- Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình
Nước là yếu tố môi trường rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngơ Trong q trình sinh trưởng phát triển, cây ngơ đị
và phát triển của cây ngơ. Trong q trình sinh trưởng phát triển, cây ngơ địi hỏi một lượng nước khá lớn để quang hợp tạo ra vật chất khô. Một cây ngơ trong vịng đời cần phải có 200 lít nước để sinh trưởng và tạo năng suất. Một ha ngô cần một lượng nước từ 3000 - 4000 m3 tương đương với lượng mưa từ 300 - 400 mm được phân bố đều trong suốt vụ.
Ngơ là cây trồng cạn có bộ rễ phát triển nhanh nên có khả năng hút nước khoẻ và nhiều hơn so với các loại cây trồng cạn khác. Không những vậy cây ngơ cịn có khả năng sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả. Do đó lượng nước cần thiết để cây ngơ tạo ra một đơn vị chất khơ rất thấp. Để hình thành 1 đơn vị vật chất khô, cây ngô cần 260 đơn vị nước đối với vùng ít nước và 349 đơn vị nước đối với vùng mưa nhiều. Lượng nước này ít hơn nhiều so với cây lúa, cây lúa cần 400 - 500 đơn vị nước.
Cây ngô là cây sinh trưởng nhanh mạnh, tạo ra khối lượng chất xanh lớn nên cần nước trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhu cầu về nước và khả năng chịu hạn của cây ngô qua từng thời kỳ có sự khác biệt nhau.
- Giai đoạn từ 7- 8 lá cây ngô cần lượng nước tương đương với lượng mưa 60 - 80mm.
- Giai đoạn 7 - 8 lá đến sau trổ cờ 15 ngày cây ngô cần lượng nước tương đương với lượng mưa 100 - 120mm.
- Giai đoạn sau trổ 15 ngày đến khi chín cây ngơ cần lượng nước tương đương với lượng mưa 20 - 60mm.
Do đó nếu bị hạn trong giai đoạn 7 - 8 lá đến sau trổ 15 ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất của ngô.
Ngô là cây cần nhiều nước nhưng rất nhạy cảm với ẩm độ đất. Trong các thời kỳ sinh trưởng, thời kỳ cây con tuy có nhu cầu nước lớn nhưng rất mẫn cảm với ẩm độ đất. Vào thời kỳ này chỉ cần ngập nước 1- 2 ngày cây ngơ có thể bị chết. Do đó phải duy trì ẩm
độ thích hợp cho cây con sinh trưởng. Nguyên nhân cây con dễ bị chết khi bị ngập úng là do đỉnh sinh trưởng của thân còn nằm dưới đất.
Qua kết quả theo dõi thời tiết khí hậu vụ đơng 2011 tại Thái Nguyên cho thấy tháng 9 lượng mưa lớn đạt 284,7 mm và tháng 10 đạt 103,8 mm làm giảm tỷ lệ mọc mầm của hạt và cây con giai đoạn đầu nên cây sinh trưởng chậm. Thời kỳ trỗ cờ, tung phấn, phun râu nhu cầu nước của cây ngô lớn nhưng lượng mưa tháng 11, 12 rất thấp chỉ đạt từ 4,3 - 5,4 mm vì vậy chúng tơi phải tưới nước bổ xung nhiều vào giai đoạn này. Tháng 1, 2 (năm 2012) có lượng nước đạt từ 18,6 - 48,8 mm, mặc dù lượng mưa thấp nhưng mưa nhỏ kéo dài, ảnh hưởng đến q trình chín của hạt.