Các chính sách thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh (Trang 56)

1. Ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài

Để tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, các cơ quan lãnh đạo đã chủ động thực hiện nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp, xúc tiến hoạt động quảng bá kêu gọi đầu tư nguồn vốn FDI. Căn cứ theo chủ chương chính sách của đảng và nhà nước và tình hình thực tiễn, tỉnh đã tập trung định hướng vào các dự án hạ tầng, logistics, công nghệ thông tin – cơ sở dữ liệu, nông nghiệp, hạ tầng đô thị.

47

Hiện nay, Thuế suất ưu đãi chung đã được tăng lên về thời hạn, cụ thể 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm. Đối với các dự án đầu tư mới, thuộc nhóm các lĩnh vực chun mơn được ưu đãi, khuyến khích phát triển như phần mềm, năng lượng bền vững, dự án xử lý và bảo vệ môi trường sẽ được giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp theo đó.

Trường hợp ưu đãi thuế suất 20%, bao gồm doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư từ địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn. Áp dụng miễn thuế trong vịng 2 năm và giảm không quá 40% trong 4 năm tiếp theo.

Những ưu đãi nổi bất về thuế xuất nhập khẩu, từ giai đoạn 2016 – 2021, chính sách ưu đãi mới sẽ được áp dụng theo Luật Thuế xuất nhập khẩu năm 2016. Các dự án DN công nghệ cao, DN khoa học – công nghệ, tổ chức khoa học, được hỗ trợ miến thuế nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, linh kiện mà chứng minh được trong nước chưa thể sản xuất sẽ được gia hạn 5 năm tính từ thời điểm bắt đầu lắp ráp, sản xuất. Đối với lĩnh vực thiết bị y tế, nhà nước sẽ ưu tiên tạo điều kiện nghiên cứu.

Ưu đãi về đất đai được chia làm hai hình thức, giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất, áp dụng theo hai phương pháp. Thứ nhất, số tiền phải nộp sẽ được giảm ở các mức 20%, 30%, 50%. Thứ hai, miễn giảm thời hạn 7 năm, 11 năm, 15 năm. Từ 2014 – 2020 các ưu đãi về đất đai vẫn được sử dụng từ Luật đất đai 2013 và các nghị định cụ thể về sử dụng đất, tiền thuê đất, nước. Chính phủ năm 2017 đã ban hành thêm Nghị đinh 35/2017/NĐ- CP quy định tiền sử dụng đất, thuê đất, nước trong các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghệ cao, sẽ được hưởng mức ưu đãi hơn mức thông thường.

2. Hỗ trợ nhà đầ tư

Hiểu được tâm lý của nhà đầu tư khi thực hiện dự án, nắm bắt được những khó khăn mà họ phải trải qua. Cơ quan lãnh đạo các cấp tại tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kịp thời cho các chủ đầu tư. Bắt đầu từ giai đoạn đầu của dự án cho đến sau vận hành, tỉnh kịp thời phát hiện và đề ra một số giải pháp. Kết quả của sự nỗ lực đó đã giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian hoàn thiện thủ tục, tăng tốc độ giải ngân, nhanh chóng tìm được nguồn lực để đưa dự án đi vào hoạt động. Cụ thể theo trình tự tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ như sau:

Giải phóng mặt bằng: Cơ quan chức năng chuyên môn sẽ hỗ trợ nhà đầu tư thực

hiện tuần tự theo các bước để giải phóng mặt bằng cho dự án, để lại mặt bằng hoàn thiện cho nhà đầu tư. Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND huyện sẽ phối hợp phân bố lại khu vực tái định cư để Nhà đầu tư thực hiện tái định cư đối với hộ dân được giải

48

phóng mặt bằng. Các nhà đầu tư phải trả tồn bộ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cho nhân dân.

Nơng nghiệp, nơng thơn: Tỉnh đề ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư

vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thông áp dụng công nghệ cao. Giúp doanh nghiệp đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp.

Lao động: Cơ quan chuyên ngành liên kết với doanh nghiệp, hỗ trợ tuyển dụng

lao động chất lượng phù hợp, giúp doanh nghiệp kết nối vưới nguồn lao động để đào tạo kỹ năng, kiến thức.

3. Áp dụng mơ hình “hai ít, ba cao, bốn sẵn sàng”

Bên cạnh việc ưu đãi đầu tư và hỗ trợ, tỉnh cịn áp dụng mơ hình “hai ít, ba cao, bốn sẵn sàng” cho việc thu hút FDI vào tỉnh

Thứ nhất: “hai ít” có nghĩa là sử dụng ít đất, ít dùng lao động. Do đặc điêm địa lý có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất, tỉnh đã tập trung khuyến khích các dự án cơng nghệ cao, tiết kiệm đất và sử dụng ít lao động phổ thơng.

Thứ hai: “ba cao” có nghĩa là suất vốn đầu tư các dự án FDI cao, công nghệ cao và hiệu quả cao. Mục đích để mở rộng tính lan tỏa dự án, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, cũng như đóng góp và tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba: “bốn sẵn sàng” có nghĩa là sẵn sàng mặt bằng, sẵn sàng nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng cơ chế, cải cách thủ tục, chính sách ưu đãi, tận dụng tối đa chính sắc ưu đãi và phát luật, sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết mọi khó khăn.

Một, sẵn sàng về mặt bằng đầu tư: Hỗ trợ cơng tác giải phóng mặt bằng và đẩy

nhanh tiến độ thực hiện các KCN, cụm công nghiệp đã được phê duyệt chủ trương đầu tư có đủ quỹ đất, mặt bằng sạch đón đầu làn sóng đầu tư. Các KCN, cụm cơng nghiệp được đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông, khả năng cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc.

Hai, sẵn sàng về nhân lực: Chủ trương công tác đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới

Ba, sẵn sàng cải cách: Quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi

trường đầu tư, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính theo hướng “hỗ trợ và phục vụ”, xây dựng chính quyền kiến tạo và phục vụ, quyết tâm đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, lấy thước đo niềm tin, sự hài lòng của doanh nghiệp là mục tiêu cốt lõi để thúc đẩy phát triển kinh tế.

49

Bốn, sẵn sàng hỗ trợ: Tiếp tục tham mưu hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

cho các nhà đầu tư đã, đang và dự kiến đầu tư vào Bắc Ninh, thơng qua Mơ hình bắc sĩ doanh nghiệp, tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp, thực hiện tiếp nhận phản ánh kiến nghị tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính qua đường dây nóng.

2.4. Thực trạng thu hút vớn FDI của tỉnh Bắc Ninh

2.4.1. Tổng quan về tình hình thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Bộ, với môi trường kinh doanh thơng thống, vị trí giao thương thuận lợi, hạ tầng ngày càng hồn thiện. Bắc Ninh đang có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài

Bắc Ninh có tổng số 16 khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chinh, bổ sung: trong đó 10 khu cơng nghiệp đã đi vào hoạt động. Tỷ lệ lấp đầy của các doanh nghiệp của Tỉnh đạt hơn 80%, ngồi ra cùng với 26 cụm cơng nghiệp có tổng diện tích gần 9.000 ha, Bắc Ninh đang là địa phương sở hữu mặt bằng sản xuất lớn, để chào đón các nhà đầu tư tầm cỡ trong nước và quốc tế. Một vài khu công nghiệp nổi bật của tỉnh như: KCN Việt Nam – Singapore (VSIP Bắc Ninh), KVN Đại Đồng – Hoàn Sơn, KCN Quế Võ II, KCN Thuận Thành I, KCN Thuận Thành II, KCN Thuận Thành II, KCN Quế Võ I mở rộng, KCN Hanaka, KCN Việt Nam – Nhật Bản I, KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh, KCN Quế Võ III, KCN Từ Sơn.

Trong giai đoạn 2015 – 2021, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai mơ hình “Bác sĩ doanh nghiệp”, và “Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp” thành lập trung tâm hành chính cơng tỉnh Bắc Ninh, thực hiện phương án “4 tại chỗ”. Kết quả đạt được về thu hút FDI đang kể, năm 2015 trên địa bàn Tỉnh có hơn 700 dự án FDI với số vốn đăng kí khoảng 11,7 tỷ USD, thì đến năm 2020 tồn Tỉnh có tới 119 dự án FDI, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 334,8 triệu USD, năm 2021 toàn tỉnh Bắc Ninh đã thu hút đầu tư nước ngoài được 131 dự án, tổng vốn 1.204 triệu USD, là tỉnh duy trì top 10 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.

Bắc Ninh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư đến từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ có nền sản xuất cơng nghiệp tiên tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ…Trong đó các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ, xây dựng…Các dự án vốn FDI lớn tại Bắc Ninh như: dự án đầu tư sản xuất sản phẩm điện tử Tarry (Vietnam), Electronics Technology Co.,Ltd, dự án Công ty TNHH Công nghiệp Greatwin.

Về mặt kinh tế: FDI là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. FDI có ở 15 ngành nghề của tỉnh Bắc Ninh,

50

nhưng tập trung chủ yếu vào cơng nghiệp, nhờ đó tỷ trọng cơng nghiệp với với GRDP ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỷ trọng công nghiệp với với GRDP của tỉnh tăng 11,2%/năm, chiếm 5,3% trong 6,6% tăng trưởng kinh tế. FDI giúp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tăng. Theo số liệu từ Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2016,2020), tổng kim ngạch khu vực FDI năm 2016 đạt 22.600 triệu USD, chiếm hơn 99% tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là 38,905 triệu USD, trong đó khu vực doanh nghiệp FDI đạt 38.708,2 triệu USD, chiếm 99,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Năm 2021, kinh tế tỉnh Bắc Ninh đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khác nhau của đại dịch Covid- 19, đã duy trì mức tăng 4,38% quý I, tăng cao 11,71% quý II và 8,89% quý III và duy trì mức tăng 4,04% trong quý IV như đã nêu trên. Tính chung cả năm, GRDP của tỉnh vẫn đạt được mức tăng khá cao so với năm trước là 6,9% trong hồn cảnh khó khăn. Việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội và một số biện pháp cấp bách để chống dịch Covid-19 ở các cấp độ khác nhau đã ảnh hưởng đến mọi ngành kinh tế, trong đó một số ngành dịch vụ bị kéo thấp nhiều nhất. Trong tổng mức tăng chung GRDP: Khu vực cơng nghiệp - xây dựng có mức tăng cao nhất; tiếp theo là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm; nông, lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụ tăng thấp nhất, lần lượt tăng là 8,22%; 5,75%; 3,47%; 2,12%.

2.4.2. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo số dự án và nguồn vốn

Được nhắc tới là “thủ phủ công nghiệp”, Bắc Ninh nhiều năm qua đã lọt top các địa phương thu hút FDI nhiều nhất cả nước. Quy mô kinh tế của địa phương tiếp tục mở rộng, dùy trì tăng trưởng cao.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,7%/năm cao hơn so với cả nước, cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với 75,9%, quy mô kinh tế năm 2020 đạt 1,3 triệu tỷ đồng, gấp 2,07 lần năm 2015.Với vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng thu hút FDI, Bắc Ninh đã thu hút được 104 dự án mới với số vốn đăng ký hơn 920 triệu USD.

Bảng 2.8. Số dự án và vốn đăng ký tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2021 Năm Dự án được cấp Vốn đăng ký

(triệu USD)

Vốn thực hiện (triệu USD)

2015 135 3.574 1576,5

51 2017 176 3.490,8 4.101 2018 172 1.442,9 2.345,2 2019 254 1.696 1.527,9 2020 190 1.168 1.407,8 2021 131 1.204 1.507,8 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Những nỗ lực trên đã giúp Bắc Ninh thu được những kết quả tích cực trong thu hút vốn FDI. Cụ thể, từ năm 2015 đến năm 2020, Bắc Ninh đã thu hút được thêm 55 dự án FDI, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1.168 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 1.707 dự án FDI được cấp phép đầu tư (còn hiệu lực), lũy kế vốn dầu tư 20.155 triệu USD đến từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với các tập đồn kinh tế lớn, có uy tín và thương hiệu nổi tiếng tồn cầu như Samsung, Pepsico, Foxconn, Hanwha...; thu hút đầu tư trong nước đạt 59 nghìn tỷ đồng; thành lập mới 10.668 doanh nghiệp với tổng vốn 81 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong nhiệm kỳ đạt 427 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực.

Năm 2021 số dự án được cấp giảm do tình hình dịch bệnh, các doanh nghiệp bị đóng cửa hoặc lao động khơng có việc làm nhiều nên dự án được cấp mới giảm gần 15% nhưng số vốn đăng ký tăng 36 triệu USD (so với năm 2020) và 80 lượt góp vốn mua cổ phần.

2.4.3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành kinh tế

Bắc Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đơng thứ 22 về số dân số, với 1.462.945 người (2021). Năm 2021, quy mô GRDP (theo giá so sánh) đạt 133,6 nghìn tỷ đồng, gấp 23,8 lần năm 1997, chiếm 2,71% GDP cả nước, tăng 6,9% so với năm 2020. GRDP bình quân đầu người đạt 155,6 triệu đồng, đứng thứ 4 cả nước. Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ hóa, cơ sở giao thong đa dạng gồm cả đường bộ, đường sắt và đường không đều được đanh giá là tương đối đồng bộ so với các tỉnh khác trên cả nước. Chính vì vậy viêc thu hút FDI các ngành kinh tế Bắc Ninh chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo và một số ngành khác.

Bảng 2.9. Một số ngành kinh tế thu hút FDI giai đoạn 2015 – 2021 Ngành Số dự án được cấp phép Vốn đăng ký (triệu USD)

52

Chế tạo, chế biến 1.214 18.300,8

Phân phối điện 2 7,9

Xây dựng 59 1.53,9

Bán buôn, bán lẻ… 140 1.14,3

Vận tải kho bãi 26 295,2

Dịch vụ lưu trú, ăn uống 25 123

(Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Bắc Ninh) Bắc Ninh thu hút FDI theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chính vì vậy ngành thu hút FDI chủ yếu là: chế biến, chế tạo với 1.214 dự án cùng 18.300,8 triệu USD, ngành bán buôn bán lẻ với 140 dự án FDI cùng với 114,3 triệu USD và ngành xây dựng. Nổi bật trong đó là đầu tư FDI vào cơng nghiệp chế biến chế tạo, Bắc Ninh khiến khích đầu tư theo hướng “2 ít, 3 cao”. Việc thu hút FDI đã tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, nâng cao tay nghề người lao động, đồng thời cũng tạo nên môi trường cạnh tranh sản phẩm với các doanh nghiệp trong nước.

2.4.4. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác đầu tư

Cùng với những điều kiện như cơ sở hạ tầng hiện đại, đường xá thuận tiện cho việc đi lại, Bắc Ninh cịn thực hiện nhiều chính sách để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi như: đơn giản hóa thủ tục hành chính, khơng gây phiền hà. Với tinh thần “Quốc gia khởi nghiệp năm 2016”, tỉnh luôn tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài theo hướng chọn lọc các dự án chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với mơi trường. Giải phóng đất đai, cung cấp mặt bằng hợp tình hợp lý, được người dân ủng hộ khiến cho nhà đầu tư được yên tâm.

Bảng 2.10. Một số đối tác đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh tính đến 31/12/2021 Đối tác Số dự án được cấp phép Vốn đăng ký (triệu USD)

CHND Trung Hoa 247 640,7

Nhật Bản 96 1.499,2

Đài Loan 79 607,9

53

Singapore 45 3.535,8

Hồng Kông 91 712,5

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 16 254,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Bắc Ninh) Trong những đối tác đâu tư vào tỉnh Bắc Ninh thì Tung Quốc, Hàn Quốc và Singapore là ba đối tác quan trọng và hàng đầu tại Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)