Điều kiện đất đai và địa hình

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống chè kim tuyên được trồng tại vùng chè phúc xuân, sông cầu, đại từ thái nguyên (Trang 34 - 37)

D. Thiết kế đai rừng chắn gió

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2. Điều kiện đất đai và địa hình

- Điều kiện đât đai: Thái ngun có tổng diện tích là 3.562.82km2 cơ cấu đất đai gồm các loại sau:

+ Đất núi chiếm 48,4% diện tích đât tự nhiên, có độ cao trên 200m. Đất núi thích hợp cho phát triển lam nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho dân vùng cao.

+ Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương… Ở độ cao 150m đến 200m, có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà), một đặc sản của Thái Nguyên.

+ Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó có một phần dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán…) khó khăn cho việc canh tác. Trong tổng quỹ đất 356.282ha, đất đã sử dụng là 246.513ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669ha (chiếm 30,78% diện tích đất tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714ha đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp và 41.250 có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

- Địa hình:

Thái Ngun có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam, và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.

Phía Bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đầm lầy. Về phía Đơng có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vơi ở phố Bình Gia. Về phía Đơng Bắc có cao ngun vũ phái được giới hạn bởi những dãy núi đá vơi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thượng và Lâu Hạ ở phía Nam. Phia Đơng Bắc Thái Ngun có thung lũng Chợ Chu bao gịm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Ngồi dãy núi trên cịn có dãy núi Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Cả ba dãy núi trên đều là ba dãy núi cao che chắn gió mùa đơng bắc.

4.1.3.Điều kiện khí hậu

Khí hậu Thái Ngun vào mùa đông được chia làm 3 vùng rõ rệt: - Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.

- Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam huyện Võ Nhai.

- Vùng ấm gồm các huyện: Đại từ, thành phố Thái Nguyên, Đồng hỷ, Phú Bình, Phổ n và thị xã Sơng Cơng.

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 250C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20C) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa

rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển nghành nơng, lâm nghiệp.

Bảng 4.1: Diễn biến khí hậu năm 2011 Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Lượng mưa(mm) Giờ nắng (giờ) T1 11,9 73 4,4 10,4 T2 17,3 82 10,8 32 T3 16,7 80 93,3 10 T4 23,4 83 30,1 49,2 T5 26,3 80 226,3 137 T6 28,7 84 237,5 132,1 T7 29,5 80 144,0 181,8 T8 28,5 82 268,0 183,2 T9 27,1 83 284,7 143,1 T10 24 81 103,8 93 T11 22,9 79 4,3 137 T12 16,8 68 5,2 95

(Nguồn trạm khí tượng thủy văn thành phố Thái Nguyên)

Qua bảng 4.1 ta thấy:

+ Nhiệt độ: nhiệt độ năm 2011 dao động từ 11,9 – 29,50C, nhiệt độ trung bình năm đạt 22,80C. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất đạt 11,90C, tháng 7 là tháng có nhiệt độ khơng khí trung bình cao nhất trong năm đạt 29,50C. Tháng 2,3 và tháng 12 là những tháng có nhiệt độ nằm trong ngưỡng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè nằm trong khoảng 16,7 – 17,30C.

+ Độ ẩm: năm 2011 độ ẩm khơng khí dao động từ 68 – 84%. Độ ẩm trung bình năm 2011 đạt 80%. Đây là độ ẩm thích hợp nhất cho sự sinh

trưởng và phát triển của cây chè. Tháng 12 là tháng có độ ẩm khơng khí trung bình nhỏ nhất đạt 68%, tháng 6 có độ ẩm khơng khí trung bình đạt 84% đây là tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm. Tháng 2,4,6,8,9 và tháng 10 là những tháng có độ ẩm khơng khí trung bình cao hơn ngưỡng độ ẩm thích hợp của cây chè tuy nhiên không vượt cao quá không gây ảnh hưởng cho sự phát triển của cây chè. Tháng 1,3,5,7 và tháng 11 là những tháng có độ ẩm khơng khí phù hợp với sự phát triển của cây chè.

+ Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 2011 đạt 111,7mm. lượng mưa có sự biến động lớn từ 4,3 đến 284,7mm. Tháng 5,6,7,8,9 và tháng 10 là những tháng có lượng mưa trung bình lớn từ 103,8 – 284,7mm.

Những tháng cịn lại có lượng mưa tương đối thấp dao động từ 4,3 – 93,3mm. Tháng 11 là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất chỉ đạt 4,3mm. Tháng 9 là tháng có lượng mưa cao nhất trong năm đạt 284,7mm.

+ Giờ nắng: số giờ nắng bình quân năm 2011 là 100 giờ. Tháng 5,6,7,8,9 và 11 là những tháng có số giờ chiếu nắng cao dao động từ 137 – 183,2 giờ. Tháng 3 là tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất chỉ đạt 10 giờ, tháng 8 là tháng có số giờ chiếu nắng trung bình cao nhất trong năm đạt 183,2 giờ.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống chè kim tuyên được trồng tại vùng chè phúc xuân, sông cầu, đại từ thái nguyên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w