương pháp này, người làm truyền thông xây dựng ngân sách truyền thơng theo khả năng tài chính của họ. Phương pháp này có nhược điểm là người làm truyền thông không thể chủ động sử dụng các hoạt động truyền thông theo mức cần thiết để tác động tới thị trường.

- Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm theo doanh số bán: Theo phương pháp này, người làm truyền thông xây dựng ngân sách truyền thông bằng một tỷ lệ

33

phần trăm nào đó của doanh số bán dự kiến. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tính tốn và dễ được chấp nhận. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khơng có căn cứ vững chắc. Vì chính nhờ các chương trình truyền thơng mà doanh nghiệp mới có thể tăng doanh số chứ khơng phải doanh số là cái có trước để làm căn cứ tính ngân sách truyền thơng.

- Phương pháp cân bằng cạnh tranh: Theo phương pháp này, người làm truyền thông xây dựng ngân sách truyền thông bằng với ngân sách truyền thông của các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn. Phương pháp này có ưu điểm là tránh được khả năng xảy ra chiến tranh về truyền thông giữa các công ty nhưng lại rất khó khăn trong việc xác định được chính xác ngân sách truyền thơng của các đối thủ cạnh tranh.

- Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ: Theo phương pháp này, người làm truyền thông xây dựng ngân sách truyền thông dựa trên cơ sở xác định những mục tiêu cụ thể của mình và xác định những nhiệm vụ cần phải hồn thành để đạt được những mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện những nhiệm vụ đó. Tổng các chi phí này là dự tốn ngân sách khuyến mãi

Đánh giá kết quả truyền thông Marketing Online

Các nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả của một chiến dịch truyền thơng nói chung như sau: Sau khi thực hiện kế hoạch truyền thơng thì người truyền thơng phải đo lường tác dụng của nó đến cơng chúng mục tiêu. Việc này đòi hỏi phải khảo sát cơng chúng mục tiêu xem họ có nhận thấy hay ghi nhớ thơng điệp đó khơng, họ đã nhìn thấy nó bao nhiêu lần, họ ghi nhớ được những điểm nào, họ cảm thấy như thế nào về thơng điệp đó, thái độ trước kia và hiện nay của họ đối với sản phẩm đó và cơng ty. Người truyền thơng cũng cần thu thập những số đo hành vi phản ứng đáp lại của cơng chúng, như có bao nhiêu người đã mua sản phẩm, thích nó và nói chuyện với những người khác về nó. (Nguồn: Giáo trình Quản trị marketing – Philip Kotler)

34

Ngoài ra, doanh nghiệp cần dựa vào những chỉ số KPIs – Key Performance Indicators để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch truyền thông trực tuyến theo từng kênh triển khai.

Chiến dịch quảng cáo Google Adwords: Là tính chi phí theo lượng kích chuột vào quảng cáo và khách hàng chỉ phải trả tiền cho những lần kích chuột hợp lệ. Vì vậy, cam kết số lượng kích chuột tối thiểu đạt được tương ứng với từng lĩnh vực/thời gian/ngân sách quảng cáo là bắt buộc. Ngoài số lần kích chuột, quảng cáo google adwords cịn được đánh giá thông qua một vài chỉ số quan trọng khác như: Lượt hiển thị quảng cáo, vị trí trung bình của quảng cáo, tỷ lệ kích chuột/số lần hiển thị, điểm chất lượng của từ khố, giá trung bình/ lần kích chuột.

Chiến dịch tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO): Vị trí website trên trang kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google với từ khố tương ứng. Chỉ số đó tưởng chừng đơn giản nhưng nó chưa hẳn đã phản ánh được việc doanh nghiệp chọn làm SEO có hiệu quả hay không? Doanh nghiệp cần chú ý đến các chỉ số phụ khác bao gồm: Từ khoá SEO được lựa chọn có bao nhiêu lượng tìm kiếm/tháng?; lượng truy cập từ Google về website của doanh nghiệp ứng với từ khoá SEO là bao nhiêu/tháng?; thứ hạng Alexa website của doanh nghiệp thay đổi như thế nào so với thời điểm trước khi làm SEO?; thứ hạng trang của doanh nghiệp thay đổi như thế nào so với thời điểm trước khi làm SEO?; website của doanh nghiệp đã được tối ưu những gì?; website của doanh nghiệp có bao nhiêu xây dựng liên kết, xây dựng liên kết đó ở những đâu?

Chiến dịch quảng cáo qua e-mail (e-mail marketing): Số lượng e-mail gửi đi thành cơng hoặc số lượng email mở. Đó là hai chỉ số cơ bản thể hiện hiệu quả của chiến dịch e-mail marketing mà doanh nghiệp vừa thực hiện, ngoài ra còn nhiều chỉ số khác doanh nghiệp cũng nên lưu tâm: Số lượng kích chuột vào liên kết trong email, số lượng người từ chối nhận email, số lượng email được chuyển tiếp cho người khác, tỷ lệ email vào hộp thư đến hoặc vào thư rác (chỉ

35

số này khá quan trọng, tuy nhiên hiện nay chưa có hệ thống gửi email nào báo cáo được).

Chiến dịch truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing - SMM): Mạng xã hội Google+, mạng xã hội facebook fanpage, mạng xã hội Youtube.

- Mạng xã hội Google: Google là mạng xã hội hỗ trợ công tác SEO hiệu quả nhất, bên cạnh đó là nhận biết thương hiệu. Doanh nghiệp cần kiểm soát hiệu quả Google qua các chỉ số sau: Có bao nhiêu bạn bè trong vịng kết nối tài khoản cá nhân?; có bao nhiêu người theo dõi trang Google?; mức độ tương tác các thông điệp trên Google+ như thế nào?; lượng truy cập website đến từ Google là bao nhiêu/ngày/tháng?

- Mạng xã hội facebook fanpage (người hâm mộ facebook): Là chỉ số quan trọng đánh giá mức độ thành cơng của dịch vụ này chính là số lượng fan thu hút được trong thời gian triển khai, và cịn các chỉ số khác khơng kém quan trọng sau đây: Thuộc tính xã hội của người hâm mộ (độ tuổi/giới tính/ngơn ngữ/địa lý); tốc độ tăng người hâm mộ (mỗi ngày tăng được bao nhiêu người hâm mộ?); mức độ tương tác trên mỗi hoạt động của fanpage (đăng tải đưa lên có bao nhiêu lượt xem, bao nhiêu lượt bình luận?); số lượng/tỷ lệ thành viên tích cực; số lượng thành viên tham gia game/hoặc khảo sát/mua hàng… trên fanpage; số lượng các trang theo dõi của fanpage, đường dẫn tới fanpage; lượng truy cập về website có nguồn từ facebook và lượng truy cập chuyển đổi thành khách hàng.

- Mạng xã hội Youtube: Ngồi u cầu và đánh giá về tính thẩm mỹ của việc thiết kế giao diện kênh video trên Youtube và chất lượng của các video clips thì những chỉ số sau đây cũng nói lên mức độ thành công của kênh youtube: Số lượng người đăng ký cập nhật video trên kênh youtube; tổng số lượng xem video clips; số lượng và mức độ bình luận, chia sẻ, u thích video trên kênh youtube; kênh youtube có được liên kết với bao nhiêu mạng xã hội khác.

36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHỆ UPPOW

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing online tại công ty cổ phần truyền thông công nghệ uppow (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)