Các yếu tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam với các thành viên Hiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc hiệp định cptpp (Trang 65 - 68)

Hiệp định CPTPP

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước đối tác CPTPP

Thương mại giữa hai nước sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ nếu quan hệ giữa hai nước là dạng quan hệ đối tác chiến lược hay đối tác toàn diện. Đối tác chiến lược mang tính chất tồn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi với nhau (quan hệ cùng thắng). Số lượng đối tác chiến lược gia tăng nhanh chóng. Đối tác tồn diện là quan hệ thơng thường giữa các nước đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ nên các nước chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai. Hiện nay, trong khu vực CPTPP, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với các nước: Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Australia, New Zealand; đối tác toàn diện với Chile,

58

Canada, Brunei. Quan hệ thương mại càng phát triển lên nấc thang cao thì sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của hai nước.

Mức độ hội nhập và tự do hóa thương mại của từng thành viên Hiệp định CPTPP

Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng, dù ở cấp độ đơn phương, song phương hay khu vực cũng có tác động lớn đến hoạt động thương mại của một quốc gia. Vì vậy, mỗi thành viên trong Hiệp định CPTPP có khả năng hội nhập cao sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia khác không chỉ riêng Việt Nam tận dụng được lợi thế thông qua buôn bán ngoại thương. Khi hội nhập càng mạnh mẽ thì ngoại thương càng được tự do hóa, xóa bỏ độc quyền. Do đó, nếu các thành viên trong Hiệp định CPTPP hội nhập càng sâu sẽ là cơ hội lớn cho các quốc gia khác nói chung và Việt Nam nói riêng đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tham gia mạng sản xuất trong khối.

Các chính sách liên quan đến điều chỉnh rào cản thương mại (thuế quan)

Các rào cản thương mại bao gồm những biện pháp thuế quan đã ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu một cách rõ rệt. Chính vì vậy, khi là thành viên của Hiệp định, các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hồn tồn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước, điều này đã tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, do vậy kim ngạch xuất khẩu được thúc đẩy.

Sự phát triển của hệ thống logistics

Dịch vụ logistics (dịch vụ vận tải) có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ, kết nối và phát triển kinh tế - xã hội. Với vai trị xun suốt trong tồn bộ q trình nhập nguyên vật liệu làm đầu vào cho sản xuất, sản xuất ra hàng hóa, đưa hàng hóa vào các kênh lưu thơng và phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng, logistics được coi là xương sống của hoạt động thương mại giữa các nước. Cho nên, song song với hội nhập các Hiệp định kinh tế thì Việt Nam đã chú ý nâng cao việc hội nhập dịch vụ logistics để đẩy nhanh hơn nữa tiến trình liên kết giữa các ngành sản xuất trong nước với các nhà nhập khẩu trong khối. Do vậy, cải thiện chất lượng logistics thương mại nhìn chung đã giúp Việt Nam cải thiện được tình hình xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu.

Khoảng cách giữa các quốc gia

Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia ảnh hưởng tới cước phí vận tải, chi phí bảo quản hàng hóa, thời gian vận chuyển và các rủi ro trong quá trình vận chuyển…

59

Khoảng cách càng gần thì cước phí càng nhỏ, rủi ro đối với hàng hóa trong q trình vận chuyển càng giảm, như thế càng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Đó là lý do tại sao các nước hay chú trọng đến giao lưu thương mại đối với các nước có cùng đường biên giới hay các nước trong cùng khu vực. Khoảng cách có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian cũng như phương thức vận chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, điều bất cập lớn cho doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác Hiệp định CPTPP là đều có khoảng cách vị trí địa lý khá xa so với nước ta, điều đó làm gia tăng các loại chi phí và tăng rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất khẩu.

Mức độ tham gia vào mạng sản xuất khối CPTPP

Mạng lưới sản xuất khu vực là một hệ thống các doanh nghiệp nhưng trong phạm vi của khối CPTPP vượt khỏi biên giới quốc gia. Hiện nay, Việt Nam và các đối tác Hiệp định CPTPP cũng dần mở rộng hợp tác với nhau trong mạng lưới dựa trên sự chun mơn hóa, phân cơng lao động quốc tế trong quá trình sản xuất. Tham gia vào mạng sản xuất đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động đem lại giá trị cao hơn và đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với thị trường khác trong khối giúp các nước chuyển dịch lên tầm cao mới trong các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Lợi thế so sánh trong xuất khẩu

Phát huy lợi thế so sánh là yêu cầu cơ bản của thương mại quốc tế. Lợi thế so sánh của Việt Nam hiện nay bao gồm lợi thế so sánh tự nhiên và lợi thế so sánh tự tạo. Lợi thế so sánh tự nhiên có từ các nguồn lực sẵn có như đất đai, tài nguyên, khoáng sản, lao động và nguồn vốn. Các cơ hội thị trường mở ra cũng có khả năng tạo ra những lợi thế mới. Lợi thế so sánh tự tạo được hình thành từ chính sách đầu tư của chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp thơng qua chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành. Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, các loại dịch vụ sản xuất thuộc đẳng cấp quốc tế như dịch vụ ngân hàng, tài chính...Cơ sở hạ tầng của thương mại như giao thông vận tải, viễn thông, thương mại điện tử... đã được cải thiện đáng kể để phù hợp với những yêu cầu đặt ra của các giao dịch thương mại quốc tế nói chung và khối CPTPP nói riêng... Như vậy, nếu Việt Nam có thể tận dụng và phát huy tốt những lợi thế so sánh (tự nhiên và tự tạo) của mình sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng thị trường tiêu thụ qua đó góp phần mở rộng quy mơ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

60

Chất lượng hàng xuất khẩu

Về chất lượng sản phẩm khơng chỉ thể hiện ở đặc tính của sản phẩm mà nó cịn là chất lượng của bao bì, mẫu mã, kiểu dáng và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Chất lượng sản phẩm thường đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ đi kèm sản phẩm đó. Trong hoạt động xuất khẩu, chất lượng sản phẩm của mặt hàng xuất khẩu thường bị chi phối bởi các yếu tố: chênh lệch về trình độ cơng nghệ, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ở từng khu vực địa lý khác nhau, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã ln ý thức tìm hiểu kỹ các đối tác CPTPP để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, độc đáo và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có dịch vụ đi kèm tốt sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh giúp hàng hóa Việt Nam tham gia mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu

Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao trên thị trường quốc tế. Thực tế, năng lực cạnh tranh càng cao thì khả năng chiến thắng để giành thị phần cung ứng hàng hóa càng lớn. Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc hiệp định cptpp (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)