Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà giang (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

2.2. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Ch

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

28

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn tại VietinBank Hà Giang giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tổng huy động vốn 1.787 100% 1.613 100% 1.691 100%

Phân theo đối tượng khách hàng Tiền gửi của các tổ

chức kinh tế 273 15,3% 258,1 16% 267 15,8%

Tiền gửi của dân cư 1.492 83,5% 1.334 82,7% 1.405 83,1%

Các nguồn khác 22 1,2% 20,9 1,3% 19 1,1%

Phân theo loại tiền

Tiền gửi VNĐ 1.412 79% 1.268 78,6% 1.353 80%

Tiền gửi ngoại tệ 375 21% 345 21,4% 338 20%

(Nguồn: Báo cáo thường thường niên của Ngân hàng VietinBank Hà Giang)

Nhận xét:

Trong cơng tác huy động vốn, mặc dù ln có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NHTM trong việc đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng nên nguồn vốn huy động của chi nhánh đều giữ ở mức ổn định dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 trong năm 2020-2021.

Trong năm 2019 Ngân hàng đạt được nhiều thành công trong công tác huy động vốn, tổng nguồn vốn huy động được trong năm là 1.787 tỷ đồng, trong đó nguồn huy động vốn từ tổ chức kinh tế đạt con số huy động là 273 tỷ đồng, năm 2020 giảm 5,5% tương ứng 14,9 tỷ đồng. Năm 2021 tỷ lệ tăng 3,5% so với năm 2020 tương ứng mức là 8,9 tỷ đồng. Tuy có sự giảm nhẹ của hai năm 2020-2021 so với cùng kì năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng cũng được coi là ổn định trong ba năm qua.

Nhìn từ góc độ tỷ trọng cơ cấu, có thể thấy được huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm lí do vì trong hai năm qua do biến đổi của thị trường và tác động dịch Covid-19 hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp như: sản xuất kinh

29

doanh, thi cơng cơng trình xây dựng đều có phần bị trì hỗn nên các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng có phần sụt giảm so với năm 2019. Sự chênh lệch lớn giữa tiền gửi của các tổ chức kinh tế và của người dân đến từ thách thức của thị trường huy động vốn doanh nghiệp cũng như chính sách chiến lược của ngân hàng nhưng nếu vẫn tiếp tục duy trì sự chênh lệch lớn sẽ đem lại những ảnh hưởng không tốt, đặc biệt với sự biến động liên tục của nền kinh tế hiện tại.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà giang (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)