.Các phƣơng thức thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 26 - 28)

1.4.1. Mở rộng thị trƣờng

Liên tục mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp tự nâng cao đƣợc năng lực sản xuất, tối đa hoá sản lƣợng, cải thiện quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngồi. Bên cạnh đó phát triển môi trƣờng giao lƣu kinh tế với thế giới, là tiền đề để học hỏi phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, khẳng định vị thế của doanh nghiệp cũng nhƣ quốc gia.

Nghiên cứu kỹ lƣỡng thị trƣờng nƣớc ngoài qua các yếu tố nhƣ quy mô thị trƣờng, sức mạnh thị trƣờng, khả năng tiêu dùng, tốc độ tăng trƣởng... nắm rõ có yếu tố của thị trƣờng xuất khẩu để có kế hoạch cũng nhƣ chiến lƣợc phù hợp.

1.4.2. Cải thiện quy mô sản xuất

Các doanh nghiệp phải chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu với mục đích nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ giá trị sản phẩm xuất khẩu, hạn chế sản lƣợng xuất khẩu thô, thay vào đó là tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản

phẩm công nghiệp nhằm nâng cao tỷ trọng sản phẩm.

Tập trung cải thiện quy trình sản xuất cơng nghiệp hố hiện đại hoá, tối ƣu hoá sản lƣợng sản xuất bằng cách đầu tƣ vào công nghệ, tạo dây chuyền sản xuất đồng nhất, chuyên nghiệp từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu cho ra sản phẩm xuất khẩu.

Không chỉ cải thiện về công nghệ mà còn cẩn cải thiện về nguồn lao động, nguồn lao động phải có chun mơn bài bản, con ngƣời và cơng nghệ phải kết hợp với nhau để tạo nên sự thống nhất giữa các khâu lập kế hoạch đến khâu xuất, mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Nâng cao chất lƣợng, giá thành thông qua lợi thế kinh tế theo quy mô (economies of scale). Tăng sản lƣợng, giảm chi phí cố định và chi phí biến đổi, nâng cao cạnh tranh về giá, tăng lợi nhận.

1.4.3. Phát triển xúc tiến thƣơng mại

Xác định đƣợc những mặt lợi thế hàng xuất khẩu của doanh nghiệp mình để từ đó nâng cao đổi mới những phƣơng thức xúc tiến thƣơng mại để quảng bá, tạo hình ảnh đặc trƣng cho sản phẩm, tạo niềm tin khác hàng từ đó thúc đẩy lƣợng tiêu dùng tăng lên. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trƣờng ngày càng gay gắt hiện nay. Những cách thức phát triển xúc tiến thƣơng mại, quảng bá sản phẩm phổ biến hiện nay nhƣ hội hội chợ triển lãm trong nƣớc và quốc tế, quảng cáo qua thông tin đại chúng, báo chí, mạng internet, tham gia tài trợ những hoạt động xã hội...

1.4.4. Nghiên cứu chính sách

Tăng cƣờng theo dõi và nghiên cứu diễn biến các chính sách, pháp luật trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc xuất khẩu và phân tích những tác động đến sản xuất hàng hố của doanh nghiệp nhằm có những sự chuẩn bị, ứng phó và điều chỉnh một cách hợp lý. Tránh những thiệt hại thƣơng mại đáng tiếc và tạo đƣợc chuỗi liên kết từ các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đầu vào, đến các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Việc nghiên cứu chính sách giúp các doanh nghiệp ln chủ động trong mọi tình huống của hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 26 - 28)