D. Thiết kế đai rừng chắn gió
c. Giống TRI 777: Cho năng suất trung bình nhưng chất lượng khá đặc
biệt đó là có hương thơm ngát có thể chế biến được chè xanh. Khi trồng cần lưu ý luôn đảm bảo mật độ, độ ẩm khơng khí và hệ thống che bóng đầy đủ.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giống chè Kim Tuyên được trồng ở vùng chè đặc sản Thái Nguyên năm 2009
Chè Kim Tuyên
- Nguồn gốc: Nhập nội từ Đài Loan. Được công nhận giống tạm thời năm 2003, công nhận giống cây trồng mới năm 2008. Đây là giống mang mã số 12 của Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa mẹ là Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975. Nhập nội vào Việt Nam năm 1994, trồng ở các vùng chè có điều kiện sản xuất chè olong.
- Đặc điểm:
+ Hình thái: Dạng thân bụi, cành phát triển hướng lên phía trên, mật độ cành dày, lá hình bầu dục, màu xanh vàng bóng, thế ngang, răng cưa rõ và đều; dài lá 7,2cm, rộng 3,1cm. Búp màu xanh nhạt, non phớt tím, trọng lượng búp bình qn (1 tơm 2 lá): 0,5- 0,52g.
+ Sinh trưởng: Cây sinh trưởng khoẻ, mật độ búp dày. Khi trồng cây có tỷ lệ sống cao. Cây chè 4- 5 tuổi tán rộng trung bình 117 cm; cây chè 5 tuổi tại Lâm Đồng đạt 10500 kg búp/ha; cây chè 4 tuổi tại Lạng Sơn năng suất đạt 4500 kg búp /ha. Nhân giống bằng giâm hom có tỷ lệ sống cao.
+ Chất lượng: Chế biến chè xanh có chất lượng rất cao. Thành phần một số chất: A.amin tổng số 1,6%; Catechin tổng số (mg/gck) 135; Tanin 28,97%; Chất hoà tan 38,85%
Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật
Giống chè Kim tuyên có sức sinh trưởng khá, chống chịu sâu bệnh khá, chống hạn trung bình, thích hợp cho chế biến chè xanh, chè Ôlong. Yêu cầu trồng ở những vùng có điều kiện thâm canh phân hữu cơ, che tủ và có tưới tiêu.
- Đối tượng và phạm vi áp dụng: Thích ứng vùng thấp ở các tỉnh phía Bắc và vùng cao Lâm Đồng có điều kiện đầu tư, thâm canh.
Đã phát triển trồng được trên 1000 ha ở các tỉnh Lâm Đồng, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn và Sơn La.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01 – 11 năm 2011.
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: + Vùng chè Đại từ + Vùng chè Sông Cầu
+ Vùng chè xã Phúc Xuân – TP Thái Nguyên
- Dụng cụ nghiên cứu: Thước mét đo chiều cao cây, thước kẹp panme đo đường kính gốc, biển treo định vị cây theo dõi.
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp: thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các tài liệu liên quan tại các cơ quan chức năng nơi nghiên cứu.
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của giống chè Kim Tuyên được trồng tại vùng chè đặc sản Thái Nguyên.
+ Công Thức 1: vùng chè Đại Từ + Công Thức 2: vùng chè Sông Cầu + Công Thức 3: xã Phúc Xuân
+ Phương pháp theo dõi: định cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân. Mỗi điểm chọn 90 cây chia làm ba lần nhắc lại đinh kỳ theo dõi một tháng một lần.
+ Phương pháp bố trí thí nghiệm: Bố trí các thí nghiệm trên vườn của nơng dân tại ba điểm: Đại Từ – Sông Cầu – Phúc Xuân – Thái Nguyên theo phương pháp khảo nghiệm cây trồng trên vườn (định cây theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển).
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi
+ Chiều cao cây: đo từ vị trí gốc cổ rễ tới đỉnh sinh trưởng cao nhất (đơn vị cm). Mỗi điểm đo 90 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (định kỳ theo dõi một tháng một lần).
+ Đường kính gốc: đo tại cổ rễ. Mỗi điểm đo 90 cây, chia làm ba lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (mỗi tháng theo dõi 1 lần).
+ Chiều cao phân cành: đo từ cổ rễ tới điểm phân cành (đơn vị cm), mỗi xã đo 90 cây, chia làm ba lần nhắc lại.
+ Số cành cấp 1: đếm số cành cấp 1 có trên cây. Mỗi tháng theo dõi một lần, mỗi điểm 90 cây và ba lần nhắc lại.
+ Số búp/cây: đếm số búp có trên cây (đơn vị là búp). + Tỷ lệ sống.
Phần 4