Tình hình sâu bệnh hại chè, biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống chè kim tuyên được trồng tại vùng chè phúc xuân, sông cầu, đại từ thái nguyên (Trang 48 - 49)

D. Thiết kế đai rừng chắn gió

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.7. Tình hình sâu bệnh hại chè, biện pháp phòng trừ

Do đặc điểm sinh trưởng, chè là cây trồng lâu năm, nên nguồn sâu bệnh hại ln tồn tại và tích lũy trên nương chè rất lớn, đồng thời thành phần sâu bệnh hại rất phong phú đa dạng. Mốt số loại sâu bệnh phổ biến có khả năng hình thành dịch trên cây chè là rầy xanh (Chlorita flavescens), bọ cánh tơ (Physothrips setiventris), nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae) và một số loại nhện khác, bọ xít muỗi (Helopeltis theevora). Ngồi ra sau cuốn lá, sâu chùm, sâu cuốn búp, rệp muội, sâu róm, bọ nẹt, ruồi đục lá, bọ xít, mối hại v.v… cũng là những loại dịch hại cần chú ý. Mốt số bệnh hại nguy hiểm trên cây chè phổ biến là bệnh phồng lá (Exobassidium vexans), bệnh chấm xám (Pestalotiopsis theae), bệnh chấm nâu (Colletotrichum camelliae). Ngoài ra các bệnh đốm trắng lá, thối búp, đốm mắt cua, bệnh sùi cành, bệnh loét cành, bệnh tóc đen chè, bệnh tảo và các bệnh do tuyến trùng cũng gây ra những thiệt hại đáng kể tùy thuộc vào giống chè, diễn biến thời tiết và mức độ thâm canh. Việc phòng trừ sâu bệnh hại chè trong thời kỳ cây chè đang sinh trưởng mạnh (vụ thu hái) thường gặp rất nhiều khó khăn, do các loại sâu bệnh hại thường cư trú ẩn nấp. tồn tại ở mặt dưới lá hoặc trong tán lá, thân cành rậm rạp. Mặt khác áp lực sâu bệnh hại trên cây chè thời kỳ thu hái rất lớn nên việc tri phí phịng trừ tốn kém, mất nhiều cơng sức và tiền của. Vào những năm thời tiết có nhiều thay đổi do đó tình hình sâu bệnh hại trên chè cũng sẽ diễn biến phức tạp. Đặc biệt là những nương chè nghèo dinh dưỡng hoặc bón quá nhiều phân đạm vô cơ không cân đối, thiếu nguyên tố vi lượng, thiếu cây che bóng ở điều kiện khơ hạn sâu bệnh sẽ phá hại chè nặng hơn.

4.3.7.1. Sâu hại

a. Rầy xanh

- Triệu chứng gây hại: Rầy xanh hút nhựa cây bằng vời châm. Cả rầy trưởng thành và rầy còn non đều gây hại như nhau. Rầy thường bám ở cuống búp, lá non dùng vịi châm hút dịch tế bào ở cuống, gân chính, gân phụ phía dưới mặt lá non. Các vết châm của rầy tạo thành những vết nhỏ li ti màu thâm

nâu làm cho lá, búp non bị tổn thương, cản trở sự vận chuyển dinh dưỡng, dẫn đến búp chè bị chùn lại.

- Biện pháp phịng trừ: Chúng ta có thể dùng các thuốc hóa học như Applaud 10WP, Encofezin 10WP, Butyl 10WP với lượng 0,5 – 1,5kg/ha, pha với 320 – 500lít nước; Padan 50SP với lượng 1,5kg pha với 500lít nước, Padan 4G với lượng 10 – 20kg/ha rải vào gốc; Mospilan 3EC với lượng 0,5 – 0,75 lít/ha pha với 500 lít nước; Monster 40EC với lượng 1,5 – 2,5 lít/ha pha với 400 lít nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống chè kim tuyên được trồng tại vùng chè phúc xuân, sông cầu, đại từ thái nguyên (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w