Ước lượng các đặc trưng thống kê và lượng tin của các dấu hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện và mở rộng phạm vi áp dụng một số phương pháp nhận dạng hiện đại trong xử lý phân tích tài liệu địa vật lý hàng không (Trang 40 - 43)

2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NHẬN DẠNG TRONG XỬ LÝ TỔ HỢP SỐ

2.1.3. Ước lượng các đặc trưng thống kê và lượng tin của các dấu hiệu

Để xử lý tổ hợp các số liệu bằng phương pháp nhận dạng có mẫu chuẩn thì cơng việc quan trọng mang tính quyết định là lựa chọn các mẫu chuẩn và xác định các đặc trưng thống kê các trường địa vật lý của chúng.

Các mẫu hay đối tượng chuẩn là phần diện tích ở đó bằng các số liệu khoan và các số liệu địa chất khác đã xác định được bản chất địa chất của các đối tượng gây ra trường địa vật lý. Tùy thuộc vào các mục đích nghiên cứu khác nhau mà các đối tượng chuẩn được lựa chọn khác nhau. Ví dụ, khi mục tiêu nghiên cứu là tìm kiếm khống sản thì đối tượng chuẩn có thể là một vùng quặng, một trường quặng, một mỏ quặng hay một vỉa quặng. Còn khi khảo sát địa vật lý phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chất thì các đối tượng mẫu có thể là diện tích phát triển một loại đá nào đó.

Dựa vào các giá trị trường quan sát được trên các đối tượng chuẩn người ta tiến hành xác định các đặc trưng thống kê của trường cho từng loại đối tượng [51]. Các đặc trưng này bao gồm:

- Đường cong biến phân (hàm phân bố mật độ xác suất thực nghiệm).

- Kỳ vọng và phương sai của trường (thông qua đường cong biến phân). Ngoài ra, khi cần người ta cịn tính cả hệ số tương quan giữa các dấu hiệu, phương chủ đạo của các dị thường…

Điều đặc biệt cần lưu ý để cơng tác phân tích nhận dạng đạt hiệu quả tốt thì cần lựa chọn các đối tượng chuẩn sao cho các diện tích tồn tại đối tượng chuẩn phải nằm xen kẽ với các phần diện tích khảo sát cần nhận dạng.

Đối với nhóm các phương pháp nhận dạng khơng có đối tượng chuẩn để xác định các đặc trưng thống kê của trường người ta chia khu vực khảo sát thành các diện tích cơ sở - cửa sổ. Kích thước của các diện tích cơ sở hay số lượng điểm quan sát trên mỗi diện tích cơ sở được lựa chọn dựa vào tỉ lệ bản

đồ và kích thước dị thường mà các đối tượng trường tạo ra. Diện tích cơ sở có thể nhỏ nhất cần chọn để trong tương lai có thể đề nghị (hoặc khơng đề nghị) đưa vào thăm dò hoặc khảo sát chi tiết. Diện tích cơ sở cũng có thể xem như cửa sổ trượt, các đặc trưng thống kê của trường trong cửa sổ đó được gán cho điểm trung tâm cửa sổ.

2.1.3.2. Lượng tin của dấu hiệu

Lượng tin của dấu hiệu là khả năng mà dấu hiệu đó có thể phân biệt được các đối tượng khác nhau với nhau. Khả năng này phụ thuộc vào việc các đối tượng của cùng một lớp có thường xuyên cho những giá trị cố định của dấu hiệu đó hay khơng và các giá trị đó có phân bố rộng ra ngồi giới hạn của các đối tượng của lớp đó hay khơng.

Người ta đưa ra các khái niệm lượng tin từng phần, lượng tin tổng (tích phân) và lượng tin tổng hợp. Lượng tin từng phần là lượng tin của những dải giá trị hay của nhóm các giá trị riêng biệt của một dấu hiệu nhất định. Lượng tin tổng là lượng tin chứa toàn bộ các giá trị của một dấu hiệu (một loại trường) nào đó. Cuối cùng lượng tin tổng hợp là lượng tin tính cho những dạng kết hợp khác nhau của nhiều dấu hiệu.

Trong q trình nhận dạng khơng phải mọi dấu hiệu trường đều quan trọng như nhau, thậm chí có những dấu hiệu trường địa vật lý hoàn tồn khơng chứa thơng tin về đối tượng khảo sát và có thể là những dấu hiệu nhiễu làm mờ nhạt đi các thơng tin hữu ích. Khi đưa các dấu hiệu này vào sử dụng để nhận dạng không làm tăng mà ngược lại làm giảm chất lượng nhận dạng đối tượng. Chính vì vậy, trong q trình xử lý cần tiến hành đánh giá lượng tin của từng dấu hiệu để từ đó chọn ra những dấu hiệu có lượng tin cao đưa vào xử lý và loại bỏ những dấu hiệu có lượng tin thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện và mở rộng phạm vi áp dụng một số phương pháp nhận dạng hiện đại trong xử lý phân tích tài liệu địa vật lý hàng không (Trang 40 - 43)