Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với các nước thành viên

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc hiệp định cptpp (Trang 50 - 54)

sau ba năm thực thi Hiệp định CPTPP (2019 – 2021)

2.3.1. Theo giá trị xuất khẩu

Chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2019, trải qua ba năm đầu thực thi Hiệp định CPTPP (từ năm 2019 đến năm 2021) là thời điểm kinh tế - thương mại tồn cầu nói chung và các đối tác trong khối nói riêng đứng trước rất nhiều khó khăn đặc biệt là Đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ. Là một thành viên mới và đứng trước nhiều thử thách, nhưng trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang CPTPP vẫn có xu hướng tăng, và ghi nhận mức tăng trưởng dương vào năm 2019 và năm 2021. Trong đó, các thị trường xuất khẩu đạt giá trị lớn gồm: Australia, Canada, Chile,

43

Malaysia, Mexico, Nhật Bản, Singapore. 03 thị trường còn lại (Brunei và New Zealand, Peru) dù tăng trưởng mạnh, nhưng giá trị tuyệt đối trong giao dịch thương mại còn thấp.

Đơn vị: Tỷ USD

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường CPTPP giai đoạn 2018 – 2021

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương

Năm 2019, thương mại quốc tế bị ảnh hưởng đáng kể bởi căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, xung đột thương mại ở nhiều khu vực trên thế giới, sự suy giảm tương ứng của nhiều nền kinh tế. Năm 2020 - 2021, Covid-19 bùng phát và lan rộng toàn cầu, hoạt động thương mại bị xáo trộn chưa từng có tiền lệ. Diễn tiến dịch bệnh, chính sách giãn cách xã hội, các quyết định đóng cửa tạm thời nền kinh tế, đứt gãy chuỗi sản xuất và vận tải… là những yếu tố hoàn toàn mới, bất thường, tác động trực tiếp tới hoạt động thương mại của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trong bối cảnh đó, thương mại giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP vẫn được duy trì liền mạch, thơng suốt. Năm đầu tiên (năm 2019), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khối này đạt 39,5 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các đối tác CPTPP năm 2019 đạt tăng trưởng trung bình 7,3% (8,1% nếu chỉ tính các đối tác đã phê chuẩn CPTPP; 26-36% ở các thị trường mới như Canada, Mexico…) so với năm 2018, Như vậy, Hiệp định CPTPP đã ít nhiều tạo ra những tác

44

động ban đầu tích cực, đặc biệt là các thị trường mới. Năm thứ hai (năm 2020), dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ, đạt 38,75 tỷ USD, nhưng bước sang năm thứ ba (năm 2021), Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng trưởng 18,7% đạt 46 tỷ USD, đóng góp đáng kể vào kết quả xuất khẩu hơn 336,3 tỷ USD của cả nước, cho thấy nỗ lực vượt khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam.

2.3.2. Theo cơ cấu thị trường

Giai đoạn 2019 - 2021, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường CPTPP nhìn chung đều ghi nhận mức tăng trưởng dương, tổng giá trị xuất khẩu cả giai đoạn đạt 124,28 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu chủ lực bao gồm: Nhật Bản, Australia, Malaysia, Canada, Mexico và Singapore.

Bảng 2.2. Bảng số liệu giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên Hiệp định CPTPP theo cơ cấu thị trường giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Tỷ USD

Thành viên CPTPP Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Australia 3,50 3,62 4,46 Brunei 0,07 0,08 0,11 Canada 3,91 4,40 5,27 Chile 0,94 1,02 1,66 Malaysia 3,79 3,40 4,40 Mexico 2,83 3,18 4,57 New Zealand 0,54 0,49 0,71 Nhật Bản 20,41 19,26 20,26 Peru 0,34 0,30 0,56 Singapore 3,20 3 4 Tổng 39,53 38,75 46

45

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong các nước thành viên Hiệp định CPTPP. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong 03 năm (năm 2019, năm 2020, năm 2021) là 59,83 tỷ USD, chiếm đến 48% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang khối CPTPP. Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây doanh nghiệp Việt đang có rất nhiều lợi thế về tận dụng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang Nhật Bản nhờ 03 Hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản đang được thực thi. Cụ thể, Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 3 FTA song phương, đa phương, bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và gần nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên, đối với điều khoản trong CPTPP, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay đối với 86% số dòng thuế, tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và gần 90% số dịng thuế sau 5 năm. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng mạnh trong thời gian qua, bởi đây là lần đầu tiên Nhật Bản cam kết xóa bỏ hồn tồn thuế nhập khẩu cho đại đa số nơng, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong 03 năm (giai đoạn 2019-2021) tăng 19,2% tương đương 9,65 tỷ USD so với cùng kỳ (giai đoạn 2016-2018).

Một số thị trường mà Việt Nam chưa có quan hệ thương mại song phương (FTA) như Canada và Mexico đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh ngay sau khi thực thi Hiệp định CPTPP, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong những năm đầu tiên khá ấn tượng, trong khoảng từ 26%-36%. Bên cạnh đó, trong cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, Việt Nam được coi là nền kinh tế được hưởng lợi nhiều khi các thành viên của Hiệp định thương mại USMCA (bao gồm Canada, Mexico) chuyển hướng sang nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thay vì hàng hóa cùng loại của Trung Quốc. Cùng với lợi thế chi phí nhân cơng thấp, tình hình chính trị ổn định, thỏa thuận thương mại CPTPP đã được ký kết và vị trí địa lý thuận tiện cho các tuyến đường hàng hải đã giúp Việt Nam ghi điểm mạnh trong thời gian này.

Chile là thị trường đã có FTA với Việt Nam trước đó (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile, VCFTA 2014) cũng có mức tăng tích cực. Như vậy, CPTPP đang cho kết quả ban đầu rất tích cực từ góc độ mở đường cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tiến vào châu Mỹ, một khu vực còn mới mẻ và rất nhiều tiềm năng cho Việt Nam. Đây không chỉ là hiệu quả trực tiếp của CPTPP (thể hiện ở các thị trường mà CPTPP đã có hiệu lực, gồm Canada và Mexico) mà còn cho thấy hiệu ứng gián tiếp từ Hiệp định này, thông qua động lực thúc đẩy thương mại song phương với các thị trường mà CPTPP chưa có hiệu lực như Peru, Chile.

46

Ở các thị trường khác, tác động tương đối nhẹ của CPTPP trong năm đầu tiên cũng là điều đã được dự báo trước. Trên thực tế, các thị trường này đều đã có một hoặc nhiều FTA với Việt Nam, do đó CPTPP chỉ tạo thêm một lựa chọn ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi tiếp cận các thị trường này. Trong khi đó, với một số mặt hàng, quy tắc xuất xứ của CPTPP chặt chẽ hơn so với các FTA đã có, vì vậy khả năng đáp ứng điều kiện của CPTPP để hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP cũng hạn chế hơn. Ngồi ra, do mới có hiệu lực, nhiều dịng thuế trong CPTPP chưa đạt được mức độ ưu đãi như trong các FTA vốn đã có hiệu lực từ lâu trước đó và đã đi gần hết lộ trình thực thi.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc hiệp định cptpp (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)