nhập khẩu của Công ty
3.1.1. Cơ hội
Với lợi thế nằm ở trung tâm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế, thị trường logistics tại Việt Nam được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đánh giá đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi, tăng trưởng trở lại. Thực tế, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển khá nhanh, tăng trưởng bình quân hàng năm từ 12-15%, hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp logistics hoạt động chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Cả nước có 69 trung tâm logistics quy mơ lớn và vừa, phân bổ tập trung ở một số khu công nghiệp. Thời gian qua, các trung tâm này tiếp tục có sự chuyển đổi từ trung tâm logistics truyền thống sang trung tâm logistics thế hệ mới, áp dụng công nghệ 4.0.
Sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đã có kinh nghiệm để thích nghi với những khó khăn trong hai năm qua, do đó thời gian tới sẽ là cơ hội bứt phá mạnh mẽ của logistics. Ngành logistics Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, lĩnh vực logistics Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng sau đại dịch Covid-19.
Cụ thể, khi hoạt động thương mại điện tử tăng sẽ khiến logistics trở thành một lĩnh vực thu hút đầu tư và có nhiều cơ hội phát triển. Các hiệp định thương mại tự do FTA mới có hiệu lực sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi từ việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa
Ngồi ra, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng cao bất chấp đại dịch Covid – 19, năm 2021 đạt 668 tỷ USD, đó là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp logistics của Việt Nam phát triển.
3.1.2. Thách thức
Năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chi phí dịch vụ logistics tại Việt Nam còn khá cao. Bên cạnh đó, thiếu sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả giữa các
52
doanh nghiệp dịch vụ logistics với nhau và với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; quy mô và tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, năng lực cạnh tranh còn thấp, việc tiến ra thị trường nước ngoài chưa đáng kể; nguồn nhân lực làm dịch vụ logistics thiếu cả về số lượng, chất lượng và tính chuyên nghiệp...
Do vậy, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng 95%, nhưng đa số là các doanh nghiệp siêu nhỏ cung cấp các dịch vụ chưa có giá trị gia tăng cao. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics chưa chặt chẽ, kém hiệu quả.
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam mặc dù đã được đầu tư xây dựng và mở rộng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng ngành logistics nước ta. Cơ cấu cảng biển còn nhiều bất hợp lý. Hầu hết các cảng đều là bến tổng hợp và bến container chiếm số lượng ít. Ngồi ra, trong số các cảng của Việt Nam thì hầu hết là cảng nhỏ, số lượng cảng quốc tế chiếm số lượng rất ít
Thủ tục hải quan tuy đã từng bước đơn giản hóa và thực hiện hải quan điện tử, tuy nhiên hệ thống mạng hải quan điện tử chưa kết nối với các tổ chức thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước như thuế, kho bạc, ngân hàng,... Vì vậy, nhiều khâu vẫn phải thực hiện theo phương pháp thủ công dẫn tới ùn tắc, chậm chễ thời gian giấy tờ do khâu chuyển tiếp bàn giao chứng từ