Bảng 4.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bó nở thời kỳ 7-9 lá đến thời gian sinh trưởng của giống ngô lai LVN99, vụ đông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 9 lá đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99, vụ đông năm 2011 tại trường ĐHNLTN (Trang 36 - 41)

- Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bó nở thời kỳ 7-9 lá đến thời gian sinh trưởng của giống ngô lai LVN99, vụ đông

giống ngô lai LVN99, vụ đông 2011

Sinh trưởng, phát triển là phản ứng của cây đối với điều kiện mà nó được ni dưỡng. Theo Sabbinin, sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc (các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới) thường dẫn tới tăng kích thước của cây. Cịn phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua các q trình sống của mình. Đây là hai mặt của một quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy nhau và không thể tách rời.

Mỗi cây trồng điều cần một khoảng thời gian nhất định để sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên thời gian đó dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, mùa vụ, điều kiện sinh thái, kỹ thuật canh tác. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngơ được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng - Vegetative (V): là giai đoạn đầu tiên của cây ngơ, được tính từ thời kỳ mọc đến thời kỳ trổ.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực - Reproductive (R): được tính từ phun râu đến chín sinh lý.

Qua theo dõi về thời gian sinh trưởng và phát triển của giống ngơ LVN99 trong thí nghiệm bón phân đạm chúng tơi thu được kết quả sau.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kỳ 7 - 9 lá đến thời gian sinh trưởng của giống ngô lai LVN99, vụ đông 2011 sinh trưởng của giống ngô lai LVN99, vụ đông 2011

CT Thời gian gieo đến...(ngày)

Mọc Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín sinh lý

2 8 69 71 72 132

3 8 70 71 72 133

4 8 71 73 73 134

5 8 71 73 74 135

4.2.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc

Thời gian mọc được tính từ khi gieo đến lúc cây nhú lên khỏi mặt đất. Đây là giai đoạn đầu tiên để bắt đầu vịng đời của cây ngơ, nó có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và sinh sống của cây. Nảy mầm là quá trình chuyển từ trạng thái ngủ nghỉ của hạt sang trạng thái sinh trưởng, phát triển một cơ thể mới. Trong giai đoạn này hạt ngô diễn ra hàng loạt các hoạt động về sinh lý, sinh hoá. Điều kiện cần và đủ để hạt ngô nẩy mầm là: nhiệt độ, ẩm độ, ơxy do đó giai đoạn này thể hiện mỗi quan hệ giữa hạt giống với nhiệt độ, ẩm độ môi trường. Vì vậy, trước khi gieo hạt cần phải làm đất tươi xốp thống khí và đảm bảo độ ẩm từ 60 - 80%.

Qua số liệu bảng 4.2 ta thấy trên đồng ruộng thời gian từ gieo đến mọc mầm của các công thức là như nhau đều là 8 ngày. Do nhiệt độ khá cao và lượng mưa lớn nên tỷ lệ nảy mầm của ngô thấp, ngô sinh trưởng chậm.

4.2.2. Giai đoạn từ gieo đến trỗ

Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của cây ngô được gọi la giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất của các giống ngô. Khi cây trổ cờ được coi là kết thúc thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, giai đoạn này kết thúc khi nhánh cuối cùng của bơng cờ đã thấy rõ hồn tồn. Ở giai đoạn này cây ngơ ngừng sinh trưởng thân lá, các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ đều tập chung vào cơ quan sinh sản. Cây ngơ cần nhiều nước để giúp cho q trình vận chuyển dinh dưỡng để hình thành hạt. Độ ẩm phù hợp ngô trong giai đoạn này là khoảng 80%.

Qua số liệu ở bảng 4.1 và 4.2 cho thấy: Thời kỳ trỗ cờ có nhiệt độ và ẩm độ tương đối phù hợp với quá trình trỗ cờ, nhưng lượng mưa thấp đã ảnh hưởng đến chất lượng hạt phấn, giảm đáng kể đến năng suất ngơ tham gia thí nghiệm. Các cơng thức có thời gian trổ cờ biến động từ 69 - 71 ngày. Trong đó cơng thức 4 và 5 có thời gian trổ cờ cao nhất là 71 ngày dài hơn công thức đối chứng 2 ngày. Đa số các cơng thức đều có thời gian cao hơn so với cơng thức đối chứng.

4.2.3. Giai đoạn gieo đến tung phấn và phun râu

- Giai đoạn tung phấn

Ngô ngừng sinh trưởng thân lá vì lúc này các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ đều tập trung vào cơ quan sinh sản. Ở điều kiện ngồi đồng ruộng, cây ngơ tung phấn sự tung phấn của cây ngô thường xuyên xảy ra từ 8-10h sáng và từ 14- 16h chiều. Mùa hè kéo dài từ 5 - 8 ngày. Mùa đông ngô tung phấn trong khoảng 10 - 12 ngày. Giai đoạn này yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa) rất nghiêm ngặt, nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này là 20 - 22, ẩm độ 80%, nếu gặp điều kiện bất thuận như hạn và nắng nóng sẽ bị giảm tỷ lệ hạt/ bắp do đó sẽ làm giảm năng suất ngô.

Qua bảng 4.2 ta thấy: Thời gian từ gieo đến tung phấn của giống ngô LVN99 dao động không lớn, từ 70 - 73 ngày. Trong đó cơng thức 4 và 5 có thời gian tung phấn dài nhất là 73 ngày. Các cơng thức cịn lại thì tương đương nhau và đều có thời gian tung phấn cao hơn công thức đối chứng.

- Giai đoạn phun râu

Là giai đoạn râu bắt đầu khi có một vài râu ngơ đã xuất hiện nhìn thấy ở ngồi lá bi. Phun râu được xác định khi vịi nhụy dài 2 - 3cm, sự phun râu của ngô từ dưới lên trên, râu ngô nhận hạt phấn để thụ tinh hình thành hạt. Số nỗn được thụ tinh được xác định ở thời kỳ này. Những nỗn khơng thụ tinh sẽ khơng có hạt và sẽ bị thối hố, gây nên hiện tượng ngơ đi chuột. Đối với cây ngơ thì khoảng cách giữa tung phấn và phun râu càng ngắn càng có lợi cho thụ phấn để hình thành hạt ngơ.

Qua bảng 4.2 ta thấy: thời gian từ gieo đến phun râu của giống LVN99 trong các cơng thức thí nghiệm biến động từ 71 - 74 ngày. Với các mức đạm khác nhau bón vào các giai đoạn khác nhau thì thời gian từ khi gieo đến phun râu của giống LVN99 là khác nhau. Trong đó cơng thức 5 có thời gian từ gieo đến phun râu cao nhất 74 ngày, cao hơn so với đối chứng 3 ngày. Các cơng thức cịn lại đều có thời gian từ gieo đến phun râu cao hơn công thức đối chứng từ 72 - 73 ngày. Khoảng cách từ tung phấn đến phun râu của giống ngơ thí nghiệm giao động từ 0 - 2 ngày, thuận lợi cho q trình thụ tinh của ngơ..

4.2.4. Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi gieo đến khi chín sinh lý. Thời kỳ chín sinh lý được xác định khi xuất hiện chấm đen ở chân hạt, khi cây ngơ chín sinh lý

vật chất khô trong hạt đạt trọng lượng tối đa. Thân lá, và lá bi chuyển sang màu vàng, khô dần đi, lúc này độ ẩm hạt giảm xuống chỉ còn 30 - 35%.

Qua bảng 4.2 ta thấy: trong thời gian này thì nhiệt độ xuống thấp tháng 1 - 2/2012 chỉ đạt 14,2 - 15,60C và lượng mưa cũng giảm xuống thấp tháng 1 - 2/2012 chỉ đạt 48,8 - 18,6mm nên do đó ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành hạt và kéo dài thời gian chín sinh lý. Thời gian sinh trưởng của các cơng thức bón đạm khác nhau dao động từ 132 - 135 ngày. Trong đó cơng thức 5 có thời gian sinh trưởng cao nhất 135 ngày, cao hơn so với đối chứng 3 ngày. Các cơng thức cịn lại đều có thời gian sinh trưởng cao hơn cơng thức đối chứng và biến động trong khoảng 133 - 134 ngày. Thời gian sinh trưởng có xu hướng tăng theo lượng đạm bón vào thời kỳ 7 - 9 lá.

4.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kỳ 7 -9 lá đến Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô LVN99, vụ đông 2011 cây của giống ngô LVN99, vụ đông 2011

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng. Qua theo dõi chiều cây ở từng thời kì chúng tơi thu được kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kỳ 7 -9 lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô LVN99, vụ đông 2011

Đơn vị: cm/ngày

Công thức

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống ngô LVN99 sau trồng…….

20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày

1 (đ/c) 1,16 2,71 4,46 4,16

2 1,34 3,08 5,44 6,07

3 1,50 3,41 5,78 5,47

4 1,52 3,13 4,98 5,76

Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kỳ 7 -9 lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống LVN99, vụ đông 2011

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây ngô thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng. Thời kỳ đầu thân phát triển rất chậm, giai đoạn sau thân phát triển nhanh dần, đặt biệt là ở thời kỳ trước trổ thân phát triển rất nhanh, một ngày đêm có thể tăng 5 - 8 cm. Sau đó thân phát triển chậm dần và dừng hẳn sau khi thụ tinh. Đây là chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của quần thể, từ đó có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý, kịp thời để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được theo dõi từ sau trồng 20 ngày. Thông qua các lần đo chiều cao cây ở giai đoạn 20, 30, 40 và 50 ngày sau trồng chúng tôi xác định được tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống ở bảng 4.3.

* Giai đoạn từ 20 ngày sau trồng: tốc độ tăng trưởng về chiều cao cây của các công thức đều chậm, biến động từ 1,16 - 1,52 cm/ngày tốc độ tăng trưởng chậm nhất là công thức đối chứng với 1,16 cm/ngày. Các cơng thức cịn lại đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn cơng thức đối chứng biến động trong khoảng 1.32 - 1.52 cm/ngày.

* Giai đoạn từ 30 ngày sau trồng: các cơng thức có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các công thức tăng dần, biến động từ 2,71 - 3,41 cm/ngày. Trong đó cơng thức 3 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 3,41 cm/ngày, cơng thức đối chứng có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 2,71 cm/ngày. Các cơng thức cịn lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn công thức đối chứng biến động 3,08 - 3,39 cm/ngày.

* Giai đoạn 40 ngày sau trồng: các công thức có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến động từ 4,46 - 5,78 cm/ngày, trong đó cơng thức 3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt cao nhất là 5,78 cm/ngày, cao hơn công thức đối chứng 1,32 cm/ngày, thấp nhất là công thức 4 chỉ đạt 4,98 cm/ngày nhưng vẫn cao hơn công thức đối chứng 0,52 cm/ngày.

* Giai đoạn sau trồng 50 ngày: Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất, do lượng đạm bón ở thời gian 7 - 9 lá của các cơng thức thí nghiệm khác nhau nên giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các cơng thức thí nghiệm đã có sự khác nhau, biến động từ 4,16 - 6,07 cm/ngày. Trong đó cơng thức 2 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt cao nhất là 6,07 cm/ngày, cao hơn công thức đối chứng là 1,91 cm/ngày. Thấp nhất là công thức 3 có tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 5,47 cm/ngày, nhưng vẫn cao hơn công thức đối chứng 1,31 cm/ngày. Ở thời kỳ này các ngô đã dần ổn định về chiều cao nên tốc độ tăng trưởng sẽ chậm dần.

4.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón ở thời kỳ 7 - 9 lá đến đặc điểm hình thái, sinh lý của giống ngô lai LVN99, vụ đông 2011 của giống ngô lai LVN99, vụ đông 2011

Ngơ thuộc họ hồ thảo có nhiều đặc điểm giống các loại cây trồng khác trong cùng họ hàng đặc biệt là các đặc điểm hình thái. Đặc điểm hình thái cây bao gồm các đặc điểm về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá/ bắp,... Các đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến năng suất, tính chống chịu và khả năng thích nghi để tồn tại của cây.

Qua kết quả theo dõi một số đặc điểm về hình thái và sinh lý chúng tơi thu được kết quả ở bảng 4.3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ 7 9 lá đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99, vụ đông năm 2011 tại trường ĐHNLTN (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w