Những hạn chế của phương pháp Tần suấ t Nhận dạng hiện tại 54 

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện và mở rộng phạm vi áp dụng một số phương pháp nhận dạng hiện đại trong xử lý phân tích tài liệu địa vật lý hàng không (Trang 58 - 62)

3.1. HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TẦN SUẤ T NHẬN DẠNG 50 

3.1.2. Những hạn chế của phương pháp Tần suấ t Nhận dạng hiện tại 54 

hiện tại

Phương pháp Tần suất - Nhận dạng hiện tại đã được xây dựng vẫn còn một số hạn chế cả về nội dung thuật toán cũng như phạm vi áp dụng.

Về nội dung thuật toán: Phương pháp mới chỉ được thực hiện khi đã

biết đối tượng đối sánh (cần có trước đối tượng nhận dạng), khi chưa biết đối tượng đối sánh thì phương pháp chưa sử dụng được. Nghĩa là, phương pháp mới dừng lại ở mức phân tích đối sánh, xác định mức độ đồng dạng của đối tượng đối sánh so với đối tượng mẫu khi cho biết đối tượng đối sánh mà chưa giải quyết được nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện, khoanh định ranh giới (diện tích) đối tượng đồng dạng và đánh giá mức độ đồng dạng của đối tượng trong trường hợp tổng quát. Nói cách khác, xét trên quan điểm một bài toán nhận dạng trong địa vật lý thì phương pháp Tần suất - Nhận dạng hiện tại như đã nêu, chưa phải là một phương pháp nhận dạng hồn chỉnh. Trong cơng bố ban đầu, năm 2007, người đề xuất chỉ mới đặt vấn đề “Một cách tiếp cận mới giải

quyết bài tốn nhận dạng trong xử lý - phân tích số liệu địa vật lý” [15]. Về phạm vi áp dụng: Trước khi Luận án được thực hiện phương pháp

Tần suất - Nhận dạng mới chỉ tiến hành xử lý - phân tích đối với hai dạng tài liệu, đó là tài liệu dị thường và cụm dị thường phổ gamma mà chưa được tiến hành xử lý, khai thác đối với các tài liệu bản đồ trường (bao gồm cả trường từ và trường phổ gamma hàng khơng. Bản đồ dị thường phổ gamma hàng khơng (Hình 3.1) được thành lập theo phương pháp mã hóa và phân loại dị thường. Bản đồ phân bố cụm dị thường phổ gamma hàng khơng (Hình 3.2) được thành lập theo phương pháp đánh giá và phân loại cụm dị thường. Các dị thường này còn được gọi là dị thường đơn hay dị thường điểm. Các bản đồ dị thường và cụm dị thường nói trên là những tài liệu đóng vai trị rất quan trọng trong tìm kiếm và dự báo khống sản đối với các đề án bay đo.

Hình 3.1. Sơ đồ các điểm dị thường tại một khu vực khảo sát (theo Báo cáo

Hình 3.2. Bản đồ phân bố cụm dị thường thành lập từ các điểm dị thường

đơn vùng bay đo Đơng Tuy Hịa (theo Báo cáo kết quả bay đo từ phổ gamma

Đối với mỗi đề án bay đo người ta phát hiện được hàng nghìn dị thường đơn, từ đó khoanh định được số lượng lớn các cụm dị thường (ví dụ: vùng bay Tuy Hịa có hơn 2000 dị thường đơn, được khoanh định thành 120 cụm dị thường và một số dị thường riêng lẻ đặc biệt). Công tác kiểm tra đánh giá các dị thường trên mặt đất (bao gồm kiểm tra sơ bộ và kiểm tra chi tiết) đối với mỗi đề án bay đo chỉ có thể tiến hành trên một số lượng rất hạn chế (vài chục cụm trên tổng số hàng trăm cụm dị thường). Làm thế nào để có thể đánh giá, dự báo triển vọng khoáng sản đối với các cụm dị thường chưa có điều kiện tiến hành công tác kiểm tra mặt đất. Phương pháp Tần suất - Nhận dạng hiện tại chính là một trong những công cụ hữu hiệu tham gia giải quyết nhiệm vụ này, trong đó các cụm dị thường chưa được kiểm tra mặt đất đóng vai trị là các đối tượng đối sánh đã biết. Tuy nhiên, trên mỗi một cụm dị thường số lượng các dị thường đơn thường không quá vài chục, nghĩa là đối với mỗi loại thông tin trên một cụm không quá vài chục số liệu (giá trị đo). Do vậy, việc tiến hành các phép toán thống kê như xây dựng đường cong biến phân, xác định kì vọng, phương sai, khoảng giá trị đặc trưng [51]... gặp khó khăn (độ chính xác khơng cao). Trong khi đó trên diện tích mỗi cụm dị thường số liệu các điểm đo trường lên đến hàng nghìn lại chưa được khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hoàn thiện và mở rộng phạm vi áp dụng một số phương pháp nhận dạng hiện đại trong xử lý phân tích tài liệu địa vật lý hàng không (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)