Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với các nước thành viên

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc hiệp định cptpp (Trang 68)

lực cạnh tranh được các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt quan tâm và coi nó như yếu tố then chốt trong hoạt động xuất khẩu.

2.6. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với các nước thành viên Hiệp định CPTPP Hiệp định CPTPP

2.6.1. Những thành tích

Xuất khẩu tăng trưởng ổn định sau ba năm thực thi Hiệp định CPTPP

Sau hơn 03 năm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các thành viên trong CPTPP thu về những kết quả ban đầu khá ấn tượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang các đối tác CPTPP sau 03 năm đạt 124,45 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng kỳ của cả nước. Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.

61

Cải thiện chất lượng hàng hóa xuất khẩu

Là nước được đánh giá có trình độ về thể chế và tiêu chuẩn hàng hóa thấp hơn so với các nước trong khối CPTPP, song thời gian qua, Việt Nam đã chủ động chuyển đổi, nỗ lực nâng cấp mình cả về chất lượng thể chế và chất lượng phẩm cấp hàng hóa để hịa hợp trong một sân chơi FTA “tiêu chuẩn cao”.

Xuất khẩu tăng trưởng nhanh chóng tại các thị trường lớn

Xuất khẩu hàng hóa vào khối CPTPP chiếm khoảng 14,2% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam cho thấy, thị trường các nước CPTPP đang giữ một vị trí rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Là một thành viên của CPTPP, tuy nhiên sự chênh lệch về GDP bình quân đầu người hay trình độ phát triển sản xuất của Việt Nam so với các nước thành viên còn lại là khá lớn. Vì vậy mà việc CPTPP chính thức có hiệu lực sẽ đem lại cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu hàng hóa một cách thuận lợi sang các thị trường tiềm năng trong khối CPTPP.

2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng còn thấp so với kỳ vọng

Ba năm đầu thực thi CPTPP cũng là ba năm kinh tế và thương mại tồn cầu nói chung và thương mại giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP nói riêng đứng trước rất nhiều khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, bối cảnh của ba năm này cũng có sự khác biệt rất rõ ràng, từ các kết quả ba năm đầu thực thi CPTPP, có thể thấy Hiệp định này đã có những tác động tích cực bước đầu cho nền kinh tế, mang tới những lợi ích thực tế cho một số doanh nghiệp. Mặc dù vậy, những gì đã đạt được cịn thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng, mà nguyên nhân không chỉ từ các biến cố khách quan như tình hình căng thẳng thương mại tồn cầu hay đại dịch Covid-19, mà cịn ở các vấn đề chủ quan của chính các doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước và các chủ thể khác có liên quan. Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, chính sách giãn cách xã hội, các quyết định đóng cửa tạm thời nền kinh tế, thay đổi đột biến trong nhu cầu đối với các nhóm hàng hóa thiết yếu và khơng thiết yếu, tác động trực tiếp tới hoạt động thương mại theo cách không thể dự đoán trước được. Trong bối cảnh như vậy, các kết quả thương mại giữa Việt Nam với đối tác CPTPP bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là hoạt động xuất khẩu.

Mức độ tiếp cận CPTPP của các doanh nghiệp xuất khẩu còn thấp

Về các tác động tổng thể, CPTPP nằm trong top 3 FTA được doanh nghiệp đánh giá cao nhất, với 51% doanh nghiệp cho rằng Hiệp định có tác động tương đối hoặc rất tích cực với hoạt động kinh doanh của mình thời gian qua. Về các tác động cụ thể

62

của CPTPP, cứ 4 doanh nghiệp thì mới có 1 doanh nghiệp đã từng được trải nghiệm các lợi ích từ Hiệp định này. Nhóm lợi ích phổ biến nhất với các doanh nghiệp này vẫn là thuế quan, đặc biệt là ở các thị trường mới như Canada, Mexico. Theo một khảo sát của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), 69% doanh nghiệp đã nghe nói hoặc biết "sơ sơ" về CPTPP, 25% doanh nghiệp có hiểu biết nhất định, chỉ 6% doanh nghiệp biết rõ về các cam kết CPTPP.

Với các doanh nghiệp chưa từng hưởng lợi ích trực tiếp nào từ CPTPP, lý do chủ yếu (60%) là họ khơng có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào liên quan tới thị trường hay đối tác ở khu vực CPTPP trong ba năm vừa qua. Trong số các doanh nghiệp đã từng có giao dịch với các thị trường này nhưng chưa hưởng lợi CPTPP, lý do được phần lớn (75%) doanh nghiệp đề cập là họ khơng biết có cơ hội nào từ CPTPP; cũng có một tỷ lệ đáng kể (60%) khơng thấy có cam kết CPTPP liên quan hoặc do đã hưởng ưu đãi khác phù hợp hơn; một số ít doanh nghiệp (14- 16%) nêu các lý do khác như các văn bản hướng dẫn ban hành chậm, thủ tục hưởng ưu đãi phức tạp, quy trình cấp phép khó khăn, hay khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu của doanh nghiệp còn hạn chế…

Doanh nghiệp xuất khẩu chưa tận dụng hiệu quả các ưu đãi

So sánh với mặt bằng chung, lợi ích từ CPTPP mang lại cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn cịn khá khiêm tốn. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường CPTPP chỉ đạt 7,2%, thấp hơn so mức 8,4% của thế giới trong cùng thời kỳ. Ðáng chú ý với các ngành hàng có thế mạnh như: dệt may, giày da, thủy sản, đồ gỗ ln được đánh giá có khả năng tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nhờ hưởng ưu đãi thuế quan khi CPTPP đi vào thực thi, nhưng trên thực tế lại không như vậy. Nguyên nhân do còn nhiều doanh nghiệp vẫn "lơ mơ" về các cam kết của CPTPP, năng lực hấp thụ CPTPP của các doanh nghiệp còn thấp, năng lực cạnh tranh ở một số ngành còn chưa được cải thiện, liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành chưa cao.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường CPTPP

Thực tế cho thấy việc tận dụng ưu đãi thuế quan của dệt may, da giày còn hạn chế do chưa đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ hàng hóa bởi sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu ngoại khối. Còn doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định về ghi nhãn hàng hóa, mơi trường… Đây cũng là chỉ dấu đáng quan ngại cho thấy khả

63

năng hiện thực hóa các lợi ích xuất khẩu trực tiếp từ Hiệp định CPTPP của Việt Nam còn hạn chế.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khách quan dẫn tới thực tế trên là do các ưu đãi thuế quan CPTPP giai đoạn đầu còn thấp so với ưu đãi của các FTA mà Việt Nam đã có với cùng các đối tác. Cùng với đó, các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của CPTPP tương đối phức tạp và khác biệt so với các FTA, địi hỏi thời gian để tìm hiểu và điều chỉnh sản xuất. Tuy vậy, không thể bỏ qua những hạn chế đáng kể từ góc độ chủ quan trong nhận thức hay năng lực tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp.

64

Chương 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT

NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN HIỆP ĐỊNH CPTPP 3.1. Cơ hội và thách thức

3.1.1. Cơ hội

Hiệp định CPTPP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Tham gia CPTPP giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nhiều ngành sản xuất trong nước. Dệt may và da giày được cho là những ngành sẽ hưởng lợi nhiều nhất về tăng thêm quy mô sản xuất cũng như giá trị xuất khẩu. Tốc độ xuất khẩu tăng thêm của dệt may sẽ ở mức cao, từ 8,3% đến 10,8% bởi đây là ngành có sức cạnh tranh về giá lớn hơn ở các thị trường mới trong CPTPP, trong khi vẫn giữ được các thị trường chủ lực là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Tham gia CPTPP sẽ là cơ hội lớn để ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước nội khối, nhất là những thị trường tiềm năng, như Australia, Canada - hai thị trường có mức tiêu thụ khoảng 10 tỷ USD/năm trong khi thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam vào các thị trường này còn nhỏ, chỉ khoảng 500 triệu USD. Vì vậy, dung lượng mở rộng thị phần rất lớn, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng hơn 10% của ngành dệt may.

Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường của các nước thành viên CPTPP sẽ được hưởng những cam kết cắt giảm thuế từ hơn 90%, thậm chí lên đến 95%. Lợi ích từ CPTPP khơng chỉ là tăng xuất khẩu mà cịn bao gồm tăng hàm lượng cơng nghệ của hàng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn, như Nhật Bản, Canada, Australia. Mexico.

Ngay sau khi CPTPP có hiệu lực, các nước thành viên đã xóa 66% mặt hàng thuế nhập khẩu đưa về 0% và 86,5% mặt hàng về 0% sau 3 năm theo lộ trình. Điều này sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường tiềm năng các nước nội khối như: Australia, Canada, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, …

Với mức độ cam kết sâu về cắt giảm thuế quan, CPTPP sẽ mang lại lợi ích cho nhiều ngành sản xuất của Việt Nam, nhất là cho ngành dệt may và da giày. Chẳng hạn, với thị trường Canada, toàn bộ hàng dệt may của Việt Nam được xóa bỏ ngay vào thời điểm CPTPP có hiệu lực. Theo thống kê của Tập đồn Dệt may Việt Nam (Vinatex), kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Canada năm 2017 đạt 13,86 tỷ USD; trong khi nhập khẩu từ Việt Nam chỉ được 814 triệu USD, chiếm 5,9% thị phần. Kim ngạch nhập khẩu dệt may của Australia năm 2017 đạt 9,01 tỷ USD, trong khi

65

nhập khẩu từ Việt Nam chỉ có 256 triệu USD, chiếm 2,8% thị phần. Như vậy, dệt may Việt Nam có rất nhiều cơ hội để mở rộng xuất khẩu. CPTPP cũng là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu da giày tăng tỷ trọng, tăng cơ hội xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng mà Việt Nam chưa có FTA như Mexico, Canada, Peru… Riêng với Nhật Bản, một trong những thị trường chủ lực của ngành xuất khẩu da giày, xuất khẩu túi xách của Việt Nam có thể tăng trưởng trung bình 20-35%/năm. Nếu các DN Việt Nam biết tận dụng chặt chẽ các điều khoản từ CPTPP thì mức tăng trưởng này sẽ còn cao hơn hiện tại. Thủy sản là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong CPTPP, mặt hàng thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp, cá viên) có xuất xứ Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm. Vì vậy, mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt được mức tiếp cận thị trường khá tốt sang khu vực này.

Rõ ràng, với nền kinh tế đang chú trọng đẩy mạnh hoạt động sản xuất xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, với những ưu đãi về thuế quan và sự thơng thống trong các hàng rào kỹ thuật, CPTPP đã mang lại những cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi). Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, tham gia CPTPP vừa giúp Việt Nam có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đơi với củng cố, tăng cường quốc phịng, an ninh.Bên cạnh đó, Hiệp định CPTPP cũng đã góp phần tăng cường sự đan xen lợi ích, làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Việt Nam với nhiều đối tác chiến lược là thành viên CPTPP, tạo thế tốt hơn cho Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế và cân bằng quan hệ với các nước lớn.

CPTPP sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Đầu tư trực tiếp (FDI) của các nước trong khối CPTPP, nhất là các nhà đầu tư của các nước như: Australia, Canada, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Singapore sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam. Với việc tiếp nhận ngày càng tăng FDI, Việt Nam sẽ có cơ hội để cải thiện sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân; đồng thời mở rộng các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu phát triển. Đây cũng là cơ hội để các DN Việt Nam, nhất là các tập đồn kinh tế lớn, tìm kiếm thị trường đầu tư tại các nước thành viên khác.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, với CPTPP Việt Nam sẽ đạt được lợi ích khơng nhỏ từ xuất khẩu với tổng mức tăng thêm về kim ngạch hơn 4%, tương

66

đương khoảng 4 tỷ USD. Việc tăng xuất khẩu sẽ chủ yếu ở nội khối với tốc độ tăng xuất khẩu sang các nước trong CPTPP thêm 14,3% (giả định lũy tiến đến năm 2035), tương đương 2,61 tỷ USD, trong khi xuất khẩu sang các quốc gia ngoài CPTPP sẽ tăng thêm 1,7% (tương đương 1,4 tỷ USD). Như vậy, thực thi CPTPP khiến thị trường xuất khẩu của Việt Nam mở rộng và tận dụng được lợi thế với các thị trường mà trước đây Việt Nam chưa có thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Canada, Mexico, Peru.

CPTPP sẽ thúc đẩy cải cách thể chế

CPTPP có những điều kiện tiêu chuẩn cao về mặt thể chế, chất lượng quản lý nhà nước cũng như khuôn khổ pháp luật. Việc tham gia CPTPP sẽ góp phần cải cách mơi trường thể chế, hướng tới các “luật chơi” quốc tế. Đây là điều kiện cần thiết cho tăng trưởng, mang lại động lực tích cực để phát triển đất nước. Cải cách thể chế sẽ giúp cho toàn xã hội thúc đẩy được khả năng cạnh tranh, huy động và sử dụng tốt nhất những nguồn lực sẵn có ở trong nước và tận dụng tốt hơn các nguồn lực bên ngồi. CPTPP sẽ giúp khuyến khích và thúc đẩy cải cách trong nước ở nhiều lĩnh vực như dịch vụ, hải quan, thương mại điện tử, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, các vấn đề pháp lý, tiếp cận thị trường cho hàng hóa, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan… Thông qua thành viên của CPTPP (là các nước có nền kinh tế phát triển cao, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh), Việt Nam sẽ học tập, trao đổi kinh nghiệm để hoàn thành hệ thống pháp luật, cũng như việc quản lý, điều hành nền kinh tế thị trường. Theo đó, CPTTP sẽ thúc đẩy Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế; đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính; tạo sự liên thơng giữa các bộ, ngành để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh, thúc đẩy kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngồi.

Góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo thêm nhiều việc làm

Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhiều lợi ích xã hội, tạo ra khoảng 17.000 - 27.000 việc làm từ năm 2020. Tham gia CPTPP không chỉ tạo thêm số lượng việc làm mà còn hứa hẹn sẽ đem lại điều kiện làm việc, mức lương tốt hơn cho người lao động. Mặc dù mức việc làm tạo ra chỉ bằng 1/2 so với TPP, nhưng CPTPP tạo cơ hội mới cho cả người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống của người lao động, giảm nghèo,

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc hiệp định cptpp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)