Phân tích thử nghiệm phương pháp Tần suấ t Nhận dạng 74 

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện và mở rộng phạm vi áp dụng một số phương pháp nhận dạng hiện đại trong xử lý phân tích tài liệu địa vật lý hàng không (Trang 78 - 85)

4.2. THỬ NGHIỆ M2 PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG MỚI TRONG

4.2.1. Phân tích thử nghiệm phương pháp Tần suấ t Nhận dạng 74 

Phương pháp Tần suất - Nhận dạng được sử dụng phân tích thử nghiệm trên các vùng số liệu thực tế đã có những nhận định chi tiết để kiểm nghiệm khả năng ứng dụng của phương pháp. Dữ liệu ban đầu sử dụng để phân tích

phương án trước đây (các dị thường và cụm dị thường xạ là tài liệu quan trọng nhất trong nhóm này), cùng với các số liệu mở rộng để đưa vào xử lý. Nhóm các số liệu mở rộng sử dụng trong nhận dạng theo phương pháp này bao gồm: số liệu trường xạ (4 kênh), số liệu trường từ, và nhiều các tham số biến đổi trung gian. Tham số biến đổi trung gian là tỉ số hàm lượng các nguyên tố, các tỉ số này được sử dụng làm các dấu hiệu để tìm hiểu về đặc điểm phân bố của các trường phóng xạ. Trong các đá khơng biến đổi của vỏ Trái Đất các tỉ số này thường khá ổn định và chỉ thay đổi trong các dải khá hẹp. Ở những đới đá biến đổi, giá trị của các tỉ số này sẽ vượt ra khỏi các dải đó, do vậy thơng qua các dấu hiệu này cũng có chứa những thơng tin phục vụ tốt cho cơng tác khoanh định các đới đá biến đổi. Các tham số biến đổi trung gian cơ bản nhất là chỉ số F, các tham số U/Th, Th/K, U/K, U.Th/K, U/Tc, Th/Tc, K/Tc và nhiều các tham số khác.

4.2.1.1. Phân tích thử nghiệm phương pháp Tần suất - Nhận dạng mới cho trường hợp đã biết đối tượng đối sánh.

Vị trí địa lí đối tượng phân tích thử nghiệm

Khu vực nghiên cứu gồm 3 xã An Hải, Phước Hải, Phước Hữu thuộc huyện Ninh Phước và 6 xã thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Phía Bắc khu vực nghiên cứu được ngăn cách bởi sơng Cái, phía Đơng giáp với biển Đơng, phía Nam và phía Tây giáp với tỉnh Bình Thuận (Hình 4.1).

Diện tích khu vực nghiên cứu khoảng 600 km2 được giới hạn bởi tọa độ địa lý: 110 21’34’’ - 110 33’00’ vĩ độ Bắc

Hình 4.1. Vị trí khu vực thử nghiệm phương pháp Tần suất - Nhận dạng

(nguồn Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận)

Đặc điểm địa lí tự nhiên: địa hình núi thấp và đồi nhỏ phân bố chủ yếu ở phần Tây Nam và kéo dài ra tận bờ biển. Chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu là đồng bằng. Mạng lưới sơng ngịi trong vùng khá phong phú.

Chọn đối tượng mẫu để tiến hành nhận dạng là vùng Nhị Hà (Vùng 6 trên Hình 4.2), tọa độ 11°27′33″ vĩ độ Bắc và 108°53’55″ kinh độ Đơng, có triển vọng khống sản thiếc, vonfram, sulfur và được đánh giá là vùng có triển vọng khống sản loại B theo các nghiên cứu chi tiết trước đó ở khu vực này.

Đối tượng đối sánh đã biết trong trường hợp này là 5 đối tượng được khoanh định theo kết quả nghiên cứu trước là các đối tượng tương đồng với đối tượng mẫu. Vị trí và diện tích của 5 đối tượng được trình bày trên Hình 4.2 (các đối tượng 1, 2, 3, 4, 5). Ngoài ra sử dụng một vùng làm đối tượng đối sánh mà không tương đồng với đối tượng mẫu (Vùng KD trên Hình 4.2), đây là một vùng đã được đánh giá là khơng có cùng đặc điểm với đối tượng mẫu (vùng Nhị Hà).

Kết quả sử dụng phương pháp phân tích Tần suất - Nhận dạng đối với đối tượng mẫu vùng Nhị Hà và 6 đối tượng đối sánh như sau:

- Sử dụng số liệu đầu vào bao gồm 16 tính chất: Các hàm lượng: U, Th, K, Tg, các hệ số biến đối trung gian U/Th, U/K, Th/K, U/Tg, Th/Tg, K/Tg, F=U*Th/K, Th*K/U, U*th/Tg, U*K/Tg, Th.K/Tg, và cường độ từ trường.

- Tiến hành phân tích trên đối tượng mẫu với ngưỡng Pm = 75% ta được 6 tính chất đại diện nhất cho đối tượng mẫu sắp xếp theo thứ tự giảm dần tỷ trọng thơng tin. Kết quả được trình bày trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Giá trị tỷ trọng cho 6 tính chất đại diện cho đối tượng mẫu

STT Tính

chất

Tỷ trọng thông

tin (Im*) Ghi chú

1 K/Tg 0,6562 max 2 K 0,6562 3 F 0,5656 4 U/Th 0,517 5 Th/Tg 0,5137 6 U/Tg 0,4993

- Từ tổ hợp 6 tính chất đại diện cho đối tượng mẫu đã được lựa chọn thực hiện phương pháp để xác định hệ số đồng dạng cho 6 đối tượng đối sánh. Kết quả đạt được thể hiện trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả phân tích hệ số đồng dạng của 6 đối tượng đối sánh STT Tên đối tượng Hệ số đồng dạng P*m (%) Ghi chú 1 Đt 1 86,92 % 2 Đt 2 78,47% 3 Đt 3 84,15% 4 Đt 4 63,50% Khá thấp 5 Đt 5 79,43% 6 Đt KD 42,61% Không đồng dạng Nhận xét kết quả phân tích

Kết quả thử nghiệm với số liệu thực tế cho thấy: các đối tượng đã được đánh giá là tương đồng với đối tượng mẫu (đối tượng 6 vùng Nhị Hà) thì kết quả hệ số đồng dạng xác định được là phù hợp (nhỏ nhất là đối tượng 4). Trong khi đó kết quả phân tích chỉ ra đối tượng KD (đối tượng biết trước khơng đồng dạng với mẫu) có hệ số đồng dạng rất thấp so với đối tượng mẫu, điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện ban đầu đề ra.

Cùng với nhiều thử nghiệm khác trên lý thuyết và số liệu thực tế đo bay địa vật lý hàng khơng đã chỉ ra rằng khi có đủ lượng dữ liệu ban đầu thì hồn tồn có thể sử dụng phương pháp Tần suất - Nhận dạng nhằm mục tiêu đánh giá mức độ tương đồng của các đối tượng với một đối tượng mẫu và kết quả của phương pháp là một trong những thơng tin có giá trị cao góp phần làm sáng tỏ các đối tượng cần phân tích.

4.2.1.2. Phân tích thử nghiệm phương pháp Tần suất - Nhận dạng mới trong trường hợp tổng quát: khi không biết trước các đối tượng đối sánh

Với các nghiên cứu hồn thiện nội dung và thuật tốn và các thử nghiệm cụ thể về phương pháp Tần suất - Nhận dạng mới bằng số liệu lý thuyết và giả định cho thấy kết quả là khả quan. Phương pháp Tần suất - Nhận dạng đã được sử dụng phân tích thử nghiệm với số liệu thực tế ở một số vùng diện tích và cũng cho những kết quả nhận được rất tích cực. Một trong số các vùng đã được thử nghiệm là khu vực nhỏ thuộc tỉnh Ninh Thuận được trình bày ở phần trên.

Số liệu được sử dụng phân tích gồm 2 phần: thứ nhất là đối tượng mẫu được dùng với các số liệu hoàn toàn tương tự như phần trên (dùng đối tượng 6 vùng Nhị Hà làm đối tượng mẫu); thứ 2 là vùng diện tích thực hiện phân tích nhận dạng là tồn bộ vùng diện tích nghiên cứu này. Mỗi một điểm bay đo có trên diện tích khảo sát sẽ có 16 tính chất: trong đó có các tính chất trực tiếp ghi nhận từ quá trình bay đo như hàm lượng: U, Th, K, Tg, cường độ từ trường, và các hệ số biến đối trung gian U/Th, U/K, Th/K, U/Tg, Th/Tg, K/Tg, F=U*Th/K, Th*K/U, U*th/Tg, U*K/Tg, Th.K/Tg.

Thực hiện phân tích số liệu theo các nội dung đã trình bày trong Chương 3 đối với phương pháp phân tích Tần suất - Nhận dạng mới cho trường hợp chưa biết trước đối tượng đối sánh.

Phân tích đối tượng mẫu: chọn: 1 vùng diện tích hình chữ nhật nằm trong đối tượng mẫu và trích số liệu từ vùng tích này làm số liệu đối tượng mẫu. Tiến hành phân tích tương tự như Mục a - phần 4.2 để tìm được các tính chất đại diện nhất cho đối tượng mẫu.

Thực hiện khoanh định các đới diện tích đồng dạng với đối tượng mẫu từ kết quả phân tích theo phương pháp tần suất nhận dạng mới. Kết quả khoanh định được trình bày trên Hình 4.3.

Hình 4.3. Kết quả khoanh định các đới đồng dạng theo phương pháp tần suất nhận dạng mới

Nhận xét kết quả phân tích

Từ kết quả phân tích cho thấy ngồi khả năng khoanh định các đối tượng đồng dạng với đối tượng mẫu trên diện tích nghiên cứu, thì phương pháp cịn cho phép khoanh định lại, chính xác hóa ranh giới của đối tượng mẫu.

Các kết quả phân tích được cho đường ranh giới là tốt và phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đó (Hình 4.2) về khu vực này. Tuy nhiên, có một số sai lệch trong kết quả đặc biệt là ở đối tượng 4. Đường biên khoanh định được của đối tượng 4 là sai lệch khá nhiều so với Hình 4.2. Nguyên nhân có thể do bản thân hệ số đồng dạng của đối tượng 4 xác định được ở phần a (trường hợp biết trước đối tượng đối sánh) là khá nhỏ (63,5%) so với đối tượng mẫu.

Kết quả phân tích này và một số thử nghiệm với số liệu thực tế khác đã được thực hiện chỉ ra khả năng khả năng xử lý số liệu của Phương pháp Tần suất - Nhận dạng mới là đạt yêu cầu của một phương pháp nhận dạng hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện và mở rộng phạm vi áp dụng một số phương pháp nhận dạng hiện đại trong xử lý phân tích tài liệu địa vật lý hàng không (Trang 78 - 85)