Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 26 - 29)

8. Cấu trúc của luận án

1.2. LÝ LUẬN VỀ CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM NGHIỆP

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

a. sở địa l học: Cơ sở địa lý học là cơ sở khoa học về sử dụng hợp lý lãnh thổ dƣới góc nhìn của nhà địa lý về vấn đề tổ chức hợp lý lãnh thổ đáp ứng 3 tiêu chí: phù hợp về thích nghi sinh thái, đảm bảo hiệu quả KT, tính bền vững về xã hội và MT.

Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu cơ sở địa lý học cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ MT trong các hoạt động kinh tế nói chung và NLN nói riêng, trong đó hƣớng nghiên cứu CQ là hƣớng nghiên cứu tổng hợp đầy đủ và toàn diện nhất về các hợp phần cấu tạo nên các địa tổng thể theo cấu trúc đứng, cấu trúc ngang, cấu trúc thời gian và cấu trúc nhân tác. Vì vậy, có thể nói, c

sở địa l học cho phát triển NLN là việc xem xét quy luật cấu trúc lãnh thổ chi phối đến việc phân bố tài nguyên theo hệ thống đơn vị địa lý, từ đó lựa chọn các tập đồn cây trồng, vật ni thích hợp để bố trí trên từng đơn vị lãnh thổ sao cho vừa đem lại hiệu quả KTXH cao vừa bảo vệ đƣợc MT.

Trong phát triển NLN cần phải dựa vào các đặc trƣng tự nhiên, quỹ sinh thái của lãnh thổ và các yếu tố KTXH cũng nhƣ MT có liên quan nhƣ hiện trạng sử dụng tài nguyên đất cho NLN, hiện trạng MT nông nghiệp ở nông thôn, hiệu quả SXNLN, lao động, việc làm, khoa học cơng nghệ, quy hoạch phát triển KTXH nói chung và NLN nói riêng... Việc nghiên cứu tổng hợp cơ sở địa lý ở 3 góc độ tự nhiên, KTXH và MT để xác lập cơ sở khoa học nhằm đƣa ra đƣợc những định hƣớng phát triển NLN hợp lý và hƣớng đến một nền nông nghiệp sinh thái. Nền

nông nghiệp sinh thái không chỉ cung cấp lƣơng thực, thực phẩm sạch cho xã hội mà còn là một ngành bảo vệ MT sống, giảm hiệu ứng nhà kính, tăng độ đa dạng sinh học và tính bền vững cân bằng sinh thái. Nền nơng nghiệp sinh thái đƣợc tổ chức liên hồn gắn liền nhà ở với vƣờn sinh thái, tạo thành một hệ sinh thái thống nhất hài hòa giữa con ngƣời và tự nhiên, trong đó các chất thải đều đƣợc tái sử dụng, nhƣ phế thải của trồng trọt đƣợc dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và ngƣợc

lại, phế thải từ chăn nuôi đƣợc sử dụng làm phân bón cho trồng trọt... Nhƣ vậy, có thể tạo ra đƣợc một nền KTST với việc ứng dụng các chức năng và sự tái sinh của hệ sinh thái để tạo ra các nguồn nguyên liệu (tài nguyên) và năng lƣợng để sử dụng một cách hiệu quả.

b. Cảnh quan

Cảnh quan đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tuy nhiên cho đến nay, thuật ngữ CQ vẫn đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, có thể khái quát theo ba hƣớng sau:

- Quan niệm xem CQ là những cá thể địa lý không lặp lại trong không gian, là đơn vị cơ sở - đơn vị cấp thấp nhất trong phân vùng địa lý tự nhiên nhƣ các tác giả Ixatrenko A.G., Xolsev N.A., Kalexnik X.V...[56].

Theo Xolsev N.A. (1962), “Cảnh quan địa lý là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, có một kiểu địa hình, có một khí hậu đồng nhất và bao gồm một tập hợp dạng địa lý, chủ yếu và thứ yếu liên kết với nhau về mặt động lực và lặp lại một cách có quy luật trong không gian; tập hợp này chỉ thuộc riêng cho cảnh quan địa lý đó” 82].

Ixatrenko A.G. (1969) định nghĩa CQ là "là một phần riêng biệt về m t phát

sinh của một phần CQ, một đới CQ hay nói chung là của một đ n vị phân vùng lớn bất kỳ, đ c trưng bằng sự đồng nhất cả tư ng quan địa đới lẫn phi địa đới, có một cấu trúc riêng và một cấu t o hình thái riêng [48].

- Quan niệm CQ là đơn vị mang tính kiểu lo i, thể hiện sự phối hợp, thống nhất biện chứng của các hợp phần tự nhiên nhƣ một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên tƣơng đối đồng nhất, đƣợc xem xét không phụ thuộc vào phạm vi lãnh thổ phân bố. Những nhà khoa học theo quan niệm này Markov, Perelman, Gvozdexki N.A., Nikolaiev V.A. … [56]

Theo Nikolaiev V.A. (1979), CQ là tổng thể lãnh thổ tự nhiên có tính kiểu lo i

và hệ thống phân vị của phân lo i CQ gồm Ngành - Hệ - Ph hệ - Lớp - Ph lớp - Nhóm - Kiểu - Ph kiểu - H ng - Ph h ng - Lo i - Thể lo i hình thái (Ph lo i) [82]

- Quan niệm CQ là một khái niệm chung có thể dùng cho mọi đơn vị phân loại và phân vùng các tổng hợp thể tự nhiên ở các cấp khác nhau nhƣ Kuznhesov P.X., Prokaev V.I., Armand D.L.… 56].

D.L. Armand cho rằng: “Tổng thể lãnh thổ (khu vực) tự nhiên là phần lãnh

thổ hay khu vực được phân chia một cách ước lệ bằng các ranh giới thẳng đứng theo nguyên tắc đồng nhất tư ng đối và các ranh giới nằm ngang theo nguyên tắc

“tổng thể lãnh thổ hay khu vực tự nhiên rất dài”, tuy chính xác nhƣng không thuận tiện khi dùng riêng nên có thể thay nó bằng thuật ngữ ngắn gọn, đồng nghĩa là “cảnh quan” [5].

Với 3 quan niệm nói trên thì trong nghiên cứu địa lý phục vụ phát triển NLN, CQ đƣợc xem xét nhƣ đơn vị phân loại và đơn vị cá thể nhằm phát hiện ra quy luật phân hóa trong hệ thống phân vị thể hiện tính chặt chẽ về cấu trúc và động lực phức tạp của hệ thống tự nhiên.

c. Hệ kinh tế sinh thái và mơ hình hệ kinh tế sinh thái * Hệ kinh tế sinh thái:

Hệ KTST là một hệ thống cấu trúc, chức năng bao gồm các hợp phần tự nhiên và KTXH có mối quan hệ bên trong và bên ngồi thơng qua dịng vật chất - năng lƣợng - thông tin - tiền tệ, thực hiện các chức năng KTST nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vật chất, nơi ở và các nhu cầu về tinh thần của con ngƣời [88].

* Mơ hình hệ kinh tế sinh thái

- Khái niệm: Mơ hình hệ KTST là một hệ KTST cụ thể đƣợc thiết kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định [88].

- Các ngun tắc xây dựng mơ hình hệ KTST:

+ Nguyên tắc cấu trúc - chức năng: Khi xây dựng mơ hình phải hƣớng tới sự tập trung các chức năng chủ yếu của hệ KTST đƣợc nghiên cứu.

+ Nguyên tắc kinh tế - sinh thái: Mơ hình phải có tính khả thi, khơng chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà cịn phải gìn giữ và bảo vệ MT; quy mơ của mơ hình phải phù hợp với cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trƣờng. Ở giai đoạn đầu, khơng nên đƣa ra các mơ hình có quy mơ rộng lớn cho cả một vùng rộng lớn mà chỉ có thể làm ở 2 mức: hộ gia đình và cộng đồng cấp thơn bản.

+ Mục tiêu của mơ hình phải đạt đƣợc là ổn định, nâng cao năng suất lao động, cải thiện MT, đảm bảo khả năng tự điều chỉnh, tự phát triển của toàn bộ hệ thống [98].

d. ác hu ện ven biển:

Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa đất liền và biển có sự đa dạng về chức năng và hình thái, động lực và khơng bị quy định nghiêm ngặt về ranh giới khơng gian nên khơng có ranh giới tự nhiên chính xác cho khu vực ven biển. Về mặt địa chất, vùng ven biển đƣợc đặc trƣng bởi sự bồi tụ dọc theo dải đất gần bờ. Điều đó phụ thuộc vào trầm tích từ sơng hay từ biển, chiều rộng của bờ, sự di chuyển trầm tích... Tích tụ là hoạt động địa chất chính tạo thành hình dạng bờ biển, nhƣng sự tác động của con ngƣời ngày càng tăng đã làm thay đổi hình thái vùng ven biển [143].

Trong Quyết định phê duyệt chiến lƣợc quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam số 43/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam ký ngày 29/10/2008 đã định nghĩa: "Vùng bờ Quảng Nam đƣợc xác định bao gồm 6 hu ện

và thành phố ven biển là Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình,

Núi Thành và cụm đảo Cù Lao Chàm. "

Nhƣ vậy, lãnh thổ các hu ện ven biển tỉnh Quảng Nam đƣợc sử dụng trong luận án có đầy đủ các đặc trƣng của một vùng ven biển và đã đƣợc xác định theo văn bản pháp lý của UBND Tỉnh Quảng Nam gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện là Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 26 - 29)