Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc hiệp định cptpp (Trang 81 - 88)

3.2. Giải pháp

3.2.2. Đối với doanh nghiệp

Chú trọng phát triển và hoàn thiện nội bộ doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển và đào tạo nguồn nhân lực; tiếp thu công nghệ khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước khác. Đồng thời, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thơng tin về các cam kết liên quan

74

đến ngành và lĩnh vực hoạt động của mình; từ đó có thể xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần phải từ bỏ lối kinh doanh cũ, cải cách hoạt động của doanh nghiệp mình cho phù hợp với xu thế của thời đại. CPTPP đặt ra những quy định rất khắt khe về môi trường, lao động hay bảo hộ sở hữu trí tuệ. Việc đổi mới đó cũng là xu hướng phát triển tất yếu của môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh trong thời đại ngày nay.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tự đánh giá lại mình để tìm ra những ưu, khuyết điểm đã bộc lộ trong thời gian qua, đối chiếu với các điều kiện, tiêu chuẩn của CPTPP mà xác định rõ những vấn đề cần phải phát triển hoặc thu hẹp hoạt động một cách linh hoạt, phù hợp với từng doanh nghiệp, từng mặt hàng cụ thể. Doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, xác lập các liên kết từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng và xuất khẩu, hình thành các chuỗi cung ứng để có thể tạo được chỗ đứng vững chắc trong các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Để đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chuyển hướng nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước nội khối CPTPP và xây dựng nhà máy sản xuất nguyên vật liệu của riêng mình thay vì nhập khẩu từ các nước khơng được hưởng ưu đãi của CPTPP. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải chủ động đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư máy móc, trang thiết bị nhà xưởng, nâng cao năng lực quản trị, tận dụng các cơ hội để phát triển.

Nâng cao năng lực cạnh tranh

Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh đầu tư sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ. Xây dựng các giải pháp tiết giảm chi phí ngồi sản xuất, nhất là các chi phí logistics, đặc biệt nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa và năng lực của mình.

Các điều chỉnh kinh doanh nhằm tận dụng cơ hội hội nhập CPTPP có thể được thực hiện dần dần, từng bước, bắt đầu từ những vấn đề tồn tại cản trở năng lực cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp tới những vấn đề xa hơn.Không phải mọi giải pháp cải thiện năng lực cạnh tranh đều đòi hỏi đầu tư lớn, nhưng chắc chắn cần một quyết tâm rõ ràng và cách thức thực hiện đúng; doanh nghiệp có thể tìm kiếm các hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước (đặc biệt là trong khn khổ các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh như đề cập ở trên), từ các tổ chức như VCCI, hiệp hội ngành nghề cho các kế hoạch điều chỉnh của mình.

75

Các doanh nghiệp dân doanh được khuyến cáo ưu tiên các điều chỉnh hướng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tận dụng các cơ hội CPTPP.

Các doanh nghiệp Nhà nước cần tập trung tăng cường khả năng linh hoạt, cơ động trong sắp xếp chuỗi cung ứng và tổ chức dây chuyền sản xuất kinh doanh để có thể đáp ứng các quy tắc xuất xứ, qua đó chớp được các cơ hội thuế quan từ CPTPP.

Tìm hiểu kỹ về thị trường thành viên CPTPP

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP mang lại, điều tiên quyết là tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường để đánh giá nhu cầu đối với sản phẩm của mình, xác định lợi thế cạnh tranh, nắm vững những ưu đãi mà sản phẩm Việt Nam được hưởng tại thị trường xuất khẩu; nghiên cứu các quy định về nhập khẩu hàng hóa, thuế, thủ tục hải quan, đặc biệt các quy định phi thuế quan như SPS (kiểm dịch động thực vật) và TBT (các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, dán nhãn)… Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần chủ động hơn nữa tìm hiểu về Hiệp định CPTPP, hiểu sâu, rõ hơn về thuế nhập khẩu ưu đãi; sử dụng những nền tảng thương mại điện tử để giao lưu, kết nối hợp tác với các doanh nghiệp.

Nắm bắt được các cơ hội và thách thức từ Hiệp định CPTPP

Nhận thức về các cơ hội và thách thức từ Hiệp định CPTPP và sau đó là chuẩn bị tương ứng của doanh nghiệp phải bắt đầu bằng sự chủ động của chính doanh nghiệp. Những nỗ lực tuyên truyền phổ biến hay hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước, VCCI hay các Hiệp hội chỉ có thể giúp doanh nghiệp thực hiện những điều này thuận lợi hơn, ít tốn kém, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do đó, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hội nhập CPTPP hiệu quả đều sẽ phải chủ động tìm hiểu và hành động thích hợp. Từ bức tranh chung về quá trình thực thi CPTPP của các doanh nghiệp trong ba năm vừa qua, có thể thấy một số vấn đề cần chú ý riêng với từng nhóm doanh nghiệp trong sự chủ động hội nhập này:

Các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ cần có sự chủ động hơn trong tìm hiểu các cam kết thông qua việc chủ động đặt câu hỏi, nêu vấn đề cụ thể của mình để được tư vấn hay tham gia vào các hoạt động đào tạo chuyên sâu cho về các khía cạnh mà mình quan tâm. Trong bối cảnh các tư vấn hướng dẫn cơ bản về CPTPP và các cam kết FTA ở Việt Nam vẫn được các cơ quan Nhà nước, VCCI và các hiệp hội cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp như hiện nay, đây hồn tồn là việc khả thi, miễn là doanh nghiệp chủ động tìm hiểu.

76

Các doanh nghiệp Nhà nước có nhận thức về các cam kết cũng như năng lực cạnh tranh khơng kém hơn các doanh nghiệp nhóm khác, thậm chí là có nhiều lợi thế hơn, để tận dụng cơ hội từ CPTPP hay các FTA. Tuy nhiên, dường như một tỷ lệ lớn trong nhóm này chưa mặn mà với q trình hội nhập theo chiều sâu này, họ không bị tác động lớn nhưng cũng không thu được nhiều lợi ích từ đây. Do đó, với doanh nghiệp nhóm này, cần có những nỗ lực trong chủ động dấn thân để có thể hiện thực hóa những cơ hội mới từ CPTPP.

Đối với tất cả các doanh nghiệp, trong tìm hiểu các cơ hội từ CPTPP, doanh nghiệp cần có sự tỉnh táo để nhận diện chính xác về các cơ hội, các điều kiện để hiện thực hóa cơ hội, tránh lạc quan thái quá hay kỳ vọng không căn cứ, dẫn tới những rủi ro cho tương lai. Tuy vậy, doanh nghiệp khơng nhất thiết phải tìm hiểu tất cả các cam kết của CPTPP mà chỉ cần tập trung vào các cam kết liên quan trực tiếp tới lĩnh vực/khía cạnh mà mình quan tâm.

Đẩy mạnh sự hợp tác, liên kết, liên doanh với các đối tác CPTPP

Nâng cao hợp tác, liên kết, liên doanh với các đối tác để cùng kinh doanh tận dụng cơ hội từ CPTPP. Đồng thời, hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp khác trong các vấn đề khác ngồi kinh doanh nhưng có tác động trực tiếp và hữu ích tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng là điều cần chú ý. Một số khuyến nghị dưới đây có thể hữu ích cho doanh nghiệp trong việc hợp tác, liên kết để hội nhập CPTPP này:

• Hợp tác trong kinh doanh

Bên cạnh các hình thức hợp tác kinh doanh thường thấy và rất hữu ích trong việc triển khai các hợp đồng lớn hay đáp ứng yêu cầu của các đối tác lớn, hình thức hợp tác dưới dạng tham gia chuỗi sản xuất cũng rất đáng chú ý.

Ví dụ xuất khẩu trực tiếp hay tiếp cận các thị trường lớn hoặc còn lạ lẫm trong CPTPP tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định này có thể khơng phải điều mà tất cả các doanh nghiệp đều có thể làm được, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Tuy nhiên, nếu có thể tham gia cùng các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, như là một đối tác cung ứng một phần sản phẩm cho các hợp đồng xuất khẩu của họ, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng có thể hưởng lợi từ CPTPP thơng qua hình thức xuất khẩu gián tiếp này.

• Hợp tác trong các hoạt động khác

Một số hoạt động có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập CPTPP có thể được thực hiện một cách

77

hiệu quả và tiết kiệm chi phí nếu có sự kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp. Ví dụ các chiến dịch xúc tiến thương mại; công tác tìm kiếm và cập nhật thông tin thị trường; hoạt động vận động chính sách, cải thiện mơi trường kinh doanh... Với các hoạt động này, doanh nghiệp có thể tự làm một cách đơn lẻ nhưng sẽ hoặc là rất tốn kém, hoặc là khó đạt hiệu quả không được như mong đợi (nhất là với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa). Vì vậy việc liên kết cùng hành động với các doanh nghiệp khác, đặc biệt trong khn khổ các liên kết sẵn có (ví dụ các hiệp hội ngành hàng, các câu lạc bộ, hội doanh nghiệp có cùng mối quan tâm...) là giải pháp hiệu quả cần được chú ý khai thác.

78

KẾT LUẬN

Ngày nay, sự ra đời và phát triển của các FTA đều gắn liền với quá trình phát triển của thương mại thế giới. Cùng với các thỏa thuận ưu đãi riêng giữa hai hay một số quốc gia, nhu cầu về một dạng hình thỏa thuận có tính đa phương trong cắt giảm thuế quan cũng ngày càng gia tăng. Sự ra đời của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương chính là đáp ứng xu thế chung này.

Bằng cách giảm bớt, xóa bỏ các rào cản thương mại thuế quan, Hiệp định CPTPP đã tạo ra động lực giúp các quốc gia thúc đẩy thương mại hai chiều nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng, nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế. CPTPP hứa hẹn sẽ là cơ hội vàng để giúp các bên đẩy mạnh tự do thương mại, hợp tác và cùng phát triển, phục hồi tăng trưởng sau những tác động sâu sắc từ đại dịch bệnh Covid - 19 toàn cầu.

Đối với một thị trường vừa và nhỏ như Việt Nam, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị đang là một nội dung quan trọng trong các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, ký kết CPTPP là bước tiến mới của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tham gia CPTPP giúp Việt Nam đa phương hóa các quan hệ kinh tế, thương mại, tránh được những rủi ro do phụ thuộc vào một vài thị trường lớn. Trong CPTPP, mức độ cam kết mở cửa mà các đối tác dành cho Việt Nam là sâu hơn và nhanh hơn so với những cam kết của Việt Nam với đối 2 tác. Vì thế mà đối với Việt Nam, CPTPP là một sân chơi có thể tận dụng được nhiều cơ hội, một sự khởi đầu mới đầy hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn khơng ít thách thức mà các doanh nghiệp trong nước phải khắc phục để có thể tận dụng hiệu quả “sức mạnh” mà CPTPP mang lại. Có thể nói Hiệp định CPTPP như một nền móng để Việt Nam vươn mình ra thế giới, nâng cao vai trị và vị thế của mình trong nền kinh tế tồn cầu.

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt (2021), Giáo trình “Quản trị Xuất nhập

khẩu”, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

2. Đỗ Đức Bình, Ngơ Thị Tuyết Mai (2019), Giáo trình “Kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Hoàng Đức Thân, Nguyễn Văn Tuấn (2018), Giáo trình “Thương mại quốc

tế”, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.

4. Trần Hịe (2012), Giáo trình “Nghiệp vụ Kinh doanh xuất nhập khẩu”, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.

5. Vũ Thu Phương (2022), “Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái

Bình Dương (CPTPP) – Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu Tư & Chính sách Ưu đãi Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thế giới.

6. Bộ Công Thương (2020), “Báo cáo kết quả một năm thực hiện CPTPP”, Nhà xuất bản Công thương.

7. Bộ Công Thương (2017, 2018, 2019, 2020, 2021), “Báo cáo Xuất nhập khẩu

Việt Nam” (05 Báo cáo), Nhà xuất bản Công thương.

8. Bộ Công Thương – Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) (2019), Các Báo cáo tại Diễn đàn “Thuận lợi và khó khăn với Việt Nam khi thực hiện CPTPP trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung”,

trungtamwto, https://trungtamwto.vn/su-kien/13950-dien-dan-thuan-loi-va- kho-khan-doi-voi-vn-khi-thuc-hien-cptpp-trong-boi-canh-cang-thang-thuong- mai-my--trung, (15/05/2022).

9. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương (2022), “CPTPP – Hiệp định đầu tiên được thực thi của thế kỷ 21”, https://moit.gov.vn, https://moit.gov.vn/tin-

tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cptpp-hiep-dinh-dau-tien-duoc-thuc-thi-cua-the-ky- 21.html, (08/06/2022).

10. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương (2022), “Tận dụng cơ hội từ Hiệp định CPTPP để thúc đẩy xuất khẩu”, https://moit.gov.vn,

https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/tan-dung-co-hoi-tu-hiep- dinh-cptpp-de-thuc-day-xuat-khau.html, (15/06/2022).

11. Cổng Thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2019”, https://vietnaminvest.gov.vn,

80

https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=44963&idcm=208, (08/05/2022).

12. Cổng Thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2020”, https://vietnaminvest.gov.vn,

https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=48566&idcm=208, (08/05/2022).

13. Cổng Thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2021”, https://vietnaminvest.gov.vn,

https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=52648&idcm=208, (08/05/2022).

14. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), (2021), “Việt Nam sau 2 năm thực thi Hiệp định CPTPP từ góc nhìn doanh nghiệp”, trungtamwto,

https://trungtamwto.vn/file/20684/bao-cao-danh-gia-tinh-hinh-viet-nam-sau-2- nam-thuc-thi-cptpp-tu-goc-nhin-doanh-nghiep. (21/05/2022)

15. Thế Hải (2022), “Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường CPTPP tăng trưởng dương”, Baodautu.vn, http://tbtagi.angiang.gov.vn/xuat-khau-cua-viet- nam-sang-cac-thi-truong-cptpp-tang-truong-duong-. (11/06/2022).

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc hiệp định cptpp (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)