Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà giang (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

2.2. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Ch

2.2.3. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.3: Kết cấu dư nợ theo thời gian của VietinBank Hà Giang

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tổng dư nợ 908 100% 995 100% 962 100%

Nợ ngắn hạn 447 49,2% 465 46,7% 453 47,1%

Nợ trung hạn 155 17,1% 173 17,4% 168 17,5%

Nợ dài hạn 306 33,7% 357 35.9% 341 35,4%

(Nguồn: Báo cáo thường thường niên của Ngân hàng VietinBank Hà Giang)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng ta thấy, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua cho thấy chi nhánh đã đầu tư nhiều hơn vào chất lượng tín dụng. Cụ thể:

Năm 2019 dư nợ cho vay tín dụng ngắn hạn đạt 447 tỷ đồng chiếm 49,2% tổng dư nợ cho vay tín dụng. Dư nợ cho vay tín dụng ngắn hạn của năm 2020 là 465 tỷ đồng chiếm 46,7% tổng dư nợ cho vay tín dụng, tăng 18 tỷ tương ứng 4% so với cùng kỳ năm 2019 nguyên nhân tăng là do KHCN và KHDN vay Ngân hàng để có thể trả chi phí cho nhân viên và thanh tốn tiền hàng. Vì năm 2020 là đỉnh điểm dịch Covid-19, trên địa bàn tỉnh Hà Giang ít nhiều cũng bị ảnh hưởng của dịch nên việc vận chuyển

31

vật liệu diễn ra chậm trễ và khó khăn làm mất nhiều thời gian, tiền bạc. Tác động của dịch khiến các cơng trình xây dựng có tiến độ thi cơng chậm, kế hoạch hoàn thiện sẽ lâu hơn điều đó làm mất nhiều chi phí cho nhân công.

Năm 2021 dư nợ cho vay tín dụng ngắn hạn là 453 tỷ đồng giảm 12 tỷ đồng tương ứng giảm 2,6% so với năm 2020. Nền kinh tế đã có dấu hiệu tích cực hơn so với năm 2020, nhưng chưa cải thiện được so với năm 2019 vì dịch bệnh đã quay trở lại từ cuối tháng 4/2021 đã khiến tổng dư nợ của năm 2021 là 962 tỷ đồng tăng 54 tỷ đồng tương ứng 6% so với cùng kì năm 2019.

Bảng 2.4: Dư nợ theo đối tượng kinh tế giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Tỷ đồng

Tiêu chí

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tổng dư nợ 908 100% 995 100% 962 100%

KHDN 232 25,6% 282 28,6% 275 29,2%

KHCN 676 74,4% 703 71,4% 667 70,8%

(Nguồn: Báo cáo thường thường niên của Ngân hàng VietinBank Hà Giang)

232 282 275 667 703 667 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2019 2020 2021 Đơn vị: Tỷ đồng

Khách hàng Doanh Nghiệp Khách hàng Cá Nhân

32

Nhận xét:

Xét về cơ cấu vay theo đối thành phần kinh tế: Ta thấy khu vực vay cá nhân vẫn là nhóm có tỷ trọng vay lớn nhất khi tồn bộ tỷ trọng vay của nhóm này đều đạt trên 70%. Ngun nhân chính do tình trạng khó khăn của doanh nghiệp trong những năm vừa qua, các hoạt động vay của doanh nghiệp cũng như cá nhân đều dựa vào vay thế chấp theo tài sản cá nhân đã khiến cho nhóm vay cá nhân tăng mạnh, trong khi vay doanh nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn này.

Bảng 2.5: Dư nợ theo lĩnh vực cho vay giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Tỷ đồng

Tiêu chí

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tổng dư nợ 908 100% 995 100% 962 100%

Công nghiệp 334 36,8% 345 34,7% 342 35,6%

Nông nghiệp 259 28,5% 364 33,6% 305 31,7%

Thương mại 315 34,7% 286 28,7% 315 32,7%

(Nguồn: Báo cáo thường thường niên của Ngân hàng VietinBank Hà Giang)

Nhận xét:

Xét về cơ cấu vay theo lĩnh vực cho vay: Ta thấy năm 2020 ngành công nghiệp đạt 345 tỷ đồng tăng 30 tỷ đồng so với năm 2019, về nông nghiệp đạt 364 tỷ đồng tăng 105 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái và về ngành thương mại đạt 286 tỷ đồng giảm 48 tỷ đồng so với năm 2019. Lý do năm 2020 các ngành nơng nghiệp có sự tăng giảm ở đây là do tình hình dịch bệnh khiến Trung Quốc có phần khó khăn sản xuất và chế biến lượng thực, thực phẩm, và dựa theo việc Hà Giang chủ yếu giao thương với Trung Quốc đã khiến nhiều người vay vốn để có thể xây dựng những trang trại chăn nuôi, trồng trọt để xuất khẩu sang Trung Quốc, về công nghiệp như việc sản xuất các quặng, khai thác khống sản,… có phần bị trì trệ mặc dù sản xuất số lượng ít hơn do Trung Quốc ít nhập khẩu nhưng vẫn phải hoạt động nhà máy và trả tiền lương cho công nhân điều này khiến ngành công nghiệp vay nhiều hơn so với năm 2019, về thương mại do

33

ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh nên việc xuất nhập khẩu cũng có phần giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Sang đến năm 2021 nền kinh tế có phần được cải thiện và dịch bệnh cũng ổn định hơn trước nên tổng dư nợ ít hơn so với năm 2020, về ngành cơng nghiệp đạt 342 tỷ đồng giảm 3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, về nông nghiệp đạt 305 tỷ đồng giảm 59 tỷ đồng so với năm 2020 và ngành thương mại đạt 315 tỷ đồng tăng 29 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà giang (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)