Phân vùng cảnh quan ở địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 86 - 92)

8. Cấu trúc của luận án

2.2. SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

2.2.2. Phân vùng cảnh quan ở địa bàn nghiên cứu

2.2.2.1. Cơ sở phân vùng cảnh quan

Phân vùng đƣợc xem là một phƣơng pháp tổng hợp có tính hệ thống, phổ biến trong các khoa học bộ phận của địa lý cũng nhƣ trong khoa học CQ. Mỗi một vùng CQ có tính tồn vẹn lãnh thổ, một vị trí địa lý riêng biệt và có sự thống nhất nội tại các quá trình địa lý tự nhiên cũng nhƣ tập hợp các hợp phần cấu tạo nên CQ [39]. Việc phân vùng CQ cho quy hoạch phát triển NLN là rất quan trọng để có thể có những định hƣớng đề xuất các mơ hình hệ KTST hợp lý cho từng TVCQ nhằm phát triển NLN một cách bền vững.

a. Phư ng pháp phân vùng

Phân vùng chính là sự phân chia ra những địa tổng thể cá biệt, có ranh giới khép kín và khơng lặp lại trong không gian. Giữa phân vùng và phân loại CQ có mối quan hệ nhất định. Một vùng hay TVCQ thƣờng chứa nhiều đơn vị CQ cùng một loại và ngƣợc lại, nhiều loại CQ sẽ lấp đầy một vùng hay TVCQ. Nhƣ vậy, có thể nói phân vùng vừa thể hiện sự phân hóa, vừa thể hiện tính liên kết lãnh thổ thơng qua tính địa đới và phi địa đới trong cấu trúc CQ [39].

Phân vùng CQ chủ yếu dựa trên sự phân tích, xác định sự phân hóa các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành các đơn vị CQ nhƣ khí hậu, địa chất, địa hình, thổ nhƣỡng, thảm thực vật, hoạt động nhân sinh... Vì vậy, việc phân vùng CQ ở đây đƣợc tiến hành chủ yếu theo phƣơng pháp phân vùng từ dƣới lên, tức là nhóm các loại CQ thành TVCQ.

b. Nguyên tắc phân vùng

Trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu [36, 39, 91...], những nguyên tắc chính đƣợc sử dụng trong phân vùng CQ ở lãnh thổ nghiên cứu nhƣ sau:

- Nguyên tắc khách quan:

Khi phân vùng phải tơn trọng tính khách quan của lãnh thổ nghiên cứu dựa vào việc nghiên cứu các quy luật phân hóa lãnh thổ nhƣ quy luật địa đới và phi địa đới (đai cao, địa ơ)... Do đó, các địa tổng thể tự nhiên tồn tại một cách khách quan. Việc tuân thủ theo nguyên tắc khách quan sẽ đảm bảo đƣợc tính khoa học trong việc xây dựng hệ thống phân vị và lựa chọn đƣợc các chỉ tiêu phân vùng cho các cấp phân vị, trong việc phát hiện ranh giới các địa đổng thể, tránh đƣợc tính chủ quan, tùy tiện trong khi xây dựng bản đồ phân vùng CQ.

- Nguyên tắc phát sinh:

Tác động của các nhân tố địa đới và phi địa đới đã tạo nên sự phân hóa lãnh thổ theo các cấp phân vị và sự phân hóa này là kết quả của những tác động qua lại rất phức tạp trong quá trình phát triển của CQ. Mỗi một vùng CQ đều có lịch sử địa lý riêng đƣợc hình thành với sự tác động của các quy luật địa đới và phi địa đới khác nhau. Vì vậy, khi phân vùng CQ phải áp dụng nguyên tắc phát sinh hay nguyên tắc lịch sử của cả lãnh thổ và các đơn vị CQ riêng biệt. Nguyên tắc này giúp xác định các quy luật phân hóa lãnh thổ, nguyên nhân hình thành và phát triển của các đơn vị CQ.

- Nguyên tắc đồng nhất tư ng đối:

Ranh giới phân hóa các điều kiện tự nhiên khơng phải là một đƣờng mà là một dải. Vì vậy, sự hình thành các đơn vị CQ vừa có tính cá thể, vừa có tính kiểu loại nên sự đồng nhất trong vùng không phải là tuyệt đối mà chỉ là tƣơng đối. Vì vậy, khi cấp phân vị càng cao, lãnh thổ càng rộng thì mức độ đồng nhất càng ít do dựa vào các chỉ tiêu khái quát hơn. Ngƣợc lại, với các cấp phân vị càng thấp, lãnh thổ càng hẹp thì cần dựa vào các chỉ tiêu cụ thể và chi tiết nên mức độ đồng nhất càng cao.

- Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ:

Nguyên tắc này đảm bảo tính tồn vẹn khơng thể chia cắt đƣợc của một cấp phân vị trong phân vùng CQ - xuất phát từ tính cá thể của chúng. Các địa tổng thể

đƣợc hình thành là do kết quả tác động tƣơng hỗ của các nhân tố khác do không lặp trong khơng gian và thời gian. Vì vậy, mỗi địa tổng thể phải có ranh giới khép kín phân biệt h n với các địa tổng thể lân cận, mỗi địa tổng thể không bao gồm các bộ phận rời rạc tách biệt về mặt lãnh thổ. Nếu có những địa tổng thể giống nhau về các điều kiện tự nhiên nhƣng lại khơng cùng lãnh thổ thì chúng ta có thể gộp chúng lại theo một kiểu, một loại. Theo nguyên tắc này thì tiến hành phân vùng cần phát hiện các đơn vị CQ có ranh giới khép kín và không lặp lại trong không gian.

Trong các ngun tắc trên, tính thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ đƣợc coi là nguyên tắc quan trọng nhất để tạo nên các TVCQ.

c. Hệ thống phân vị

Khi nghiên cứu CQ lãnh thổ các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam, sự phân hóa về các yếu tố sinh thái CQ chỉ xem xét trong phạm vi nội bộ vùng nên cấp phân vị cao nhất đƣợc sử dụng ở đây là cấp tiểu vùng. Cấp TVCQ đƣợc tổng hợp từ các loại CQ phân bố gần nhau và liên kết nhau về mặt lãnh thổ, có cùng chức năng trong định hƣớng sử dụng cho phát triển NLN.

d. Chỉ tiêu phân vùng

Trong phân vùng CQ ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam, yếu tố trội đặc trƣng đƣợc lựa chọn để làm cơ sở cho việc phân ra các TVCQ là sự khác nhau về nền tảng vật chất rắn trong đó có hƣớng đến cùng chức năng sử dụng cho NLN. Sự khác nhau này mang tính chất tƣơng đối và chỉ xét trong khuôn khổ của công tác nghiên cứu CQ cho phát triển NLN ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam.

2.2.2.2. Kết quả phân vùng cảnh quan

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của Phạm Hoàng Hải và cộng sự (1997), có thể coi lãnh thổ các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam thuộc 2 vùng CQ đồng bằng Quảng Nam - Quảng Ngãi và gò đồi Quảng Nam - Quảng Ngãi [36]. Từ đó, dựa vào những cơ sở lý luận về phân vùng CQ nhƣ đã phân tích ở trên để tiếp tục xác định sự phân hóa lãnh thổ đến cấp TVCQ nhƣ ở hình 2.12. Trong mỗi TVCQ đều có những tính chất và hàm chứa những tiềm năng riêng biệt cho sự phát triển NLN với những đặc điểm và chức năng chủ yếu đƣợc thể hiện trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. c điểm và chức năng của các tiểu vùng cảnh quan TT hiệu Tên TVCQ Đặc điểm Chức năng 1 I Đồi núi Duy Xuyên

Nằm về phía Tây Nam của huyện Duy Xuyên, có

To<25oC, R > 2.500mm và < 2 tháng khô. Các loại đất chủ

yếu trong tiểu vùng là Fa, Fq, Fs, Fp, Fe, Xa, X… Thảm thực vật chỉ có rừng phịng hộ và rừng đặc dụng. Trong tiểu vùng gồm các loại CQ 1, 3, 4, 7 - 11, 13 - 17, 20 - 22, 23, 26, 27, 30 với tổng diện tích là 12.185,8 ha chiếm 7,7% tổng diện tích tự nhiên. Lâm nghiệp phịng hộ và khoanh ni bảo vệ 2 II Đồi núi Thăng Bình

Nằm về phía Tây Nam của huyện Thăng Bình có To<25oC, R > 2.500mm và < 2 tháng khô. Ở đây có các loại đất Fa, Fs và D. Thảm thực vật chủ yếu là rừng phòng hộ và một ít diện tích rừng trồng. Trong tiểu vùng có các loại CQ 3 - 5, 24 - 27, 83 với tổng diện tích là 3.779,2 ha; chiếm 2,4 tổng diện tích tự nhiên.

3 III

Đồi núi Núi Thành

Nằm về phía Tây Nam của huyện Núi Thành, có To<25oC,

R>2.500mm và <2 tháng khơ. Các loại đất trong tiểu vùng gồm Fa, Fs, Fp, Py, Pf và D. Thảm thực vật chủ yếu là rừng phòng hộ, cây lâu năm (cao su) và cây hàng năm ở thung lũng. Ở đây gồm loại CQ 1 - 3, 5, 6, 9 - 14, 17 - 19, 25, 30 - 36, 40, và 83 với tổng diện tích là 28.878,2 ha, chiếm 18,2 tổng diện tích tự nhiên.

4 IV Đồng bằng xen đồi Duy Xuyên

Nằm về phía Tây Bắc của huyện Duy Xuyên, có To>25oC,

R: 2.000 - 2.500mm và 2 - 4 tháng khơ. Trong tiểu vùng có các loại đất Fs, Fp, Fq, Fe, Xa, X, B, D, Pbc, Pg, Fl và E. Thảm thực vật chủ yếu là cây hàng năm, rừng trồng sản xuất và một ít diện tích rừng trồng phòng hộ. Ở đây gồm các loại CQ 26, 28, 29, 37, 38, 39, 44 - 50, 52, 63, 66, 70, 78 với tổng diện tích là 6.483,3 ha, chiếm 4,1 tổng diện tích tự nhiên. Nông - lâm kết hợp 5 V Đồng bằng xen đồi Thăng Bình

Tiểu vùng này nằm ở vùng trung tâm huyện Thăng Bình,

có To>25oC, R: 2.000 - 2.500mm và 2 - 4 tháng khơ. Trong

tiểu vùng có các loại đất Fa, Fs, Fp, X, B, Fl, D, Pbc và E. Thảm thực vật chủ yếu là cây hàng năm, rừng trồng và một ít diện tích rừng phịng hộ. Ở đây gồm các loại CQ 41 - 46, 49 - 54, 56 - 59, 61, 66, 69, 75, 83 với tổng diện tích là

6 VI Đồng bằng nội đồng Điện Bàn - Duy Xuyên

Tiểu vùng này nằm về phía Tây của huyện Điện Bàn và

kéo dài đến trung tâm của huyện Duy Xuyên, có To

>25oC, R: 2.000 - 2.500mm và 2 - 4 tháng khô. Trong tiểu vùng có các loại đất D, Pf, Pg, Pc, Pbc với thảm thực vật chủ yếu là cây hàng năm và và một ít diện tích rừng trồng phòng hộ. Ở đây gồm các loại CQ 41, 46, 47, 50, 60, 62 - 64, 70, 73 - 75, 80, 81, 83 với tổng diện tích là 24.807,2 ha, chiếm 15,6 tổng diện tích tự nhiên.

Nơng nghiệp 7 VII Đồng bằng ven biển Điện Ngọc - Duy Hải

Đây là tiểu vùng chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam từ Điện Ngọc (Điện Bàn) cho đến Duy Hải (Duy Xuyên), có

To>25oC, R: 2.000 - 2.500mm và 2 - 4 tháng khô. Trong

tiểu vùng phổ biến là đất cát (C, Cc), Sp2M, M, Mm. Diện tích đất nơng nghiệp ít với thảm thực vật chủ yếu là cây hàng năm và rừng trồng phòng hộ, rừng ngập mặn phân bố ở vùng cửa sông Thu Bồn. Ở đây gồm các loại CQ 52, 63, 69 - 75, 77 - 81 và 83 với tổng diện tích là 15.420,6 ha, chiếm 9,7 tổng diện tích tự nhiên.

Nơng - ngƣ - lâm nghiệp phòng hộ kết hợp du lịch 8 VIII Đồng bằng ven biển Bình Dƣơng - Tam Nghĩa

Đây là tiểu vùng có diện tích lớn nhất nằm về phía Đơng Nam khu vực nghiên cứu và chạy theo hƣớng Tây Bắc -

Đơng Nam, có To

>25oC, R: 2.000 - 2.500mm và 2 - 4 tháng khô. Trong tiểu vùng phổ biến là đất cát (C, Cc), Fp, X, Pf, Py, Pbc, P/c, Sp2M, M, Mm. Thảm thực vật chủ yếu là cây hàng năm và rừng trồng phòng hộ, ở vũng An Hịa có một ít diện tích rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Ở đây gồm các loại CQ 42, 43, 45, 46, 50 - 52, 55 - 61, 63, 64, 66, 68 - 78, 80 - 83 với tổng diện tích là 50.883,9 ha, chiếm 32,0 tổng diện tích tự nhiên.

Nơng - ngƣ - lâm nghiệp phịng hộ TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam có thể rút ra một số kết luận nhƣ sau:

- Giữa các nhân tố thành tạo CQ ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trong một thể thống nhất. Chính sự phân hóa về địa chất, địa hình, khí hậu và sự đa dạng về thổ nhƣỡng, sinh vật... đã tạo ra phân hóa CQ. Bên cạnh đó, dân cƣ với các hoạt động KTXH cũng là những

nhân tố song song cùng tồn tại, tác động qua lại với các thành phần tự nhiên, góp phần làm phân hóa và biến đổi CQ hiện tại ngày càng nhiều.

- Dựa vào hệ thống phân loại gồm 7 cấp: Hệ CQ - Phụ hệ CQ - Kiểu CQ - Lớp CQ - Hạng CQ - Loại CQ - Dạng CQ và trong mỗi cấp đều có các chỉ tiêu phân loại cụ thể, lãnh thổ nghiên cứu đƣợc xác định nằm trong hệ CQ nhiệt đới gió mùa Đơng Nam Á, phụ hệ nhiệt đới gió mùa nóng ẩm khơng có mùa đơng lạnh, kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới với 3 lớp CQ (núi, đồi, đồng bằng) và 9 hạng CQ. Sự kết hợp giữa nền tảng nhiệt - ẩm với nền tảng dinh dƣỡng và vật chất rắn đã hình thành 83 loại CQ khác nhau, trong đó có 1 loại CQ trên đất phi nông nghiệp.

- Nền tảng vật chất rắn là yếu tố trội đƣợc dùng làm cơ sở để phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành 8 TVCQ. Mỗi tiểu vùng đều chứa đựng các chức năng nhất định và là tiền đề để đề xuất các mơ hình hệ KTST nhằm phát triển NLN một cách bền vững ở lãnh thổ nghiên cứu.

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM

3.1. PHÂN NHÓM LOẠI CẢNH QUAN THEO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHO NÔNG - LÂM NGHIỆP

Để đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho NLN có tính khả thi cao liên quan chặt chẽ với hiện trạng sử dụng đất và quản lý đất đai, đồng thời tránh lãng phí cơng sức và thời gian trong nghiên cứu, đánh giá CQ thì cần phân nhóm loại CQ theo khả năng sử dụng cho NLN.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ sở địa lý cho phát triển nông lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh quảng nam (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)