1.4. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động thu hút FDI của TP Hà Nội và TP Hồ
1.4.2. Thành phố Hồ Chí Minh
A. Tổng quan về TP. Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn nhất nước ta, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học cơng nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế với khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ở phía Nam. Đồng thời, thành phố có cơ sở hạ tầng tương đối hồn thiện, đặc biệt là hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, hàng không… các dịch vụ chăm sóc y tế, bảo hiểm xã hội tốt, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngồi. Với vai trị là đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, các khu công nghệ cao hiện thu hút một lượng lớn vốn FDI với hơn 10 tập đồn, cơng ty cơng nghệ vào đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao như: Intel, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, FPT, Nipro, Datalogic, Samsung...hằng năm Thành phố đóng góp 30% tổng thu ngân sách cả nước. Sản lượng công nghiệp Thành phố chiếm khoảng 30% giá trị sản lượng toàn quốc và thu hút lớn vốn FDI cho cả nước.
Kinh tế thành phố tăng và ổn định qua các năm, GRDP tăng bình qn đạt 8,3%/năm, quy mơ GRDP của Thành phố năm 2020 ước chiếm 22,8% GDP cả nước và khoảng 48,4% GRDP của Vùng. GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 6.799 USD (cả nước ước trên 3.000 USD/người). Cơ cấu kinh tế ln duy trì tỷ trọng
17
hợp lý, khu vực dịch vụ thường xuyên giữ tỷ trọng lớn nhất trong GRDP, năm 2020 ước đạt 62,13%, vượt chỉ tiêu đề ra là 56% - 58%, khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 24,61%. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 là 12,17%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GRDP. Ước thực hiện tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 là 1.857.204 tỷ đồng, trong đó dự tốn thu ngân sách năm 2020 là 405.828 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước (khoảng 27%).
Năm 2021 do tình hình dịch bệnh, tình hình kinh tế của TP. Hồ Chí Minh có phần bị gảm, GRDP khoảng 1,299 triệu tỷ đồng (giá hiện hành) giảm 6,78% so với năm 2020 trong đó khu vực nơng lâm thủy sản giảm 13,68%, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 12,96%, khu vực thương mại dịch vụ giảm 5,5%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,43%, chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp (IIP) giảm 14,3%. Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm, công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 14,7%, sản xuất và phân phối điện giảm 4,9%, cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 3,8%.
Thành phố tích cực giải quyết việc làm cho người lao động ở các địa phương trong Vùng, giảm áp lực di dân trong độ tuổi lao động đến Thành phố qua việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của mình thực hiện đầu tư, góp phần hình thành nhiều khu cơng nghiệp tại các tỉnh trong Vùng.
B. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2021
Đặc biệt, cũng trong năm 2017, TP Hồ Chí Minh thu hút được một số dự án có vốn đầu tư lớn như: Khu phức hợp tại Khu chức năng số 2A trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm với vốn đầu tư 885,85 triệu USD, dự án KNT ASIA với vốn đầu tư 215 triệu USD, công ty TNHH Tech Mastery Việt Nam với vốn đầu tư 80 triệu USD. Trong các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh các dự án FDI được cấp mới thì hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất gần 50% với 1,01 tỷ USD; tiếp theo là công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 23,8% với 478,96 triệu USD; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy chiếm 14,1% với 284,2 triệu USD.
Năm 2017, công tác thu hút vốn FDI tại các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp và Khu Công nghệ cao của TP cũng đạt những thành tựu đáng kể với tổng vốn đầu tư vào Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất của TP đạt 432,5 triệu USD và gần 409,3 triệu USD đầu tư vào Khu Công nghệ cao.
Giai đoạn 2016 – 2019, FDI cũng liên tục tăng đầu tư với mực tăng trưởng bình quân gần 8,6%/năm.
18
Hình 1.1. Cơ cấu vớn đầu tư và đóng góp của doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2020
(Nguồn: UBND TP. Hồ Chí Minh) Khu vực FDI với cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực trong GRDP của thành phố là 14,2%, góp vốn mua cổ phần là 29,2 tỷ USD, đóng góp 18% GRDP của thành phố.
Năm 2021, tình hình COVID-19 diễn ra phức tạp nhưng TP. Hồ Chí Minh với mức tăng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi vẫn tăng cao so với cùng kỳ. Tính đến cuối tháng 12/2021, tổng vốn đầu tư nước ngồi vào TP. Hồ Chí Minh là 3,74 tỷ USD gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 14,2% so với năm trước. Nếu chỉ tính riêng dự án cấp mới và điều chỉnh vốn đầu tư thì số vốn năm 2021 đạt 1,81 tỷ USD, tăng 53,7% so với năm trước. Cấp phép mới có 633 dự án với vốn đăng ký đạt 686,6 triệu USD, vốn đăng ký bình quân một dự án đạt 1,08 triệu USD (năm 2020 là 0,67 triệu USD) chủ yếu tập trung chủ yếu doanh nghiệp bất động sản, thông tin truyền thơng và thương nghiệp. Trong đó ngành doanh bất động sản chiếm 31,2% về vốn đăng ký mới, tương đương 214,1 triệu USD, thông tin truyền thông chiếm 30,1%, vốn đăng ký là 206,6 triệu USD và thương nghiệp chiếm 17,9%, vốn đăng ký đạt 123,2 triệu USD.
C. Những kinh nghiệm thu hút FDI của TP. Hồ Chí Minh
Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ kết nối Thành phố với các tỉnh lân cận để đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố, làm động lực phát triển kinh tế của Vùng và cả
19
nước. Hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, hợp tác với các nước đầu tư xây dựng, phát triển các cơng trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lấy phát triển công nghiệp công nghệ cao làm mũi nhọn (công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo máy, cơ khí chính xác và tự động hố, vi điện tử…). Thành phố thu hút có chọn lọc các tập đồn, cơng ty có quy mơ lớn, có trình độ khoa học cơng nghệ cao vào đầu tư.
Cải cách hành chính được tăng cường, trong đó đáng chú ý là thực hiện cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại chỗ như đeo bám, phục vụ nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư tại các khu chế xuất, khu công nghiệp; hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình triển khai dự án.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, du lịch, cải tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng nên cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.